TS. Trần Du Lịch: 'Con dao hai lưỡi' AEC, FTA

Hương Xuân Thứ năm, 26/10/2017 - 07:01

Theo TS. Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, hiện chúng ta đã ký FTA , bên cạnh mối lo các nước ASEAN còn có thêm mối lo 6 nước rất mạnh nữa là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand.

LTS: Nói “cơn lũ” hàng Thái không phải là kiểu nói ví von vì hàng Thái đã và đang tràn vào Việt Nam với mức độ báo động đến nỗi cách đây hơn nửa tháng Bộ Công thương phải tiến hành họp khẩn bàn biện pháp ứng phó khi nhập siêu hàng thái vào Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2017 đã lên đến 3,5 tỷ USD và còn tiếp tục gia tăng. Hàng Thái đã có mặt gần 9.000 chợ lớn nhỏ ở Việt Nam và ở các siêu thị hàng tiêu dùng, hàng điện máy ở các thành phố lớn, hàng Thái chiếm từ 30% đế 50%.
Đánh giá thực trạng hàng Thái ở Việt Nam và ứng phó thế nào trước sự xâm nhập ngày càng tăng của hàng Thái? Chuyên đề "Ứng phó thế nào trước cơn lũ hàng Thái?" được TheLEADER thực hiện với các phân tích, kiến giải và đưa ra giải pháp của các chuyên gia kinh tế, nhà báo, doanh nhân.

TS. Trần Du Lịch cho rằng, đây là một bài toán lớn: Nhập siêu đã di chuyển từ Trung Quốc sang Thái Lan, đặc biệt là Hàn Quốc về nhập nguyên liệu. Với Thái Lan, năm 2018 Việt Nam sẽ còn nhập siêu mạnh hơn, đặc biệt thị trường ô tô khi thuế suất về 0%. 

"Việc nhập siêu mạnh từ các nước ASEAN có quá trình phát triển tốt hơn như Thái, Malaysia, Indonesia... là một thách thức lớn khi AEC được thực thi”, ông Lịch nói.

TS. Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng.

Về câu chuyện nhập siêu ô tô, Toyota sản xuất tại Việt Nam, đồng thời cũng sản xuất tại Thái Lan, nhưng giá thành sản xuất tại Việt Nam lại đắt hơn 20% so với Thái Lan. Lâu nay giá thành đó cạnh tranh được là nhờ thuế nhập khẩu. Khi thuế về 0% thì ô tô Thái sẽ tràn vào. 

"Tôi có đến thủ đô Jakarta của Indonesia, tham quan 5 hãng ô tô nước ngoài làm ở đó, tỷ lệ nội địa hóa của họ cao hơn Việt Nam. Nguyên nhân thứ hai, khi Thái Lan mua hệ thống siêu thị Việt Nam, nguyên tắc ai nắm phân phối, người đó chủ động điều hành hàng hóa. Họ muốn cho ai vô thì chỉ cần điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu, cho chiết khấu cao thì doanh nghiệp Việt làm sao vô? Chuyện này Saigon Coop biết rõ”, ông Lịch cho biết.

Theo ông Lịch có hai cách để ứng phó với thực trạng nói trên. Thứ nhất phải nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm giá thành. Thứ hai là các hệ thống phân phối trong nước phải mạnh lên. 

“Tôi buồn nhất là có thương hiệu vừa tổ chức được mạng lưới phân phối tốt lại bán đi cho nước ngoài, lấy một cục tiền là xong. Đây là vấn đề rất lớn khiến Việt Nam không thể có doanh nghiệp trở thành tư sản dân tộc. Tổ chức được mạng phân phối, sau đó niêm yết thị trường chứng khoán cho người ta mua cũng là nguy cơ. Mặc dù khi ta ký WTO là đương nhiên cho nước ngoài mở 1 cửa hàng, cửa hàng thứ 2 phải xin phép, đương nhiên khi đến Việt Nam, không ai mở 1 cửa hàng cả, họ không lo chuyện cho phép. Quan điểm của tôi lo nhất là mạng phân phối”, ông Lịch nói.

Vị chuyên gia này lo ngại, hiện chúng ta đã ký FTA , bên cạnh mối lo các nước ASEAN còn có thêm mối lo 6 nước rất mạnh nữa là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand. 

