Nhu cầu logistics tăng mạnh trong đại dịch

An Chi Thứ ba, 15/12/2020 - 19:11

Ngành hậu cần tiếp tục ghi nhận nhu cầu lớn bất chấp những khó khăn từ đại dịch Covid-19.

Ngành hậu cần tăng trưởng mạnh bất chấp tác động Covid-19 ngắn hạn

Là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu, Việt Nam khó tránh khỏi ảnh hưởng từ dịch bệnh toàn cầu. Báo cáo của Bộ Công thương cho biết, các ngành sản xuất, như dệt may, dựa chủ yếu vào việc nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc đã ngưng trệ sản xuất. 

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan công bố ngày 12/10/2020, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2020 đạt 202,57 tỷ USD, tăng nhẹ 4,1% so với 9 tháng năm 2019. 

Điểm sáng của xuất khẩu là khối doanh nghiệp trong nước tiếp tục ghi nhận tăng trưởng về trị giá xuất khẩu. Đây sẽ là động lực lớn cho sự phát triển của mảng dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu.

Quý II/2020 ghi nhận giá thuê văn phòng và bán lẻ, cộng với giá trị vốn đã giảm ở đa số các thị trường chính khu vực Châu Á Thái Bình Dương, trong khi giá thuê dịch vụ hậu cần hầu như không đổi. 

Báo cáo mới nhất của JLL về lĩnh vực hậu cần ở Châu Á Thái Bình Dương tiết lộ các xu hướng chính sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng đầu tư vào lĩnh vực hậu cần và lý do tại sao các nhà đầu tư vẫn quan tâm đến ngành này, bất chấp tác động Covid-19 ngắn hạn.

Theo đó, quá trình đô thị hóa nhanh chóng và tầng lớp trung lưu gia tăng là một trong những động lực lớn nhất cho tăng trưởng ngành hậu cần. Lực lượng nhân khẩu học thúc đẩy nhu cầu đối với bất động sản thương mại. Đây là yếu tố chính tạo cơ sở cho nhu cầu logistics tại Việt Nam. 

Theo đó, khoảng 35% dân số Việt Nam hiện đang sống ở các khu vực thành thị, tăng 29% trong thập kỷ qua. Khi thị trường bắt đầu trưởng thành, mức độ cần thiết về hậu cần để phục vụ dân cư có thể sẽ tăng lên, dẫn đến yêu cầu cao hơn về không gian cũng như dịch vụ hậu cần. Dân số trung lưu đáng kể của Việt Nam, cùng với mức thu nhập ngày càng tăng, được kỳ vọng sẽ hỗ trợ mức tiêu dùng trong khu vực.

Bí quyết vượt khủng hoảng cho doanh nghiệp dịch vụ hậu cần

Theo JLL, thương mại điện tử, như đã nói ở trên, cũng là một động lực lớn cho nhu cầu bất động sản hậu cần. Thông thường, các công ty thương mại điện tử sử dụng nhiều không gian hậu cần hơn các nhà bán lẻ truyền thống. 

Điều này phần lớn là do phạm vi sản phẩm phong phú hơn, mức tồn kho lớn hơn, yêu cầu về không gian vận chuyển ra nước ngoài lớn hơn và nhu cầu hậu cần hai chiều (quy trình đổi trả hàng). 

Thương mại điện tử hiện chiếm khoảng 20% tổng doanh số bán lẻ tại Châu Á Thái Bình Dương so với 14% trên toàn cầu. Việt Nam hiện là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á. Doanh thu từ mảng thương mại điện tử ước tính đạt 4,07 tỷ USD vào năm 2015, tăng lên 6,2 tỷ USD vào năm 2017. Đến năm 2020, thị trường dự kiến đạt khoảng 13 tỷ USD, gấp đôi mức năm 2017.

Trong những năm gần đây, chuỗi cung ứng ngày càng tập trung phục vụ người tiêu dùng. Tốc độ giao hàng đã luôn là một trong những yếu tố chính trong quyết định mua hàng, với việc các nhà bán lẻ trực tuyến lớn cung cấp các tùy chọn giao hàng trong ngày. Để đi trước xu hướng, các nhà bán lẻ và nhà cung cấp dịch vụ hậu cần cần phải đi kịp xu hướng và đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng. 

Các chiến lược giao hàng chặng cuối thành công sẽ cần các giải pháp sáng tạo, quy trình hiện đại, chuyển đổi kỹ thuật số và công nghệ mới nhất, tất cả đều sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với chiến lược bất động sản của khách thuê.

Bà Trang Bùi, Giám đốc cấp cao thị trường Việt Nam, JLL cho rằng, tình hình dịch bệnh Covid-19 đang đẩy nhanh quá trình tự động hóa trong lĩnh vực logistics và sẽ trở thành xu hướng chính trong thời gian tới. Khách thuê đang có xu hướng nâng cấp từ các cơ sở lỗi thời, vừa và nhỏ và quản lý bởi chủ sở hữu tư nhân, để chuyển đến cơ sở hiện đại hơn ở vị trí tốt hơn. 

