Tài chính
Nợ xấu tiệm cận đỉnh lịch sử: Ngân hàng lấy công bù thủ
Thay vì tăng trích lập dự phòng nợ xấu, nhiều ngân hàng đang 'đặt cửa' tăng trưởng tín dụng và tin rằng chất lượng tài sản sẽ sớm phục hồi.
Nợ xấu tiệm cận đỉnh
Báo cáo tài chính nửa đầu năm 2024 của các ngân hàng cho thấy, hầu hết đều ghi nhận tỷ lệ nợ xấu tăng so với cuối năm ngoái.
Số dư nợ xấu tuyệt đối của các ngân hàng tăng hơn 20% so với cuối năm ngoái, thậm chí ở một số ngân hàng, nợ xấu tuyệt đối tăng 30-50%.
Theo dữ liệu FiinGroup, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của 27 ngân hàng niêm yết được báo cáo tại thời điểm cuối tháng 6/2024 là 2,21%, đã tiệm cận trở lại vùng đỉnh lịch sử 2,24%. Tỷ lệ nợ xấu còn cho thấy vấn đề khi đã tăng hai quý liên tiếp.
“Tỷ lệ tạo mới nợ xấu là 0,16% trong quý II/2024, tăng quý thứ 2 liên tiếp, áp lực nợ xấu vẫn ở mức cao trong khi bộ đệm dự phòng giảm về đáy 5 năm”, bà Đỗ Hồng Vân, Trưởng phòng phân tích dữ liệu, Khối dịch vụ thông tin tài chính của FiinGroup cho biết.

Tỷ lệ nợ xấu tăng ở nhiều ngân hàng lớn như Vietinbank, Tehcombank, VPBank và Sacombank. Trong khi nợ cần chú ý giảm khoảng 19 nghìn tỷ đồng, tương đương 8,9% so với thời điểm đầu năm, thì nợ có khả năng mất vốn lại tăng mạnh hơn 11 nghìn tỷ đồng, tương đương 10,6%.
Nợ xấu tăng lên trong khi chi phí dự phòng ở mức vừa phải nhờ việc gia hạn Thông tư 02, khiến bộ đệm dự phòng tiếp tục mỏng đi, hạn chế khả năng xử lý nợ trong thời gian tới.
Tỷ lệ bao phủ nợ xấu đã giảm về 81,5% trong quý II/ 2024, mức thấp nhất kể từ khi Covid-19 xuất hiện và cách khá xa so với mức đỉnh 143,2% của quý III/2022.
Cụ thể, có tới 23 ngân hàng suy giảm bao phủ nợ xấu, trong đó suy giảm mạnh nhất là VietinBank (giảm 53,5%), tiếp đến là BIDV (giảm gần 49%), BacABank (giảm 45%) và Vietcombank (giảm 18,2%).
Hiện tại, toàn hệ thống chỉ còn sáu ngân hàng có quỹ dự phòng rủi ro đủ sức bao phủ trên 100% nợ xấu, bao gồm Vietcombank, BIDV, Agribank, VietinBank, MB và Techcombank. Đáng lưu ý, toàn hệ thống đang hơn 10 ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu chỉ dưới 50%.
Theo các chuyên gia, nợ xấu không chỉ là một chỉ số phản ánh rủi ro tín dụng, mà còn là thước đo cho thấy những khó khăn và rủi ro mà nền kinh tế đang phải đối mặt.
Nền kinh tế vẫn đang trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19 và chịu ảnh hưởng của biến động toàn cầu, khiến nhiều doanh nghiệp và cá nhân gặp khó khăn trong việc trả nợ.
Thêm nữa, một số khoản nợ xấu còn là kết quả của quá trình thẩm định tín dụng chưa chặt chẽ, khiến khả năng trả nợ của khách hàng bị đánh giá thấp.
Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhìn nhận, nợ xấu nội bảng có xu hướng tăng thêm khoảng 75,9 nghìn tỷ đồng so với cuối năm ngoái, trong khi nợ nội bảng, tiềm ẩn và cơ cấu lại tăng thêm khoảng 30,7 nghìn tỷ đồng.
Đặc biệt, nợ cơ cấu lại thời hạn và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 06 và Thông tư 02 tăng khá mạnh, cho thấy rằng nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc trả nợ và cần sự hỗ trợ từ các chính sách cơ cấu lại nợ.
Khi ngân hàng "lấy công bù thủ"
Điều thú vị là trong khi tỷ lệ nợ xấu đang tiệm cận đỉnh thì lợi nhuận toàn ngành ngân hàng thậm chí lại vượt đỉnh.
Thống kê từ FiinGroup cho thấy, lợi nhuận sau thuế của 27 ngân hàng niêm yết đạt gần 61 nghìn tỷ đồng trong quý II, vượt qua mức đỉnh lịch sử của quý trước. Lợi nhuận sau thuế toàn ngành tăng cao, tới 21,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tỷ lệ nợ xấu tăng, song trích lập dự phòng lại giảm và lợi nhuận tiếp tục tăng trưởng.
Điều này phần nào cho thấy các ngân hàng chưa quá quan ngại với rủi ro chất lượng tài sản.
