Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Những tác động nặng nề từ đại dịch Covid-19 đã khiến thế giới phải đặt ra vấn đề về việc bảo vệ và tăng cường khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng.
Các chuyên gia đến từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, các cuộc khủng hoảng tương tự như Covid-19 hoàn toàn có thể tiếp tục xảy đến trong tương lai, đòi hỏi những nhà lãnh đạo toàn cầu cần phải có biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo sức đề kháng của chuỗi cung ứng.
Trước bối cảnh đó, nhiều tập đoàn đa quốc gia đã thực hiện tinh gọn chuỗi cung ứng thông qua chiến lược xây dựng thêm cơ sở sản xuất, tìm kiếm đối tác dự phòng và chuyển chuỗi cung ứng về nội địa.
Tuy nhiên, ông Carlos Grau Tanner, Tổng giám đốc Hiệp hội Chuyển phát nhanh toàn cầu (GEA) nhận xét, phương án đem lại hiệu quả nhanh và có giá trị lâu dài hơn là nâng cao hiệu quả hoạt động logistics (giao nhận vận tải).
Theo Luật sư Ngô Khắc Lễ, Thành viên Tiểu ban tư vấn pháp luật Hiệp hội doanh nghiệp logistics Việt Nam (VLA), Logistics được ví như xương sống của nền kinh tế và là mạch máu của chuỗi cung ứng, đồng hành cùng mọi lĩnh vực, từ sản xuất, phân phối cho đến tiêu thụ sản phẩm.
Chính vì vậy, hoạt động logistics thông suốt và thuận lợi sẽ là nền tảng cho những chuỗi cung ứng bền vững và kiên cường trước các tác động bên ngoài.
Các chuyên gia đến từ GEA nhận định, việc tăng cường vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không là một phương án khả quan cần được xem xét. Theo đó, đây không những thúc đẩy hoạt động vận tải thương mại, mà còn là cơ hội giúp các hãng hàng không giảm thiểu những tổn thất nặng nề trong bối cảnh đại dịch.
Thực tế, hàng không là phương tiện di chuyển hiện đại bậc nhất hiện nay nhưng lại không phải hình thức phổ biến trong vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới, chủ yếu là do chi phí quá cao.
Theo số liệu của Hiệp hội Giao nhận Vận tải quốc tế (FIATA), lượng hàng hóa vận chuyển qua đường hàng không chỉ chiếm khoảng 0,5%, nhưng lại tiêu tốn tới 30% tổng chi phí.
Bên cạnh đó, thủ tục hải quan, với những hạn chế và quy tắc thiếu nhất quán cũng đang tạo ra cản trở cho ngành logistics trên thế giới. Theo ông Tanner, các cơ quan hải quan cần phải áp dụng công nghệ như hồ sơ điện tử, thanh toán điện tử hay quy trình quản trị rủi ro kỹ thuật số để hiện đại hóa thủ tục hải quan, đồng thời tăng cường tính minh bạch và tinh giảm chi phí.
Hướng đi cho ngành logistics Việt Nam
Theo VLA, ngành logistics Việt Nam vẫn còn tụt hậu so với thế giới và chưa tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế, xã hội. Đại dịch Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp trên thị trường logistics Việt Nam, chủ yếu là doanh nghiệp có quy mô nhỏ rơi vào tình trạng khó khăn, khủng hoảng.
Các chuyên gia cho biết, ngành logistics rất có cơ hội phát triển ở Việt Nam, với vị trí địa chính trị thuận lợi cũng như tác động tích cực từ các hiệp định tự do thương mại. Tuy nhiên, dường như miếng bánh ngon lại bị các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thâu tóm.
Thống kê từ VLA, 80% thị phần logistics rơi vào tay các doanh nghiệp FDI, còn hơn 3000 doanh nghiệp nội địa chỉ chiếm 20%, chủ yếu là các đơn hàng nhỏ lẻ và không có yêu cầu quá khắt khe.
Chi phí logistics của Việt Nam cũng cao hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực, gấp 3 lần Singapore, khoảng 6 – 20% so với Thái Lan và Indonesia.
Trong bối cảnh Hiệp định tự do thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) đi vào hiệu lực, vấn đề nâng cao chất lượng và hiệu quả ngành logistics đã được đặt lên hàng đầu trong các mục tiêu nhằm tận dụng tối đa lợi thế mà EVFTA đem lại.
Theo ông Nicolas Audier, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (Eurocham), rào cản lớn nhất đặt ra đối với ngành logistics là quá trình vận hành vẫn mang tính thủ công, cùng với việc thiếu hụt cơ sở hạ tầng là hệ thống cảng biển, trung tâm trung chuyển hàng hóa.
Ông Lễ cho rằng, chìa khóa cho các vấn đề liên quan tới năng lực logistics là chuyển đổi số sao cho đúng cách, hiệu quả, cân bằng giữa chi phí thực hiện và nhu cầu thực tế.
Bên cạnh đó, các chuyên gia Eurocham cũng đề xuất chính phủ cần có thêm nhiều biện pháp hỗ trợ cho lĩnh vực này, bao gồm tăng cường và khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ tài chính và khung pháp lý.
Sự việc Chi Cục Hải Quan Cảng Sài Gòn Khu Vực I yêu cầu kiểm tra một số doanh nghiệp vận tải trên tuyến đường thủy nội địa Việt Nam – Campuchia xuất trình hàng hóa để kiểm tra niêm phong là minh chứng cho thấy những bất cập trong khung pháp lý cho ngành logistics.
Qua sự việc này, VLA bày tỏ mong muốn cơ quan chính phủ cần có các biện pháp thống nhất khung pháp lý và tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp logistics trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang gây ra nhiều khó khăn, thiệt hại.
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực