Leader talk
Những vấn đề chính yếu trong bảo vệ bản quyền hình ảnh và thương hiệu quốc gia
Việc gìn giữ, bảo vệ, phát huy, quảng bá và khai thác các giá trị văn hoá Việt, cả vật thể và phi vật thể… là một chiến lược sâu sắc mang lại lợi ích to lớn và thiết thực cho quốc gia, và cho mỗi doanh nghiệp và cá nhân
Tập hợp thương hiệu quốc gia bao gồm nhiều thương hiệu thành phần (brand affiliates) và thành tố kết hợp (brand attributes). Các thương hiệu thành phần là một tập hợp mở và hữu hạn các thương hiệu quốc gia do Nhà nước ủy nhiệm cho từng ban ngành phụ trách.
Hiện tại chúng ta có các hữu thể thương hiệu như: Vietnam Values (do Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương phụ trách); Thương hiệu Du lịch Việt Nam, Timeless Charms do Tổng cục Du lịch phụ trách...
Các cơ quan (VTV, VOV, Uỷ ban Unesco Việt Nam…) và tập đoàn ở tầm quốc gia (Vietnam Airlines, Viettel, Vinroup…) cũng liên đới và phối hợp thường xuyên trong xúc tiến quảng bá thương hiệu sản phẩm, thương hiệu dịch vụ và thương hiệu hình ảnh quốc gia ra thế giới. Đó chỉ là một vài miếng ghép trong thể thương hiệu quốc gia.
Ngay như một thương hiệu du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh (Vibrant Hochiminh City) cũng đóng vai trò quan trọng trong tổng thể thương hiệu quốc gia. Tương tự như thế cho sản vật quốc gia tiêu biểu (Phở, Bánh Mì, Áo dài…) hay di sản nổi tiếng, tất cả đều cần phải được xây dựng, đóng góp giá trị, gìn giữ tôn tạo sáng tạo và bảo vệ.
Thông qua một câu chuyện tưởng chừng rất nhỏ hiện tại là một hành vi sao chép ý tưởng chiếc áo dài Việt Nam, cũng là một dấu hiệu tiềm tàng của việc xâm phạm bản quyền hình ảnh hay di sản quốc gia. Nếu xảy ra thường xuyên dần dà sẽ dẫn đến việc thế giới sẽ không biết đó là di sản, sản phẩm, hình ảnh, hay bản quyền của quốc gia Việt Nam.
Dư luận công chúng, với trách nhiệm công dân đã lên tiếng cảnh báo. Diễn biến như vậy chưa đủ, mà thực tế cần phải có một cảnh báo bảo vệ hay thông báo chính thức trước dư luận về Bản quyền cấp quốc gia đối với Áo Dài Việt Nam. Tương tự như vậy cho một sự việc bất kỳ sẽ phát sinh trong tương lai, hình ảnh hay bản quyền cấp quốc gia do một cá nhân hay tổ chức nước ngoài xâm phạm (dù là cố ý hay không cố ý).
Thế nào là hình ảnh, bản quyền cấp quốc gia?
Đầu tiên đó cần phải là một danh mục được tìm kiếm, liệt kê, thẩm định và đệ trình cho cơ quan tối cao (Quốc hội hay một uỷ ban của Quốc hội) thông qua và từng bước sẽ thông báo cho các cơ quan ngoại giao và các tổ chức liên quan của quốc tế được biết.
Lâu nay việc này diễn ra khá thụ động, điển hình là bản quyền sản phẩm đặc sản địa phương nổi tiếng (quốc gia) là Nước Mắm Phú Quốc do một dự án của Uỷ ban Châu Âu hỗ trợ thực hiện (Dự án MUTRAP).
Học hỏi tham khảo từ các dự án tiêu biểu như vậy, các cơ quan của Việt Nam (sẵn có hay lập mới) sẽ thực thi trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ, bảo vệ, pháp lý hoá quyền sỡ hữu, tác quyền. bản quyền (cá nhân, hay địa phương, hay quốc gia, hay tổ chức hiệp hội…) hay một hình thức pháp lý khác. Để nhằm mục đích công bố chính thức và đăng ký dưới một hình thức pháp lý phù hợp, để gìn giữ như một tài sản quốc gia, như của để dành, tài nguyên quốc gia.
