Tài chính
Những ngân hàng có tỷ trọng bán lẻ lớn sẽ sớm bộc lộ nợ xấu
Các ngân hàng có tỷ trọng bán lẻ cao sẽ sớm ghi nhận tăng nợ xấu trên báo cáo tài chính. Ngược lại, nợ xấu phát sinh từ cho vay doanh nghiệp và đầu tư trái phiếu sẽ mất nhiều thời gian hơn, phụ thuộc vào mức độ hồi phục của nền kinh tế và mức độ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Trong báo cáo chiến lược đầu tư mới đây, Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam đánh giá ngành ngân hàng vẫn sẽ duy trì tăng trưởng tín dụng tích cực, dự báo đạt hơn 13%.
Thanh khoản hệ thống tiếp tục ổn định khi về gần cuối năm, lượng tiền gửi đã có chiều hướng cải thiện. Báo cáo của Mirae Asset cho rằng, việc kinh tế bị ảnh hưởng trong quý 3/2021 và các kênh đầu tư ngắn hạn khá nóng thời gian qua sẽ kích thích một bộ phận doanh nghiệp tăng gửi tiền vào ngân hàng để trú ẩn.
Nhóm phân tích cũng nhận định sự dịch chuyển dòng tiền trong nền kinh tế sang các kênh đầu tư khác chỉ ảnh hưởng đến tiền gửi trong ngắn hạn. Các hoạt động kinh tế hồi phục sẽ giúp gián tiếp thúc đẩy nhu cầu đầu tư, sử dụng vốn. Mặt khác các gói hỗ trợ kinh tế cũng được kỳ vọng hỗ trợ cho thanh khoản.
Tuy nhiên, trong năm 2022, các ngân hàng cũng sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực lạm phát. Hiện lạm phát tại Việt Nam chỉ ghi nhận mức tăng nhẹ, áp lực lạm phát dự kiến gia tăng trong thời gian sắp tới dưới tác động của việc tăng giá của các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng; thặng dư thương mại thấp, và các gói hỗ trợ kinh tế sắp tới. Việt Nam có thể điều chỉnh tăng lãi suất nếu áp lực lạm phát trở lại trong năm 2022.
NIM của các ngân hàng cũng có thể giảm nhẹ trong năm 2022 khi chịu áp lực từ việc lãi suất huy động tăng; trong khi nhu cầu huy động tăng để đáp ứng tăng trưởng tín dụng hậu Covid-19.
Song song với đó, chất lượng tài sản của các ngân hàng được dự báo sẽ có sự phân hóa lớn. Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam cho rằng, các ngân hàng có tỷ trọng ngân hàng bán lẻ cao như VPBank, VIB, TPBank, tỷ lệ nợ xấu sẽ sớm được phản ánh trên báo cáo tài chính.
Ngược lại, nợ xấu phát sinh từ cho vay doanh nghiệp và đầu tư trái phiếu sẽ mất nhiều thời gian hơn, phụ thuộc vào mức độ hồi phục của nền kinh tế và mức độ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Do vậy, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng sẽ tăng nhẹ trong thời gian tới. Gần đây, một số ngân hàng đã đưa ra kết quả sơ bộ với tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao đột biến, cho thấy quyết tâm gia tăng chất lượng tài sản.
Rủi ro nợ xấu tăng cao tại các ngân hàng vẫn tồn tại. Do tác động của Thông Tư 14/2021/TT-NHNN, ngân hàng được phép cơ cấu một phần dư nợ của khách hàng mà không chuyển nhóm. Vì vậy, tỷ lệ nợ được tái cơ cấu dựa trên TT14 có thể không đáng kể, nhưng một khi doanh nghiệp mất khả năng hoàn thành nghĩa vụ nợ thì nợ xấu tiềm năng từ các khoản nợ còn lại có thể khiến nợ xấu của ngân hàng tăng cao.
Về định giá, hiện các ngân hàng Việt Nam đang được giao dịch ở mức 2,3 lần giá trị sổ sách, cao hơn nhiều so với đa phần các ngân hàng trong khu vực. Tuy nhiên, Mirae Asset cho rằng, mức định giá hiện tại là hợp lý do tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các ngân hàng Việt Nam cao hơn gấp đôi so với những ngân hàng tương đương trong khu vực. Ngoài ra, tăng trưởng lợi nhuận luôn được duy trì ở mức trên 20% cũng là một yếu tố giúp ngân hàng được hưởng mức định giá hiện tại.
