Vị thế chuỗi cung ứng của Trung Quốc và Việt Nam nhìn từ nhà máy Lego
Việt Nam không thể thay thế vai trò “công xưởng của thế giới” của Trung Quốc, do đó cần tìm ra công thức riêng để thu hút đầu tư.
Là một trong những tập đoàn lớn nhất của Đan Mạch, cuối năm 2022, LEGO đã bắt đầu khởi công xây dựng nhà máy trung hòa carbon đầu tiên trên thế giới tại Bình Dương. Tuy nhiên, một trong những vấn đề khiến tập đoàn này còn nghi ngại đó là hiện tượng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra hết sức phổ biến ở Việt Nam.
Theo ông Troels Jakobsen, Tham tán thương mại, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam, LEGO là một trong những Tập đoàn lớn nhất của Đan Mạch. Tại Việt Nam, LEGO được nhiều người biết đến khi xây dựng nhà máy sản xuất có trị giá 1 tỷ USD tại Bình Dương.
Đây là nhà máy trung hòa carbon đầu tiên tại Việt Nam. Theo dự kiến, LEGO sẽ sản xuất những sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2024. Sản phẩm từ nhà máy này sẽ dùng để cung cấp cho toàn bộ thị trường châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.
Khi đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam, Tập đoàn Lego rất tin tưởng môi trường đầu tư lành mạnh tại Việt Nam. Tuy nhiên, đi cùng với đó, Tập đoàn LEGO đang phải đối mặt với một số vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ khi số lượng những sản phẩm vi phạm quyền tại Việt Nam ngày một gia tăng.
Theo thống kê của Tập đoàn LEGO, chỉ trong quý I/2023, tập đoàn phối hợp với các cơ quan chức năng đã phát hiện và tháo gỡ 5.339 đường dẫn (link) sản phẩm xâm phạm sở hữu trí tuệ trên 4 sàn thương mại điện tử lớn, bao gồm: Shopee, Lazada, Tiki và Sendo.
Theo chia sẻ của ông Đỗ Việt Tùng, Trưởng Phòng Đối ngoại của Tập đoàn LEGO tại Việt Nam, nhiều sản phẩm của Lego gặp phải tình trạng vừa mới tung ra 1-2 tháng, tại thị trường Việt Nam đã xuất hiện hàng giả, hàng nhái, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp cũng như quyền và lợi ích của người dùng. Sản phẩm mới của hãng Wildflower (Hoa dại) vừa được ra mắt vào tháng 2 năm nay là một ví dụ điển hình.
Theo Tạp chí Công thương, nhằm chuẩn bị cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, mới đây, ngày 14/6 vừa qua, Tham tán thương mại, Đại sứ quán Đan Mạch, Tập đoàn LEGO và Công ty Luật Rouse (đại diện sở hữu trí tuệ Tập đoàn LEGO tại Việt Nam) đã có buổi làm việc với Tổng cục trưởng Tổng cục quản lý thị trường Trần Hữu Linh về vấn đề quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ.
Đây là lần thứ hai kể từ tháng 4/2023, Tổng cục quản lý thị trường tiếp Tập đoàn LEGO và Công ty Luật Rouse. Điều này thể hiện sự quan tâm, lo lắng của Tập đoàn LEGO đối với hiện tượng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra rất phổ biến ở Việt Nam, đồng thời cũng thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm của lực lượng chức năng trong việc tăng cường phòng chống các gian lận thương mại đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường, trong đó có sản phẩm của LEGO.
Tập đoàn LEGO bày tỏ sự mong chờ đối với hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng tại Việt Nam. Ví dụ: bản quyền đóng gói, lắp ghép hình mẫu, hình nhân nhỏ trong các bộ đồ chơi của hãng.
Hiện tại, LEGO cũng đang gặp phải những thách thức trong việc thực thi liên quan đến chủ sở hữu quyền. Vì vậy, tập đoàn mong muốn được phối hợp với các cơ quan chức năng của Việt Nam trong việc xây dựng cơ sở pháp lý trong thực thi quyền tác giả.
Thêm vào đó, theo bà Zhen Yi Ng, Cán bộ quản lý cấp cao của Tập đoàn LEGO tại Singapore, các sản phẩm của LEGO điển hình thường không bị xâm phạm nhãn hiệu mà bị xâm phạm quyền tác giả.
Trong thời gian qua, Tập đoàn LEGO cũng đã gửi đi thông tin về việc xâm phạm quyền nhãn hiệu và quyền tác giả của các sản phẩm của LEGO. Đây cũng là nội dung Tập đoàn mong muốn được lực lượng chức năng quan tâm, hỗ trợ tại thị trường Việt Nam.
Tại buổi làm việc, ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Cục quản lý thị trường, khẳng định: Phần lớn các sản phẩm vi phạm nhãn hiệu LEGO trên thị trường Việt Nam hiện nay được đưa vào bằng con đường nhập lậu. Bởi sản phẩm của LEGO tương đối phức tạp. Qua quá trình kiểm tra, kiểm soát thị trường, lực lượng quản lý thị trường chưa phát hiện các cơ sở trong nước sản xuất mặt hàng này.
Tổng cục trưởng đề nghị Đại sứ quán Đan Mạch tiếp tục làm việc với các lực lượng chức năng, đặc biệt ở biên giới để có thể ngăn chặn triệt để từ khâu này. Cùng với đó, khi hàng hóa đi sâu vào nội địa thì lực lượng Quản lý thị trường và Công an sẽ có trách nhiệm kiểm tra, xử lý.
Tuy vậy, theo ông Hữu Linh, dù những vi phạm liên quan đến quyền tác giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là nhiệm vụ chuyên môn của lực lượng quản lý thị trường, đây là lĩnh vực khó và vô cùng phức tạp.
Mức xử phạt đối với hành vi này tương đối nặng và đủ sức răn đe, thậm chí có thể xử lý hình sự. Vì vậy, bên cạnh sự nỗ lực của các cơ quan chức năng để ngăn chặn, xử lý vi phạm, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh cũng lưu ý, trước hết, về phía doanh nghiệp cần có đầy đủ cơ sở pháp lý được cấp phép bởi các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Có thể thấy, để thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp FDI chất lượng vào thị trường Việt Nam, ngoài việc xây dựng một môi trường đầu tư tốt, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ nghiêm ngặt đối với các mặt hàng, các tài sản trí tuệ là một trong những điều kiện không thể thiếu để các doanh nghiệp có thể yên tâm đầu tư, sản xuất, kinh doanh.
Việt Nam không thể thay thế vai trò “công xưởng của thế giới” của Trung Quốc, do đó cần tìm ra công thức riêng để thu hút đầu tư.
Nhà máy của LEGO có tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD, dự kiến đi vào sản xuất từ năm 2024.
Ông Preben Elnef, Phó chủ tịch kiêm tổng giám đốc Tập đoàn LEGO Việt Nam, “bật mí” lý do xây dựng nhà máy tỷ USD ở Việt Nam là do nhìn thấy sự phát triển của thị trường chứ không phải để tận dụng lao động giá rẻ.
Nhà máy LEGO dự kiến sẽ được triển khai vào nửa cuối năm 2022 và bắt đầu đi vào hoạt động trong năm 2024.
Vừa qua, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cà rốt Lương Tài”.
Trong năm 2023 vừa qua, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Doanh nghiệp Việt cần đầu tư vào đổi mới sáng tạo để tăng sức đề kháng và thoát khỏi bẫy tăng trưởng âm.
Xếp hạng thứ 46, Việt Nam tiếp tục là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục về tốc độ đổi mới sáng tạo trong 13 năm liên tiếp.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.