Rất cần những cơ quan chuyên trách từ quản lý nhà nước được giao và thực thi nhiệm vụ bảo vệ, phát huy và quảng bá rất nhiều di sản, hình ảnh, bản quyền cấp quốc gia. Bên cạnh thương hiệu (quốc gia) về du lịch và sản phẩm vật thế, nhóm thương hiệu hình ảnh và di sản (hay bản quyền) lâu nay bị xem nhẹ, chưa được khai thác bảo vệ và nhất là chuyển hoá thành lợi ích kinh tế.
Doanh nghiệp cũng vậy, chưa có ý thức tìm kiếm và phát huy giá trị kinh tế của những hình ảnh, giá trị hay bản quyền cực kỳ đa dạng và (về bản chất) có lợi thế và năng lực cạnh tranh rất cao do tính độc đáo (USP – unique selling points) thậm chí là độc hữu, đối với các dạng thức giá trị này.
Tài nguyên (bản quyền quốc gia) về giống cây trồng, vật nuôi
Chúng tôi nhận thấy trong một thời gian dài, tài sản (bản quyền) quốc gia về giống cây trồng và vậy nuôi… bị bỏ ngỏ. Vì vậy xin được nêu ở đây như một ví dụ điển hình về bảo vệ bản quyền thương hiệu quốc gia, giúp mọi người có tư duy về ‘thương hiệu quốc gia’ một cách thiết thực.
Một tập đoàn có doanh thu hàng chục tỷ USD và thống trị thị trường khắp thế giới, chỉ dựa vào một chiến lược duy nhất về giống cây trồng, đó chính là Monsanto (Hoa Kỳ). Hay như gần đây nhất Việt Nam đã phát triển được giống gạo đoạt giải Gạo ngon nhất thế giới (2019, giống gạo ST24 của TS. Hà Quang Cua). Đó là giá trị đóng góp to lớn cho tài sản quốc gia, dưới góc nhìn giá trị mềm và thương hiệu.
Nhìn vào thị trường đông dược và chăm sóc sức khoẻ nói chung, chúng ta thấy ngày càng có nhiều bài thuốc cổ truyền đang được thương mại hóa bài bản, mang lại doanh thu lớn cho doanh nnghiệp. Đó là một hướng phát triển đúng và rất có ý nghĩa đối với nhiều doanh nghiệp, và nó phát triển hài hòa với sứ mệnh cộng đồng và giá trị mềm quốc gia.
Từ thuốc đánh răng, súc miệng, dầu gội, dưỡng da cho đến sản phẩm ứng dụng công nghệ nano, thực phẩm thiên nhiên, organic cho đến giống cây trồng đặc hữu Việt Nam (cây Quế, trái Gấc, Trà, Thảo mộc, Yến sào, Linh Chi, Sâm Ngọc Linh…) với tiềm năng và sự đa dạng mà chúng tôi không kể hết. Chỉ riêng quyển sách cây thuốc và bài thuốc quý Việt Nam của GS. Đỗ Tất Lợi đã lên đến hàng nghìn loài cây thuốc và bài thuốc quý. Gien (DNA) cũng là một tài nguyên quốc gia.
Suy rộng ra, Việt Nam với di sản văn minh nông nghiệp hàng vạn năm, với điều kiện thiên nhiên thuận lợi, các bậc tiền nhân đã truyền lại hàng trăm, hàng nghìn giống cây trồng, vật nuôi và bí quyết canh tác, bí quyết chế biến sản phẩm (nhất là cây thuốc, bài thuốc) có giá trị và được lưu truyền rộng rãi, đồng thời cũng đang có nguy cơ bị thất truyền, nếu như không được gìn giữ, bảo vệ và khai thác… cũng như bảo vệ bản quyền quốc tế qua thực tiễn kinh doanh và bằng pháp lý.
Cổ vật của Việt Nam chưa được khai thác giá trị và hình ảnh đúng mức
Những năm gần đây Việt Nam cũng đã có một chính sách gìn giữ ‘báu vật quốc gia’. Tuy nhiên đó cũng mới là một mảnh ghép trong bức tranh tổng quan. Kể cả những báu vật mà không còn được sở hữu trực tiếp, thì vẫn có thể có một dạng chính sách khác, đó là ‘bảo vệ hình ảnh và bản quyền’.