Bộ mặt mới ngành ngân hàng
Điểm 'then chốt' để doanh nghiệp thực sự hưởng ưu đãi thuế
Giám đốc SSI Research nhấn mạnh, chỉ khi chứng minh được rõ ràng nguồn gốc xuất xứ, doanh nghiệp Việt Nam mới có thể thụ hưởng ưu đãi thực sự về thuế quan.
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện muốn rót 500 tỷ đồng vào một công ty chứng khoán
Ông Nguyễn Văn Thiện, Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện, dự kiến chi 500 tỷ đồng để mua 50 triệu cổ phiếu phát hành riêng lẻ của Công ty CP Chứng khoán Sen Vàng.
Sandbox đầu tiên của Việt Nam sắp đi vào hoạt động, mở đường cho ví điện tử và Fintech
Theo Nghị định 94, ba giải pháp được xem xét thí điểm trong giai đoạn đầu gồm chấm điểm tín dụng, chia sẻ dữ liệu thông qua giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API), và cho vay ngang hàng (P2P Lending).
Bộ Tài chính đề xuất thu thuế ngay khi nhận cổ tức bằng chứng khoán
Theo Bộ Tài chính, việc hoãn thời điểm kê khai, nộp thuế cho đến khi chuyển nhượng có thể tạo tình trạng "đóng thuế trễ" với khoản thu nhập thực tế đã tăng.
Ngân hàng ngoại 'hụt hơi' trên đường đua tăng trưởng
Trong khi các ngân hàng nội địa liên tục tăng trưởng mạnh cả về quy mô tín dụng lẫn lợi nhuận, nhóm ngân hàng nước ngoài lại cho thấy một bức tranh tương phản.
Miễn giấy phép xây dựng cho 112 dự án ở TP.HCM
Sở Xây dựng TP.HCM sẽ công bố đợt 1 danh mục 112 dự án đã đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng.
Kiến nghị giữ thuế khoán, bỏ thuế kê khai
Việc áp dụng thuế kê khai đòi hỏi phải có hệ thống theo dõi sổ sách kế toán bài bản, chuyên nghiệp - điều rất khó thực hiện đối với các hộ kinh doanh cá thể.
Thủ tướng: Sớm xem xét bỏ hạn mức tín dụng, điều hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước sớm xem xét bỏ cơ chế cấp hạn mức tín dụng, chuyển sang điều hành theo hướng thị trường và báo cáo trong tháng 7/2025.
Văn Phú kể chuyện 'vị nhân sinh' bằng triển lãm nghệ thuật đa giác quan
Lần đầu tiên tại Hà Nội, Công ty CP Phát triển bất động sản Văn Phú tổ chức triển lãm nghệ thuật đa giác quan để kể câu chuyện “vị nhân sinh”.
Chuyển đổi số trong tài chính, doanh nghiệp cần gì?
Một nền tảng ngân hàng số toàn diện, linh hoạt, dễ sử dụng cho doanh nghiệp đang là lời giải thiết thực để tối ưu dòng tiền và bắt nhịp xu hướng.
Sắp diễn ra 'Diễn đàn Net Zero Việt Nam 2025: Thị trường carbon trong kỷ nguyên mới'
"Diễn đàn Net Zero Việt Nam 2025: Thị trường carbon trong kỷ nguyên mới" sẽ diễn ra tại Hà Nội vào sáng 18/7/2025. Diễn đàn do Viện Tư vấn Phát triển (CODE) và Tạp chí Điện tử Nhà quản trị - TheLEADER phối hợp tổ chức.
40 năm kinh tế tư nhân thoát ‘vòng kim cô’ tư tưởng: Làm sao để không lãng phí cơ hội lịch sử?
Thay vì là tự hào là điểm sáng thu hút FDI, Việt Nam có thể tận dụng tốt cơ hội chính mình tạo ra để phát triển kinh tế tư nhân.