Đăng ký sở hữu trí tuệ thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
Hoàng An
Chủ nhật, 23/07/2023 - 09:40
Với những đòi hỏi ngày càng nghiêm ngặt của thị trường Trung Quốc trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tập trung vào hoạt động kiểm định chất lượng, xuất xứ, nguồn gốc. Trong đó, việc đăng ký bảo hộ, khai thác và thực thi về sở hữu trí tuệ (SHTT) tại Trung Quốc đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Tiềm năng xuất khẩu lớn
Với kim ngạch xuất khẩu đạt 48,90 tỷ USD, Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ sau Mỹ. Trong số các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, riêng xuất khẩu rau quả có khả năng đạt kim ngạch xuất khẩu lên tới 5 tỷ đô la Mỹ trong năm 2023, đóng góp mạnh mẽ cho kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Tuy nhiên, hiện tại chưa có nghiên cứu hoặc thống kê nào từ phía Việt Nam về số lượng đơn đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý xuất phát từ Việt Nam và được đăng ký tại các quốc gia khác.
Tuy nhiên, theo ông Lê Quang Vinh, Nhà sáng lập, cộng sự và luật sư tại hãng luật Bross & Partners, Trung Quốc có lẽ là nơi mà Việt Nam có nhu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (chủ yếu là nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý) đứng thứ 2 thế giới (sau Mỹ) vì theo báo cáo hàng năm của Cơ quan sở hữu trí tuệ Trung Quốc (CNIPA), chẳng hạn như năm 2019, Việt Nam có 488 đơn đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc trong đó có 313 nhãn hiệu được cấp.
Năm 2020, Việt Nam có 345 đơn đăng ký nhãn hiệu trong đó có 254 nhãn hiệu được cấp bảo hộ, và cùng trong năm này Việt Nam có 11 đơn sáng chế, 3 đơn giải pháp hữu ích và 5 đơn kiểu dáng công nghiệp nộp tại CNIPA.
Theo Tiến sỹ Trần Lê Hồng, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, mặc dù có tiềm năng rất lớn trong hoạt động xuất nhập khẩu sang thị trường Trung Quốc, hiện tại số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp nói chung và đăng ký nhãn hiệu nói riêng của các doanh nghiệp Việt Nam tại Trung Quốc vẫn khá khiêm tốn, và tỷ lệ bảo hộ được cấp vẫn chưa cao.
Nguyên nhân của tình trạng này đó là doanh nghiệp Việt Nam chưa có đủ hiểu biết về việc bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của Trung Quốc, cũng như thiếu kinh nghiệm trong việc xác lập quyền sở hữu đối với các đối tượng này tại Trung Quốc.
Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp trong đăng ký SHTT tại Trung Quốc
Trước tình hình đó, Việt Nam đang tích cực triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đăng ký nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý tại các thị trường xuất khẩu, trong đó có Trung Quốc.
Các hoạt động này bao gồm đàm phán và gia nhập các hiệp định thương mại tự do, nhằm tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho việc đăng ký quyền sở hữu công nghiệp ở các quốc gia nước ngoài.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đang xây dựng các chính sách và chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát triển tài sản trí tuệ, cùng với việc thiết lập các kênh tư vấn trong nước.
Ông Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội, tính trên địa bàn Hà Nội, hoạt động hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp và làng nghề truyền thống của thành phố đang được đẩy mạnh và lan rộng đến các địa phương trong Thủ đô.
Hiện tại, Hà Nội đã bảo hộ gần 100 sản phẩm nông nghiệp và làng nghề thông qua việc cấp nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và hai sản phẩm đang được thẩm định bảo hộ chỉ dẫn địa lý (bao gồm Gà mía Sơn Tây và Bưởi đường La Tinh - Hoài Đức). Trong năm 2024, Hà Nội tiếp tục hỗ trợ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nhãn chín muộn Đại Thành - Quốc Oai.
Nhiều sản phẩm sau khi được bảo hộ đã nhận được sự quan tâm từ các đối tác nước ngoài nhờ có dấu hiệu nhận diện đầy đủ và nguồn gốc rõ ràng, ví dụ như Mây tre đan Phú Nghĩa, sản phẩm sơn mài Hạ Thái - Duyên Thái, tranh thêu tay Thường Tín, giày da Phú Yên - Phú Xuyên, nhãn chín muộn Quốc Oai và chuối Vân Nam.
Là một trong những tập đoàn lớn nhất của Đan Mạch, cuối năm 2022, LEGO đã bắt đầu khởi công xây dựng nhà máy trung hòa carbon đầu tiên trên thế giới tại Bình Dương. Tuy nhiên, một trong những vấn đề khiến tập đoàn này còn nghi ngại đó là hiện tượng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra hết sức phổ biến ở Việt Nam.
Mới đây, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã chính thức thụ lý vụ kiện Sconnect (chủ sở hữu phim hoạt hình Wolfoo) và eOne (chủ sở hữu phim hoạt hình Peppa Pig). Trước đó, Tòa án cấp cao Vương quốc Anh cũng đã tuyên bố các tòa án nước này có thẩm quyền xử lý vụ kiện.
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số đang bị xâm phạm nghiêm trọng. Tuy khung pháp lý liên quan đến sở hữu trí tuệ đã được xây dựng khá toàn diện, hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số tại Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả.
Trong thời đại toàn cầu hóa, bảo vệ sở hữu trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Trong năm qua, 18,6% đối tác bán hàng Việt Nam của Amazon đã được bảo hộ nhãn hiệu tại Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản cũng như các khu vực khác.
Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.
Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.
Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.