Những cánh cửa cần được mở khóa trước thềm EVFTA

Nguyễn Phanh Thứ sáu, 22/06/2018 - 11:02

Để Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) dự kiến kí kết cuối năm nay đi vào hoạt động trơn tru và hiệu quả, cả hai bên đều đang tích cực hỗ trợ và giải quyết những giai đoạn cuối cùng.

Từ những cơ hội lớn

Đánh giá về những tác động của EVFTA đối với Việt Nam, bà Miriam Garcia Ferrer, Tham tán - Trưởng bộ phận Kinh tế và Thương mại, phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam nhấn mạnh: “Việt Nam sẽ đứng trước nhiều cơ hội lớn hơn là những lợi ích được lượng hóa”.

Theo bà, cơ hội của Việt Nam ở đây là việc tạo ra thay đổi về luật lệ, cải cách nền kinh tế, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp.

Đồng quan điểm, bà Almut Roessner, Giám đốc điều hành Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) cho biết: “EVFTA sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp cả về thương mại và đầu tư bởi mối liên kết hiện đang vững vàng. Việt Nam thậm chí còn có thể cải thiện hơn nữa về giảm thuế quan, loại bỏ rào cản thương mại và bảo vệ nhà đầu tư”.

Những cánh cửa cần được mở khóa trước thềm EVFTA
Bà Almut Roessner, Giám đốc điều hành Eurocham

Theo bà Almut Roessner, “xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước châu Âu ước tính tăng khoảng 50% vào năm 2020 và nhập khẩu tăng khoảng 43%”. Những con số này “rất đáng để tâm và giúp các công ty xem xét Việt Nam như một thị trường hấp dẫn”.

Đến những cánh cửa cần được mở khóa

Đánh giá về quá trình của EVFTA, bà Miriam Garcia Ferrer chia sẻ: “Cả hai bên gần như đã sẵn sàng để triển khai hiệp định thương mại (FTA). Công việc rà soát pháp lý đã đi vào giai đoạn cuối cùng và dự kiến sẽ được kí kết vào cuối năm nay”.

Mặc dù vậy, công việc chuẩn bị cần được bắt đầu để ngày đầu tiên hiệp định có hiệu lực, mọi thứ sẽ được triển khai một cách suôn sẻ.

Nhận định về những thách thức đối với cả hai bên tham gia hiệp định, Tham tán - Trưởng bộ phận Kinh tế và Thương mại, phái đoàn EU tại Việt Nam cho biết: “Về phía Việt Nam, châu Âu là thị trường có tiêu chuẩn rất cao. Để đáp ứng được những tiêu chuẩn này, các doanh nghiệp Việt cần nâng cao năng lực cũng như có sức cạnh tranh nội tại”.

Khó khăn này xuất phát từ thực tế Việt Nam đang dựa trên nhiều nguyên liệu thô, việc sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng thấp.

Những cánh cửa cần được mở khóa trước thềm EVFTA 1
Bà Miriam Garcia Ferrer, Tham tán - Trưởng bộ phận Kinh tế và Thương mại, phái đoàn Liên minh châu Âu (EU)

Đối với EU, mặc dù Việt Nam có khuôn khổ pháp lý tốt, việc thực thi lại có vấn đề. “Từ Trung ương tới địa phương có những cách thực thi khác nhau và giữa những cơ quan lại có cách khác nhau. Điều này khiến các doanh nghiệp EU khá vất cả để đáp ứng các yêu cầu pháp lý khi tiến hành kinh doanh”, bà Miriam Garcia Ferrer nhấn mạnh.

Không chỉ vậy, “thời gian tiến hành thủ tục dài với yêu cầu tương đối phức tạp và doanh nghiệp phải nói chuyện với nhiều cơ quan chuyên ngành khác nhau”.

Phát triển bền vững hơn là mục đích cuối cùng của kí kết FTA

Về bản chất, Việt Nam và EU được đánh giá là hai nền kinh tế không cạnh tranh trực tiếp mà bổ sung cho nhau thông qua những mặt hàng đang trao đổi. EU đang xuất khẩu sang Việt Nam những mặt hàng công nghệ cao, dược phẩm trong khi ở chiều ngược lại, Việt Nam đang xuất đi hàng gia công, nông sản.

Bà Miriam Garcia Ferrer khẳng định: “Chúng tôi hiện nay đang tích cực hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế tốt hơn nữa của Việt Nam thông qua thúc đẩy phát triển những ngành công nghiệp có tính chế tạo, những công đoạn sản xuất mang tính phức tạp hơn nhằm tạo ra sự phát triển bền vững hơn cho Việt Nam trong tương lai. Đây chính là mục đích cuối cùng của việc kí kết FTA”.

Hơn nữa, khi Việt Nam được hỗ trợ phát triển tốt hơn, khả năng thu hút đầu tư từ EU sẽ cao hơn, nhiều doanh nghiệp muốn đến Việt Nam nhiều hơn và mang theo công nghệ, chuyên môn, kiến thức.

“Chúng tôi luôn muốn hỗ trợ để Việt Nam có sự dịch chuyển, chuyển hóa trong nền kinh tế, trong các ngành công nghiệp, nâng cao hình ảnh trên thị trường quốc tế cũng như có nhiều cơ hội trên thị trường EU”, đại diện thương mại EU tại Việt Nam nhấn mạnh. 

