So với năm 2017, hai trong số ba CEO đứng đầu cũng là một trong ba người Top 3 của danh sách năm 2016. 72 người trong top 100 năm ngoái tiếp tục xuất hiện năm nay và có tới 23 CEO đã có tên trong danh sách tới bốn năm liên tiếp.
Trong số 28 CEO không xuất hiện tên năm nay thì có 11 người đã chính thức nghỉ hưu tại các công ty. Phần lớn những người còn lại, như CEO của Heineken và Vodafone rớt khỏi danh sách do sự giảm giá nghiêm trọng của cổ phiếu.
Tính trung bình, 100 CEO trong danh sách những CEO hoạt động tốt nhất thế giới này đã tạo ra lợi nhuận trên 2.500% đối với giá cổ phiếu của công ty trong suốt 17 năm trở lại đây với mức lợi tức trung bình hàng năm là 21%.
Người đứng đầu danh sách năm nay là ông Pablo Isla - cha sẻ của chuỗi thời trang bán lẻ Zara, Pull&Bear, Massimo Dutti, Bershka, Stradivarius, Oysho và Uterqüe.
Từ khi trở thành Giám đốc điều hành của Tập đoàn thời tranglớn nhất thế giới Inditex vào năm 2005, Isla đã dẫn dắt công ty này mở rộng trên toàn cầu. Tính trung bình trong khoảng thời gian đó, Inditex đã mở thêm một cửa hàng mỗi ngày.
Giá trị thị trường của Inditex đã tăng gấp 7 lần và hiện trở thành tập đoàn có giá trị nhất của Tây Ban Nha. Khiêm tốn và đôi khi có phần nhút nhát là phong cách quản lý của Isla được người ta miêu tả lại.
Mặc dù ông Pablo Isla dành phần lớn thời gian của mình vào việc đi thăm các cửa hàng, ông lại hiếm khi tham gia sự kiện khai trương và lựa chọn việc tránh ánh đèn sân khấu. Tại trụ sở chính, Isla thực hiện quản lý bằng cách đi dạo quanh các cuộc họp chính thức như là một cách để duy trì văn hóa doanh nghiệp.
Trong số các doanh nghiệp bán lẻ hàng may mặc, Inditex nổi lên nhờ vào hai yếu tố. Thứ nhất, Inditex thành công trong việc giúp khách hàng di chuyển dễ dàng giữa việc mua sắm trực tuyến và các cửa hàng bên ngoài. Yếu tố thứ hai là hệ thống nguồn hàng gần nhau. Điều này cho phép công ty giữ được mức tồn kho thấp và có thể nhanh chóng đưa sản phẩm mới vào các cửa hàng.
Nếu tính riêng về lợi nhuận tài chính, Isla chỉ xếp thứ 18. Thế nhưng, hoạt động và sự hiện diện của công ty do Isla làm CEO trong các lĩnh vực môi trường, xã hội và quản trị (ESG) đã giúp ông đạt được vị trí đầu trong danh sách.
Các công ty đánh giá ESG đưa ra lời khen ngợi đối với sự minh bạch của Inditex trong việc quản lý, theo dõi và kiểm tra chuỗi cung ứng của mình. Công ty này luôn khuyến khích người tiêu dùng mang quần áo cũ đến các cửa hàng để tái chế và thương hiệu Join Life của Zara hiện đang sử dụng sợi tái chế.
Nếu chúng ta đánh giá các CEO chỉ dựa trên kết quả tài chính như thời điểm trước năm 2015 thì người đứng đầu danh sách sẽ là Jeff Bezos - người sáng lập Amazon. Từ năm 2015, khi xếp hạng ESG trở thành một yếu tố trong bảng xếp hạng, vị trí của ông Bezos đã tăng từ 87 lên 76 và lên 71.
Danh sách 5 CEO đứng đầu danh sách.
Hiển nhiên là tất cả các nhà đầu tư đều chú ý đến hoạt động tài chính nhưng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy nhiều người cũng đã bắt đầu xem xét đến các biện pháp ESG một cách cẩn thận.
Đầu năm nay, Amir Amel-Zadeh tại Trường kinh doanh Said của Đại học Oxford và George Serafeim của Harvard đã công bố kết quả cuộc khảo sát 413 giám đốc đầu tư quản lý tài sản trị giá 31 nghìn tỷ USD.
Một nửa số người được khảo sát nói rằng họ sử dụng thông tin ESG vì họ tin rằng đây là chất liệu để thực hiện việc đầu tư và gần một nửa cho biết họ tin rằng một công ty có điểm ESG cao là một khoản đầu tư có rủi ro ít hơn.
Sự phục hưng ở thị trường Trung Quốc, tăng trưởng doanh thu nhờ iPhone X, và các dịch vụ kinh doanh sẽ thúc đẩy giá cổ phiếu Apple, giúp công ty này trở thành ứng cử viên sáng giá nhất trong cuộc chạy đua đến danh hiệu "công ty có giá trị nghìn tỷ đô đầu tiên trên thế giới".
Nhà quản lý và nhà lãnh đạo là hai chức danh cùng với trách nhiệm hoàn toàn riêng biệt. Tuy nhiên để thành công trong vị trí của mình, lãnh đạo hay quản lý đều cần những kỹ năng, tư tưởng của bên còn lại.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.