Nông sản Việt vẫn phụ thuộc quá nhiều vào các 'ông tơ, bà mối' Trung Quốc'

Quỳnh Chi Thứ tư, 06/06/2018 - 08:34

Thương lái Trung Quốc vào đến tận vùng sâu, vùng xa, đến bất cứ ngõ hẻm nào của Việt Nam và họ giỏi hơn chúng ta bởi họ biết Việt Nam có gì ngon nhất, thời điểm nào thu hoạch tốt nhất để thu mua.

Bà Nguyễn Thị Thành Thực, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Bagico.

Đây là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thành Thực, Chủ tịch Công ty Bagico tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam chuyên đề nông nghiệp. Nhìn lại hơn 20 năm kinh nghiệm làm thương lái bôn ba khắp mọi miền để buôn bán các mặt hàng nông sản Việt sang Trung Quốc, bà Thực thừa nhận phải thầm cảm ơn các nhà buôn nước này vì đã truyền cho mình nhiều kinh nghiệm trên thương trường.

Đơn cử như việc mua quả vải, thông qua thương lái Trung Quốc, bà biết được thời điểm thu mua vải thiều tốt nhất là từ sau 7h sáng đến không quá 10h trưa, bởi vải trước 7h là vải tồn của ngày hôm trước còn sau 10h là lúc chất lượng vài bị kém đi.

"Có những câu chuyện ở đó nhà khoa học cần số hoá, còn chúng tôi làm thực tế. Bà con Lục Ngạn làm được như ngày hôm nay cũng nhờ rất nhiều từ kinh nghiệm của thương lái Trung Quốc", bà Thực nhấn mạnh.

Lãnh đạo Bagico còn cho biết, thương lái Trung Quốc không chỉ buôn bán nông sản thô mà còn là đầu nậu phân phối cả các thiết bị công nghệ, họ biết mua gì và mua ở đâu cho tốt. