Doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị cho công cụ thu gom, tái chế bắt buộc như thế nào? (Phần 4)
Phát triển thị trường nguyên vật liệu thứ cấp, tạo đầu ra cho tái chế là động lực quan trọng thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế.
Thay vì bị vứt bỏ ra môi trường, vỏ hộp giấy đựng đồ uống đang được thu gom, tái chế một cách hiệu quả, tạo thêm thu nhập cho lực lượng đồng nát, ve chai và thu gom rác thải dân lập, thông qua một dự án của Tetra Pak và PRO Việt Nam.
Ra mắt vào năm 1952, vỏ hộp giấy đựng sữa và đồ uống được xem như một giải pháp bao bì mang tính đột phá của tập đoàn Tetra Pak. Loại bao bì này nhẹ và bền hơn chai thủy tinh, lại có khả năng bảo quản đồ uống tốt hơn, từ đó tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đồ uống.
Đây là loại bao bì tương đối phức tạp, với cấu tạo gồm 6 lớp với 3 vật liệu chính là giấy, nhựa và nhôm. Do đó, việc tái chế vỏ hộp sữa giấy rất khó, đặc biệt với tình trạng rác thải chưa được phân loại, phế liệu dính nhiều tạp chất như ở Việt Nam.
Tuy nhiên, vỏ hộp giấy cũng là có tiềm năng tái chế rất cao, với 100% thành phần đều có thể tái sản xuất trở thành các sản phẩm có chất lượng tốt. Ngược lại, nếu không được thu gom và xử lý triệt để, loại bao bì này tiềm ẩn nhiều nguy cơ về ô nhiễm môi trường.
Tại Việt Nam, vỏ hộp giấy đựng đồ uống được ứng dụng rộng rãi bởi nhiều thành viên thuộc Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) như TH Truemilk, Nestlé, NutiFood…
Tetra Pak Việt Nam, với vai trò là một thành viên của PRO Việt Nam, hướng đến cam kết tái chế 100% bao bì của tất cả các thành viên đến năm 2030, trong thời gian qua đã có nhiều hoạt động tích cực hướng tới thu gom và tái chế vỏ hộp sữa giấy. Một số giải pháp đã được Tetra Pak Việt Nam triển khai, bước đầu đem đến kết quả khả quan, có thể kể đến như đầu tư vào nhà máy tái chế của Giấy Đồng Tiến; hợp tác với Lagom để thu gom và tái chế thành nhiều sản phẩm hữu ích…
Tiếp nối những thành công bước đầu cũng như hướng tới thực thi công cụ chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR – dự kiến áp dụng cho ngành hàng bao bì kể từ năm 2024), một dự án đã được triển khai thí điểm từ tháng 4/2022 tại TP.HCM.
Dự án dựa trên một nghiên cứu khả thi đã được tập đoàn BVRio thực hiện vào năm 2020 nhằm tìm hiểu thực trạng thu gom, tái chế vỏ hộp giấy đựng đồ uống tại Việt Nam và Ấn Độ.
Nghiên cứu đưa ra một phát hiện quan trọng là nhóm thu gom rác thải phi chính thức, bao gồm đồng nát, ve chai và lực lượng thu gom rác dân lập đang đóng một mắt xích quan trọng trong bức tranh thu gom vỏ hộp giấy đựng đồ uống. Do đó, nếu thiết kế các dự án không tính đến lực lượng này, nỗ lực bảo vệ môi trường có thể sẽ tạo ra tác động tiêu cực tới sinh kế của họ.
Từ đó, Circular Action, một thành viên của tập đoàn BVRio đã cùng Tetra Pak và PRO Việt Nam đề ra thu gom 3 nghìn tấn vỏ hộp giấy đựng đồ uống đã qua sử dụng tại TP.HCM. Dự án vận hành thông qua ứng dụng công nghệ của Circular Action, với khoản tài trợ cố định của Tetra Pak và khoản tài trợ không cố định của PRO Việt Nam.
Trong đó, khoản tài trợ của Tetra Pak sẽ được sử dụng để chi trả cho kiểm toán, chi phí hành chính cũng như kinh phí hoạt động cho BVRio, còn PRO Việt Nam đóng góp để hỗ trợ nâng cao quyền lợi, thu nhập cho các bên trong chuỗi giá trị, bao gồm từ nhà tái chế cho đến vựa phế liệu và lực lượng thu gom rác thải phi chính thức.
Tại sự kiện họp mặt của các thành viên PRO Việt Nam vừa qua, ông Eliseo Barcas, Giám đốc điều hành Tetra Pak Việt Nam, cho biết, dự án đặt mục tiêu đến năm 2023 sẽ đạt được con số là 3.350 tấn vỏ hộp giấy đựng đồ uống được thu gom, tái chế đúng cách. Hoạt động thu gom, tái chế cũng sẽ thuận lợi hơn nhờ vào những nỗ lực tối ưu logistics.
Bước đầu thực hiện, dự án vấp phải một số khó khăn. Tuy nhiên, ông Barcas cho biết, Tetra Pak cũng như các đối tác đang áp dụng chiến lược “mở rộng và đào sâu” để một mặt gắn kết chặt chẽ hơn nữa mối liên kết giữa dự án với vựa phế liệu, đơn vị thu gom, đồng thời tìm kiếm hướng tái chế bổ sung cho vỏ hộp sữa giấy.
“Sau quá trình thử nghiệm, mô hình này đã chứng tỏ tính khả thi, chúng ta có thể tiếp tục mở rộng mô hình cho các loại vật liệu khác, để thực thi tốt tỷ lệ 15% bao bì (áp dụng cho bao bì giấy hỗn hợp) phải được thu gom, tái chế vào năm 2024 đối với ngành hàng bao bì theo cơ chế EPR”, Giám đốc Tetra Pak nhấn mạnh.
Phát triển thị trường nguyên vật liệu thứ cấp, tạo đầu ra cho tái chế là động lực quan trọng thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế.
Thay đổi thiết kế, quy trình sản xuất theo hướng tuần hoàn là hàm ý của công cụ chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR).
Đầu tư vào các dự án thu gom, tái chế là giải pháp quan trọng để nâng cao tỷ lệ rác thải nhựa được thu gom, xử lý đúng cách.
Truyền thông, giáo dục, lan tỏa thông điệp chung tay vì một Việt Nam xanh – sạch – đẹp, hướng tới thay đổi nhận thức, hành vi người tiêu dùng là bước đi đầu tiên của nhóm doanh nghiệp ngành hàng bao bì chuẩn bị cho thực thi công cụ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR).
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.