Chẳng hạn kho tàng cổ vật văn hóa Đông Sơn không chỉ được lưu giữ tại Việt Nam mà còn bị chiếm đoạt và lưu giữ tại hàng chục bảo tàng nổi tiếng trên thế giới (Thuỵ Sỹ, Pháp, Anh, Mỹ, Hà Lan…) cả trong các bộ sưu tập tư nhân, đây là một nỗi đau của cả dân tộc trong quá trính bị đô hộ và bị thất thoát do chiến tranh và những giai đoạn rất khó khăn về kinh tế.
Tuy nhiên từng bước chúng tôi được biết và ghi nhận những nỗ lực (tuy hiếm hoi) của các tư nhân và gia đình trong nước cũng như ngoài nước, sưu tập và gìn giữ các bộ sưu tập quý giá về cổ vật văn hóa Việt Nam.
Trong hiểu biết còn hạn hẹp, chúng tôi xin đơn cử: Bộ sưu tập báu vật văn hoá Đông Sơn của bà Đặng Lan Hương (Pháp) cùng nhà trưng bày Hioco (www.galeriehioco.com).
Bộ sưu tập áo dài cung đình triều Nguyễn của tiến sĩ triết học Thái Kim Lan (Đức), tại Hội thảo thương hiệu Áo dài Huế. Trong hội thảo quan trọng này các nhà nghiên cứu đã làm rõ lịch sử hình thành của Áo dài Việt Nam. Tôi cũng được tham dự và thuyết trình về thương hiệu và chuỗi giá trị, tiềm năng của việc gìn giữ và quảng bá Áo dài Huế, Áo dài Việt Nam ra thế giới.
Trong một hội thảo gần đây về kinh tế nền tảng (platform economy) tổ chức bởi Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), TS. Nguyễn Đức Thành cho biết tổng số lượng cổ vật ước tính tại Việt Nam là hơn 500 nghìn hiện vật… Nếu có những nỗ lực ‘số hóa’ và xây dựng một ‘nền tảng’ kết nối, thì việc lưu giữ hình ảnh và quảng bá sẽ hiệu quả hơn, tạo ra nhiều lợi ích khác nhau từ tái hiện cho đến trưng bày ra công chúng thế giới, chứng minh bản quyền cũng như khai thác ứng dụng rất đa dạng…
Một nỗ lực khác, cũng không lớn nhưng rất ý nghĩa, đó là một nhóm các nhà thiết kế (mỹ thuật ứng dụng) ở Hà Nội bỏ công sức nghiên cứu thiết kế tập hợp hoa văn trang trí ứng dụng dựa trên cảm hứng và hoa văn mỹ thuật từ Tranh Đông Hồ và Tranh Hàng Trống…Ý niệm này đã gợi mở rất nhiều ứng dụng thực tế về hoạ tiết trang trí sản phẩm theo phong cách Việt Nam (thuần Việt) nhưng hài hòa với đương đại, và quan trọng là giàu bản sắc: từ hoa văn trên vải, giấy gói quà, nội thất, cho đến gốm sứ và mỹ nghệ phẩm…
Thay lời kết
Có thể việc gìn giữ, bảo vệ, phát huy, quảng bá và khai thác các giá trị văn hóa Việt, cả vật thể và phi vật thể… là một chiến lược sâu sắc mang lại lợi ích to lớn và thiết thực cho quốc gia, và cho mỗi doanh nghiệp và cá nhân. Một mặt khẳng định giá trị mềm phong phú của người Việt, một mặt phát huy và khai thác tiềm năng kinh tế và lợi thế cạnh tranh độc đáo (khác biệt) dựa trên bản sắc văn hóa, hình ảnh và giá trị mềm (thương hiệu) của Việt Nam.
(*) Bài viết thể hiện quan điểm của chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang, thuộc dự án góp phần nâng cao nhận thức về cơ hội và bảo vệ bản quyền, sở hữu trí tuệ, di sản, giá trị mềm quốc gia một cách thiết thực và hoài hoà các lợi ích liên quan.
Thủ tướng phê duyệt Chương trình Thương hiệu quốc gia 10 năm tới
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.