TS. Trần Du Lịch: 'Con dao hai lưỡi' AEC, FTA

TS. Trần Du Lịch: 'Con dao hai lưỡi' AEC, FTA

Tiêu điểm -  7 năm

Theo TS. Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, hiện chúng ta đã ký FTA , bên cạnh mối lo các nước ASEAN còn có thêm mối lo 6 nước rất mạnh nữa là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand.

Tận dụng ưu đãi của Hiệp định AANZFTA để tăng xuất khẩu

Tận dụng ưu đãi của Hiệp định AANZFTA để tăng xuất khẩu

Tiêu điểm -  7 năm

Theo Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA), các nước thống nhất cắt giảm từ 90-100% tổng số các dòng thuế theo lộ trình từ năm 2010 đến năm 2020.

Quảng Ninh đứng thứ 3 cả nước về tăng trưởng kinh tế

Quảng Ninh đứng thứ 3 cả nước về tăng trưởng kinh tế

Tiêu điểm -  10 giờ

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh Quảng Ninh sáu tháng năm 2025 đạt 11,03%, đứng thứ ba cả nước.

Tăng tốc đàm phán thuế nhờ đổi mới thẩm quyền phê duyệt APA

Tăng tốc đàm phán thuế nhờ đổi mới thẩm quyền phê duyệt APA

Tiêu điểm -  10 giờ

Việc thay đổi thẩm quyền phê duyệt hồ sơ APA được kỳ vọng sẽ rút ngắn thời gian xử lý và tăng tính chủ động cho doanh nghiệp khi đàm phán thuế quốc tế.

Doanh nghiệp Việt vẫn lận đận trong hành trình logistics xanh

Doanh nghiệp Việt vẫn lận đận trong hành trình logistics xanh

Tiêu điểm -  1 ngày

Khi tham gia quá trình logistics xanh, doanh nghiệp Việt Nam phải giải quyết bài toán về nhận thức, thói quen cũng như hạ tầng, chi phí, lựa chọn công nghệ.

UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  1 ngày

UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên mức 6,9%, tăng gần 1 điểm phần trăm so với trước đó khi giai đoạn căng thẳng nhất đã qua.

Hà Nội dùng 284 màn hình LED lớn phục vụ đại lễ 2/9

Hà Nội dùng 284 màn hình LED lớn phục vụ đại lễ 2/9

Tiêu điểm -  3 ngày

Trải dọc hơn 10km tuyến diễu hành, Hà Nội sẽ có 284 màn hình LED được huy động và lắp mới, đặt tại các cửa ngõ và địa điểm công cộng, kết hợp với gần 400 loa truyền thanh.

SGI Capital: Chứng khoán là kênh tài sản lớn duy nhất vẫn còn rẻ

SGI Capital: Chứng khoán là kênh tài sản lớn duy nhất vẫn còn rẻ

Tài chính -  4 giờ

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang đứng trước cơ hội bứt phá với sự kết hợp giữa định giá thấp, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và triển vọng nâng hạng.

Khi người trẻ từ chối 'ghế nóng' lãnh đạo

Khi người trẻ từ chối 'ghế nóng' lãnh đạo

Diễn đàn quản trị -  9 giờ

Nhiều người trẻ đang né tránh vai trò quản lý, khi chiếc ghế lãnh đạo không còn hấp dẫn bởi áp lực, lộ trình cứng nhắc và thiếu cân bằng.

Quảng Ninh đứng thứ 3 cả nước về tăng trưởng kinh tế

Quảng Ninh đứng thứ 3 cả nước về tăng trưởng kinh tế

Tiêu điểm -  10 giờ

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh Quảng Ninh sáu tháng năm 2025 đạt 11,03%, đứng thứ ba cả nước.

Tăng tốc đàm phán thuế nhờ đổi mới thẩm quyền phê duyệt APA

Tăng tốc đàm phán thuế nhờ đổi mới thẩm quyền phê duyệt APA

Tiêu điểm -  10 giờ

Việc thay đổi thẩm quyền phê duyệt hồ sơ APA được kỳ vọng sẽ rút ngắn thời gian xử lý và tăng tính chủ động cho doanh nghiệp khi đàm phán thuế quốc tế.

Doanh nghiệp Việt vẫn lận đận trong hành trình logistics xanh

Doanh nghiệp Việt vẫn lận đận trong hành trình logistics xanh

Tiêu điểm -  1 ngày

Khi tham gia quá trình logistics xanh, doanh nghiệp Việt Nam phải giải quyết bài toán về nhận thức, thói quen cũng như hạ tầng, chi phí, lựa chọn công nghệ.

Logistics xanh bắt đầu từ những tấm pallet sạch

Logistics xanh bắt đầu từ những tấm pallet sạch

Phát triển bền vững -  1 ngày

Ít ai biết rằng, những tấm pallet kê hàng nhỏ bé trong kho bãi lại đang âm thầm khơi dậy một cuộc cách mạng xanh trong ngành logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu.

UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  1 ngày

UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên mức 6,9%, tăng gần 1 điểm phần trăm so với trước đó khi giai đoạn căng thẳng nhất đã qua.