Những sai lầm dễ gặp phải khi sử dụng truyền thông xã hội
Thứ sáu, 11/01/2019 - 14:17
Truyền thông xã hội đã trở thành một trong những nền tảng tuyên truyền có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất hiện nay. Chúng cho phép các thương hiệu và giới doanh nghiệp trực tiếp vươn tới khách hàng ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào.
Tuy vậy, chính loại hình truyền thông này cũng đã khiến không ít doanh nghiệp tự hủy hoại hình ảnh của mình hoặc tiêu tốn vô số tiền bạc chỉ vì tận dụng nó sai cách. Hãy cảnh giác với những lỗi thường gặp nhất dưới đây từng khiến nhiều doanh nghiệp phải ngậm đắng nuốt cay khi sử dụng truyền thông xã hội.
Tính độc đáo của thương hiệu không được ưa thích
Nhìn chung, các thương hiệu phải có sức hấp dẫn, có tính giải trí và không chỉ tập trung duy nhất ở mỗi đề tài kinh doanh. Tuy nhiên, không phải nhãn hiệu nào cũng cần tỏ ra thật vui nhộn hay thông minh khi xuất hiện trên các miền cộng đồng. Hãy luôn lấy cộng đồng làm gốc.
Xin nêu một ví dụ cụ thể: nếu bạn đang cung cấp một công dụng thực tế, nghiêm túc về cách đào tạo kỹ năng quản trị doanh nghiệp thì chia sẻ một video clip về thú cưng mà bạn ưa thích là không thể chấp nhận được. Đồng thời, hãy tránh xa việc đề cập đến quan điểm cá nhân đối với những vấn đề nhạy cảm, chẳng hạn như chính trị, tôn giáo, sở thích, triết lý sống… trên mạng xã hội khi nội dung chính của trang web là tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ.
Làm như vậy là đã vô tình “phân loại” nhóm khán giả và tạo ra những nhóm phản đối chính bạn.
Không bám theo nhu cầu của khách viếng thăm
Nếu muốn nhận được sự hưởng ứng từ những người hâm mộ, trước tiên bạn hãy mang đến những giá trị thực sự cho họ. Hầu hết những người đến với truyền thông xã hội đều muốn tìm kiếm thông tin hữu ích, giúp họ giải quyết các vấn đề đang gặp phải hoặc để giải trí.
Nếu cung cấp được cho họ những thứ ấy, bạn sẽ có cơ hội tăng số lượng người truy cập, tăng lượng khách hàng tiềm năng và tăng tỷ lệ hoán đổi người xem thành khách hàng. Ngược lại, bạn chỉ tốn công sức và tiền của mà chẳng được ai nhòm ngó đến và uy tín của bạn cũng bị hủy hoại dần. Không kết nối giữa mạng xã hội với việc bán hàng.
Đã có nhiều doanh nghiệp nhận thấy rằng truyền thông xã hội chính là một phần tất yếu tạo nên thành công trong tiếp thị nhưng họ chỉ trích có một phần ngân sách nào đó cho truyền thông xã hội và còn quên xây dựng một kế hoạch tạo ra doanh thu từ khoản đầu tư ấy.
Hãy lưu ý rằng hầu hết người sử dụng truyền thông xã hội mua hàng của các doanh nghiệp không phải bao giờ cũng theo gợi ý của lực lượng người hâm mộ trên Facebook hay người theo dõi trên Twitter. Nếu sử dụng Google Analytics, bạn hãy cố gắng đo lường tỷ lệ hoán đổi để dò xem mạng xã hội đóng vai trò ra sao trong một chu kỳ chào hàng của bạn.
Không đo lường được những gì thật sự ý nghĩa
Có nhiều công cụ làm thước đo sự quan tâm của người xem đến trang web của các doanh nghiệp trên mạng xã hội, song chúng lại không trực tiếp liên quan đến con số lợi nhuận sau cùng.
Phân tích mạng xã hội chính là cách theo dõi mức độ thành công của các nỗ lực tiếp thị trên truyền thông xã hội, mà điều quan trọng là phải xác định được những chỉ báo cụ thể về kết quả của hoạt động doanh nghiệp trên một nền tảng thường xuyên và ổn định. Chẳng hạn, số lượng cú click “Like” trên Facebook không phải là một chỉ báo kết quả chính xác vì có thể có đến cả triệu người thích nhưng không ai trong số đó nói về bạn.
Thước đo đáng giá hơn là tỷ lệ gắn kết (bao gồm cả số người nói về bạn và số người ưa thích). Nếu biết kết hợp tỷ lệ ấy với mức độ truy cập vào trang web, bạn có thể xác định được tỷ lệ hoán đổi người xem thành khách hàng thật sự.
Nghĩ rằng tự mình có thể quản lý hình ảnh của doanh nghiệp trên truyền thông xã hội
Một cá nhân có thể có nhiều kinh nghiệm sử dụng mạng xã hội nhưng việc quản lý hình ảnh của một doanh nghiệp trên truyền thông xã hội lại là vấn đề hoàn toàn khác.
Do đó, bạn nên có người phụ giúp về phân tích dữ liệu để theo dõi và sàng lọc những kết quả thu được. Người ấy phải hiểu rõ thị trường và biết cách gắn kết với mọi người thông qua nhiều hình thức truyền thông khác nhau, biết kết nối những điểm mấu chốt lại với nhau.
Mặc dù khủng hoảng truyền thông trên các trang mạng xã hội có xu hướng nổ ra khá nhiều, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp song nhiều công ty Việt vẫn chưa thực sự quan tâm.
Bytedance, công ty đứng sau thành công của mạng xã hội TikTok được định giá 75 tỷ USD, vượt qua cả ứng dụng gọi xe Uber đã thành lập Trung tâm An toàn để hỗ trợ người dùng trong nước.
Việc tham gia sân chơi tại Việt Nam của các thương hiệu thương mại điện tử lớn như Amazon sẽ góp phần tạo thêm động lực cho thị trường cũng như khởi động lại cuộc đua giành thị phần.
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.