“Ta xuất sang họ chưa nhiều nhưng hàng của họ xuất sang ta nhiều rồi. FTA là hiệp định thương mại cực kỳ mới, độ mở lớn hơn nhiều WTO, mở rộng đầu tư, nhất là nông nghiệp, đó là con dao hai lưỡi”, ông Lịch cho biết. 

Tuy nhiên, bên cạnh những mối lo âu, TS. Trần Du Lịch cũng đề cập đến một tín hiệu tích cực đó là có hai nhà sản xuất dũng cảm đã đầu tư sản xuất ô tô là Trường Hải và VINFAST. 

"Năm ngoái Trường Hải đã động thổ nhà máy sản xuất ô tô Mazda 3 tỷ USD ở Chu Lai, muốn làm ô tô để xuất ngược trở lại khu vực với thuế suất bằng 0. Bây giờ là VINFAST quyết định khởi động sản xuất ô tô tại Việt Nam, không biết các võ sĩ lên đài thế nào, đây là nỗ lực để tương kế tựu kế, như trong nghệ thuật bóng đá, dùng chiến lược tấn công chứ không phòng ngự. Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào”, ông Lịch nhìn nhận.


Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành: Cơn lũ hàng Thái 'có chút lo âu nhưng không nên sợ hãi'

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành: Cơn lũ hàng Thái "có chút lo âu nhưng không nên sợ hãi"

Tiêu điểm -  7 năm
Đã chấp nhận kinh tế thị trường, hội nhập thì việc hàng hóa của nước khác ồ ạt tràn vào là tất yếu. Điều quan trọng chính là chúng ta học được gì từ câu chuyện này?
Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành: Cơn lũ hàng Thái 'có chút lo âu nhưng không nên sợ hãi'

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành: Cơn lũ hàng Thái "có chút lo âu nhưng không nên sợ hãi"

Tiêu điểm -  7 năm
Đã chấp nhận kinh tế thị trường, hội nhập thì việc hàng hóa của nước khác ồ ạt tràn vào là tất yếu. Điều quan trọng chính là chúng ta học được gì từ câu chuyện này?
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Người Thái đã có chiến lược 'xâm chiếm' thị trường Việt từ lâu

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Người Thái đã có chiến lược "xâm chiếm" thị trường Việt từ lâu

Tiêu điểm -  7 năm

Từ lâu, người Thái đã có suy nghĩ chiến lược về thị trường Việt. Nếu so sánh với Thái Lan, Việt Nam đã không hề có sự chuẩn bị tương tự. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan chia sẻ với TheLEADER mối lo ngại trước cơn lũ hàng Thái và những bài học đắt giá cho Việt Nam.

Hàng Thái tấn công thị trường Việt

Hàng Thái tấn công thị trường Việt

Tiêu điểm -  7 năm

Nhập siêu hàng Thái vào Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2017 đã lên đến 3,5 tỷ USD. Hàng Thái đã có mặt gần 9.000 chợ lớn nhỏ và trong các siêu thị hàng tiêu dùng, hàng điện máy. Ở các thành phố lớn, hàng Thái chiếm từ 30 - 50%.

Ứng phó thế nào trước 'cơn lũ' hàng Thái?

Ứng phó thế nào trước "cơn lũ" hàng Thái?

Tiêu điểm -  7 năm

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh mới đây đã có chỉ đạo các đơn vị trực thuộc bộ cần phải tìm hiểu toàn diện lý do tại sao Việt Nam lại nhập siêu từ Thái Lan trong khi cũng là các nước trong khu vực ASEAN như Indonesia, Philippines, hàng hóa của Thái Lan lại không thể thâm nhập sâu rộng như tại Việt Nam.

Hàng Thái: Bài toán khó cho hàng Việt

Hàng Thái: Bài toán khó cho hàng Việt

Tiêu điểm -  7 năm

Hàng Thái trong ngành hóa phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm đóng gói đang chiếm hơn 10% tổng giá trị thị trường ở phía Bắc và khoảng 5 - 6% tại khu vực phía Nam.

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Tiêu điểm -  23 phút

Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.

Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô

Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô

Nhịp cầu kinh doanh -  53 phút

Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.

PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học

PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học

Nhịp cầu kinh doanh -  55 phút

PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.

Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc

Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc

Tiêu điểm -  2 giờ

Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  17 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

Nhịp cầu kinh doanh -  17 giờ

SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Bất động sản -  17 giờ

Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.