Tiêu điểm
Nhân tố quyết định kết quả hoạt động của ngành sản xuất
Áp lực lạm phát tiếp tục gia tăng, khi cả chi phí đầu vào và giá cả đầu ra tăng với mức độ cao nhất trong vòng hơn nửa năm qua.
Ông Andrew Harker, Giám đốc kinh tế tại IHS Markit, nhận định dù lĩnh vực sản xuất của Việt Nam vẫn ghi nhận tăng trưởng trong tháng 11, làn sóng đại dịch Covid-19 mới đang phủ bóng lên triển vọng ngắn hạn của các công ty.
Niềm tin kinh doanh giảm so với tháng trước, trong khi những lo lắng về tình trạng sức khỏe cộng đồng tiếp tục khiến công nhân không muốn trở lại nhà máy, từ đó hạn chế khả năng tăng sản lượng của các công ty.
"Do đó, độ dài và mức độ trầm trọng của làn sóng lây nhiễm hiện nay sẽ là nhân tố quan trọng quyết định kết quả hoạt động của ngành sản xuất vào cuối năm nay và đầu năm sau", ông nhấn mạnh.
Cụ thể, chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam đã tăng lên mức 52,2 điểm trong tháng 11 so với 52,1 điểm trong tháng 10, cho thấy các điều kiện kinh doanh cải thiện tháng thứ hai liên tiếp.
Số lượng đơn đặt hàng mới cũng ghi nhận tăng tháng thứ hai liên tiếp, khi các hạn chế do đại dịch trong những tháng gần đây đã thúc đẩy nhu cầu trong lĩnh vực sản xuất. Đáng chú ý, tốc độ tăng nhanh và mạnh nhất kể từ tháng 4/2021.
Trong khi đó, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng khiêm tốn do Covid-19 tiếp tục kìm hãm thương mại quốc tế.
Số lượng đơn đặt hàng mới tăng và mức độ hạn chế đã giảm đi so với thời gian trước giúp các nhà sản xuất có thể tiếp tục tăng sản lượng, IHS phân tích. Dù vậy, mức độ tăng chưa như kỳ vọng khi một số công ty cho biết tình trạng thiếu hụt lao động đã làm hạn chế sản xuất.
Một số người trả lời khảo sát cho biết công nhân đã lo lắng về đại dịch, và do đó ngần ngại không muốn trở lại làm việc, khiến các nhà sản xuất khó tăng được lực lượng lao động để đáp ứng khối lượng công việc tăng.
Việc làm tiếp tục giảm đáng kể, kéo dài chu kỳ giảm thành 6 tháng, khiến lượng công việc tồn đọng tăng tháng thứ ba liên tiếp.
Những lo lắng về đại dịch cũng làm ảnh hưởng đến niềm tin của các nhà sản xuất, khi tâm lý kinh doanh đã giảm so với tháng 10. Dù vậy, các công ty vẫn lạc quan rằng sản lượng sẽ tăng trong năm tới khi hy vọng tình trạng sức khỏe cộng đồng sẽ cải thiện.
Giá dầu và chi phí vận tải tăng, cộng với tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu, đã khiến giá cả đầu vào tiếp tục tăng trong tháng 11, với tốc độ tăng nhanh nhất kể từ tháng 4/2021.
Điều này cũng đúng với giá cả đầu ra khi chỉ số này đã tăng nhanh hơn nhiều so với tháng 10, do các công ty chuyển giao gánh nặng chi phí sang cho khách hàng.
Dữ liệu chỉ số phản ánh những khó khăn trong việc mua hàng hóa đầu vào, cho thấy thời gian giao hàng của nhà cung cấp tiếp tục bị kéo dài đáng kể. Tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu, sự suy giảm năng lực của khâu chuyển hàng và những khó khăn trong hoạt động vận tải do đại dịch Covid-19 đã làm kéo dài thời gian giao hàng.
Tuy nhiên, lần suy giảm hoạt động này là nhẹ nhất trong sáu tháng qua.
Theo dữ liệu từ IHS, dịch chuyển PMI tại Việt Nam giống như xu hướng chung của khu vực sản xuất ASEAN trong tháng 11, trừ Myanmar, với cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều tiếp tục tăng.
Sản xuất công nghiệp hồi phục rõ nét
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.