Đồng thời, việc hợp nhất các hoạt động logistics vào hiện đại hóa chuỗi cung ứng đang nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm chi phí logistics tổng thể cho khách thuê. 

Tăng trưởng trong các ngành khác cũng sẽ hỗ trợ mở rộng thị trường hậu cần 3 bên, bao gồm tăng trưởng trong ngành thực phẩm và đồ uống, chăm sóc sức khỏe và dược phẩm, cũng như các ngành thiết bị văn phòng và công nghệ.

JLL dự đoán kho lạnh sẽ trở thành là một ngôi sao trong lĩnh vực hậu cần tương lai. Các nhà đầu tư đã quan tâm đến ngành lưu trữ lạnh từ lâu, khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng đặt mua hàng hóa trực tuyến trong thời kỳ đại dịch, đòi hỏi nhiều kho lạnh gần khách hàng hơn. 

Đã có sự gia tăng đột biến trong các yêu cầu hậu cần ngắn hạn liên quan trực tiếp đến tác động tức thời của đại dịch, đặc biệt là cho nhu cầu mua hàng trực tuyến và hỗ trợ các dịch vụ y tế quan trọng. 

Một ví dụ cho dịch vụ y tế đó chính là quá trình lưu chuyển và bảo quản vác xin Covid-19 mới, nếu được đưa vào chương trình tiêm chủng rộng rãi, sẽ trở thành nhu cầu cấp bách cho mọi quốc gia. Vì tất cả các vắc xin hàng đầu đều yêu cầu nhiệt độ rất thấp để duy trì hiệu quả, bài toán bảo quản và lưu chuyển lạnh cho vắc xin có thể là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng quan trọng tiếp theo cho chuỗi cung ứng và ngành hậu cần.

Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu tăng trương trong tương lai, ngành hậu cầu Việt Nam sẽ còn phải vượt qua nhiều thách thức. 

Trước hết, để Việt Nam có thể tiến lên giai đoạn tiếp theo trong quá trình phát triển logistics/công nghiệp, trở nên cạnh tranh hơn và thậm chí trước các nước khác, cần tiếp tục duy trì mức đầu tư hợp lý vào đầu tư cơ sở hạ tầng, cần chú trọng vào việc phát triển cả hệ thống đường cao tốc và mạng lưới tiện ích, kể cả năng lượng tái tạo. 

Bên cạnh đó, quy trình giao thương xuyên biên giới của Việt Nam bao gồm cả thời gian và chi phí vẫn còn cần nhiều cải tiến đáng kể. Chi phí giao dịch qua biên giới, bao gồm chi phí tuân thủ tài liệu thủ tục và chi phí xuất nhập khẩu, ở Việt Nam kém cạnh tranh hơn so với hầu hết các nước trong khu vực.

Đòn bẩy tăng trưởng cho ngành logistics

Đòn bẩy tăng trưởng cho ngành logistics

Tiêu điểm -  4 năm
Thương mại điện tử, nhu cầu đặt hàng online tiếp tục nóng trước mùa lễ hội sẽ là đòn bẩy tăng trưởng cho ngành logistics thời gian tới.
Đòn bẩy tăng trưởng cho ngành logistics

Đòn bẩy tăng trưởng cho ngành logistics

Tiêu điểm -  4 năm
Thương mại điện tử, nhu cầu đặt hàng online tiếp tục nóng trước mùa lễ hội sẽ là đòn bẩy tăng trưởng cho ngành logistics thời gian tới.
Khả năng phục hồi của ngành logistics hậu đại dịch

Khả năng phục hồi của ngành logistics hậu đại dịch

Tiêu điểm -  4 năm

Thị trường logistics đầy tiềm năng tại Việt Nam có nguy cơ trở thành miếng mồi béo bở cho các công ty nước ngoài khai thác nếu không có chính sách kịp thời nhằm kiện toàn năng lực của doanh nghiệp nội địa.

Đòn bẩy tăng trưởng cho ngành logistics

Đòn bẩy tăng trưởng cho ngành logistics

Tiêu điểm -  4 năm

Thương mại điện tử, nhu cầu đặt hàng online tiếp tục nóng trước mùa lễ hội sẽ là đòn bẩy tăng trưởng cho ngành logistics thời gian tới.

Chi phí logistics đắt đỏ khiến nông nghiệp gặp khó

Chi phí logistics đắt đỏ khiến nông nghiệp gặp khó

Tiêu điểm -  4 năm

Chi phí logistics tăng cao đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị của nông sản và sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.

Nâng cao hiệu quả logistics để bảo vệ chuỗi cung ứng

Nâng cao hiệu quả logistics để bảo vệ chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  4 năm

Những tác động nặng nề từ đại dịch Covid-19 đã khiến thế giới phải đặt ra vấn đề về việc bảo vệ và tăng cường khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng.

Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn

Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn

Tài chính -  1 giờ

Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.

Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Tiêu điểm -  2 giờ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Tiêu điểm -  2 giờ

Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.

Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô

Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.

PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học

PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.

Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc

Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc

Tiêu điểm -  4 giờ

Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  20 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.