Tiêu điểm
Những khoảng tối trong bức tranh kinh tế 2017
Theo TS. Võ Trí Thành, những vụ việc gian lận thương mại, hàng giả nhái Khaisilk, điểm nóng BOT hay vụ án thuốc ung thư giả của VN Pharma trong năm 2017 đang làm suy giảm lòng tin của người dân đối với nền kinh tế.
Năm 2017 chuẩn bị khép lại, bức tranh kinh tế 2018 đã bắt đầu được phác họa với dự kiến của Chính phủ về tăng trưởng GDP đạt mức 6,5 - 6,7%. Bên cạnh những chỉ số kinh tế ấn tượng đã đạt được về môi trường kinh doanh, đầu tư FDI hay xuất khẩu..., bức tranh kinh tế 2017 cũng còn nhiều khoảng tối.
Trao đổi với TheLEADER về bức tranh kinh tế Việt Nam 2017 và dự báo triển vọng năm 2018, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, điểm nóng BOT, những vụ việc gian lận thương mại, hàng giả nhái trong năm qua đã ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến niềm tin của người dân đối với nền kinh tế.
Ông có nhận định gì về kinh tế Việt Nam trong năm 2017 và những sự kiện kinh tế nổi bật nhất trong năm vừa qua?
TS. Võ Trí Thành: Năm 2017 nhìn chung có thể nhận thấy, nền kinh tế đã bắt đầu bước vào quỹ đạo phát triển tích cực, thương mại sau hai năm đã phát triển ổn định và có triển vọng.
Bên cạnh đó, việc tái cấu trúc nền kinh tế có một vài điểm nhấn, việc xử lý 12 dự án yếu kém của ngành công thương đã có một số kết quả bước đầu, một số doanh nghiệp lớn cổ phần hóa, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đã có nghị quyết của Quốc hội. Việt Nam được nhiều tổ chức quốc tế uy tín đánh giá cao về năng lực cạnh tranh, môi trường đầu tư kinh doanh đang ngày càng được cải thiện.
Đặc biệt, năm 2017 là năm đầu tiên sau nhiều năm, toàn bộ 13 chỉ tiêu kinh tế do Trung ương, Quốc hội giao đã được hoàn thành và hoàn thành vượt mức.
Về những sự kiện kinh tế nổi bật nhất trong năm 2017, tôi cho rằng có ba tiêu chí đáng quan tâm là kết quả về phát triển kinh tế xã hội, kết quả điều hành cải cách và những điểm tối, điểm chưa được của nền kinh tế.
Ứng với ba tiêu chí đó là ba sự kiện kinh tế nổi bật nhất trong năm 2017, bao gồm cả tích cực và tiêu cực.
Trong đó, kết quả của nền kinh tế mà điểm sáng là xuất khẩu. Xuất khẩu không chỉ thể hiện ở những chỉ số vượt rất xa những mục tiêu đặt ra mà đằng sau đó có hai điểm quan trọng. Một là sự vươn lên của du lịch trong nước, hai là xuất khẩu hàng nông sản đặc biệt là rau quả, thuỷ sản tăng mạnh trong năm 2017.
Điểm sáng thứ hai liên quan đến cải cách điều hành là việc Việt Nam đăng cai tổ chức thành công APEC 2017.
Thành công này được thể hiện trên ba điểm: Thứ nhất, Việt Nam chứng tỏ với thế giới năng lực của mình khi ứng xử rất tốt với các va đập trong vấn đề toàn cầu, hoá tự do hoá thương mại, để cuối cùng đề ra được một tuyên bố cấp cao, đảm bảo được cái cốt lõi của APEC là thúc đẩy hội nhập, thúc đẩy tự do hoá thương mại.
Thứ hai, gần như tất cả những sáng kiến trong các tuyên bố cấp cao, các hội nghị đều có dấu ấn rất rõ của Việt Nam. Điều đó chứng tỏ Việt Nam không chỉ tham gia APEC với vai trò là người tổ chức, lắng nghe, phần nào đó thảo luận mà Việt Nam đã thực sự tham gia vào sự kiện này.
Thứ ba là cơ hội rất tốt để kinh doanh. Hội nghị cấp cao APEC với sự đồng hành mạnh mẽ của các doanh nghiệp. Kết quả là có trên 120 hợp tác kinh doanh, hơn 20 tỷ USD được ký kết trong tuần lễ cấp cao APEC, đây là một thành công rất lớn của Việt Nam.
Vậy còn những khoảng tối của nền kinh tế, thưa ông?
TS. Võ Trí Thành: Bên cạnh những tích cực, trong bức tranh kinh tế 2017 vẫn có những khoảng tối, trong đó phải kể đến “điểm đen” như hiện tượng tại các trạm thu phí BOT khiến người dân bức xúc, hành vi gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái của Khaisilk, vụ án thuốc ung thư giả của VN Pharma.
Những hiện tượng tiêu cực này đang làm suy giảm lòng tin của người dân đối với nền kinh tế.
Điều này là hết sức nguy hiểm vì niềm tin là rất quan trọng trong quá trình cải cách và phát triển của đất nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
Ông có đánh giá như thế nào về triển vọng kinh tế năm 2018?
TS. Võ Trí Thành: Bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2018, đang có hai xu hướng nhận định rõ ràng. Xu hướng thứ nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể thấp hơn một chút so với năm 2017 do chu kỳ tăng trưởng kinh tế thế giới đang chững lại gây nên những tác động nhất định tới kinh tế Việt Nam.
Xu hướng thứ hai là tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 có thể cao hơn một chút so với năm 2017 do kinh tế Việt Nam bước vào chu kỳ tăng trưởng ngắn hạn.
Tuy nhiên, về dài hạn, tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể sẽ giảm nhẹ.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng, Việt Nam cần cải cách môi trường kinh doanh, thuế, gỡ bỏ các rào cản trong kinh doanh cho doanh nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Có như vậy mới có thể thu hút được nguồn lực từ khu vực kinh tế tư nhân và khu vực đầu tư nước ngoài, tạo cơ hội cho tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.
Xin cảm ơn ông!
TS. Bùi Trinh: 'Còn lao vào tăng trưởng GDP đất nước sẽ ngày càng nợ nần'
ADB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam lên 6,7% cho năm 2017 và 2018
Triển vọng tăng trưởng GDP được Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) điều chỉnh tăng lên 6,7% cho cả hai năm 2017 và 2018, so với các mức dự báo tương ứng đã công bố trước đây là 6,3% và 6,5%.
Thủ tướng: Năng suất lao động tăng đóng góp khoảng 89% tăng trưởng GDP
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao tầm quan trọng của việc tăng năng suất trong quá trình tăng trưởng kinh tế Việt Nam tại Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) năm 2017 diễn ra vào sáng nay (13/12).
Tốc độ tăng trưởng hàng không nội địa tuột dốc
Ông Leslie Stephens, Giám đốc Điều hành Jestar Pacific: Thị trường nội địa của ngành hàng không Việt Nam đang tăng trưởng chậm lại. Thay vì trung bình 30% như năm năm trước, năm nay tỉ lệ tăng trưởng chỉ là 14% đến 15%.
World Bank lại nâng dự báo tăng trưởng GDP 2017 của Việt Nam lên 6,7%
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2017 được World Bank nâng lên 0,5% so với dự báo trước đó (6,2%).
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.