Thay vì phòng thủ bằng cách tăng trích lập dự phòng, các ngân hàng đang nghiêng về hướng tấn công, tập trung tăng trưởng tín dụng và 'đặt cửa' chất lượng tài sản sẽ phục hồi khi nền kinh tế được cải thiện.
Theo FiinGroup, triển vọng tăng trưởng lợi nhuận ngành ngân hàng sẽ tiếp tục khả quan với bệ đỡ là nền kinh tế khởi sắc.
Xu hướng phục hồi đang diễn ra khá tích cực ở nhiều ngành thuộc nhóm phi tài chính, đây sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới.
“Phải thừa nhận rằng, chất lượng tài sản hệ thống ngân hàng đã suy giảm trong thời gian gần đây, nhưng chúng tôi tin rằng, chất lượng tài sản sẽ phục hồi trong những tháng tới, khi nền kinh tế Việt Nam được cải thiện.
Luật về bất động sản mới sẽ giúp các ngân hàng dễ dàng hơn trong việc ghi nhận giá trị từ tài sản thế chấp”, ông Barry Weisblatt David, Giám đốc Khối phân tích của chứng khoán VNDirect nhận định.
Đồng tình, công ty chứng khoán ACBS nhìn nhận có những tín hiệu cho thấy nợ xấu có thể sẽ được giảm dần áp lực vào nửa cuối năm, đặc biệt khi tăng trưởng tín dụng được kỳ vọng tốt hơn và thị trường bất động sản cũng tốt dần lên.
Nhóm chuyên gia ACBS cho rằng tỷ lệ chuyển nợ quá hạn phát sinh mới giảm xuống mức 0,4% dư nợ trong quý II thấp hơn mức 0,5% mỗi quý; cùng với đó là tỷ lệ nợ nhóm 2 giảm cho thấy áp lực về nợ xấu gia tăng trong thời gian tới sẽ giảm bớt.
“Bộ đệm dự phòng nhìn chung vẫn đủ để bao phủ gần như toàn bộ nợ xấu nhưng chưa đủ để bao phủ nợ tái cơ cấu tiềm ẩn chuyển thành nợ xấu. Việc gia hạn nợ tái cơ cấu đến hết năm 2024 có thể giúp chất lượng tài sản không phải chịu thêm áp lực nhưng không làm giảm áp lực trích lập dự phòng do các ngân hàng vẫn phải trích lập dự phòng 100% nợ tái cơ cấu đến hết năm 2024”, báo cáo của ACBS nhận định.
Chứng khoán KB Việt Nam nhận định, áp lực trích lập dự phòng rủi ro sẽ sớm tăng trở lại để củng cố lại bộ đệm, chuẩn bị cho công cuộc xử lý nợ giai đoạn 2025-2026.
Hiện tại, bức tranh nợ xấu vẫn chưa bộc lộ hết, nhờ tác động của việc kéo dài Thông tư 02. Mặc dù vậy, tiềm ẩn nợ xấu vẫn còn hiện hữu khi mức độ hồi phục của thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp chưa thực sự như kỳ vọng.
Lợi nhuận ngân hàng nửa đầu năm 2024: Nhóm tư nhân bứt phá
IFC bắt tay WDT giải quyết nợ xấu ngân hàng
Khoản đầu tư 60 triệu USD từ IFC và WFG sẽ giúp mua lại và giải quyết các khoản nợ xấu của các tổ chức tài chính trong nước.
TPBank kỳ vọng phục hồi nhờ kiểm soát tỷ lệ nợ xấu
VIS Rating đánh giá năng lực độc lập của TPBank thể hiện cơ cấu nguồn vốn và khả năng sinh lời ở mức mạnh, an toàn vốn ở mức trên trung bình cũng như rủi ro tài sản và nguồn thanh khoản ở mức trung bình.
Nợ xấu ngân hàng lại tăng cao
Xu hướng nợ xấu tăng trở lại trong quý đầu năm cho thấy sự cải thiện về chất lượng tài sản cuối năm ngoái chỉ mang tính thời vụ. Ước tính trong quý đầu năm, số dư nợ xấu của ngành ngân hàng đã tăng thêm 14% so với cuối năm 2023, lên 224.000 tỷ đồng.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Cách ngân hàng số lắng nghe khách hàng từ những giao dịch nhỏ
Chỉ qua một tính năng nhỏ, ngân hàng số Cake by VPBank đã chứng minh được năng lực công nghệ, cũng như khả năng am hiểu người tiêu dùng.
Quyết liệt gỡ điểm nghẽn để nâng hạng thị trường chứng khoán vào tháng 9
Chính phủ đang thể hiện rõ quyết tâm loại bỏ mọi điểm nghẽn nhằm tiến tới mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán vào tháng 9/2025.
21 ngân hàng sẵn sàng cho gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng là “công cụ điều hành vĩ mô quan trọng” để hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng trọng điểm và công nghệ số.
VinFast vay 110 triệu USD xây nhà máy ô tô tại Indonesia
VinFast vừa ký kết với ngân hàng BNI và Maybank cho khoản vay hợp vốn dài hạn tương đương 110 triệu USD để xây dựng nhà máy lắp ráp xe điện tại Subang, Tây Java, Indonesia.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.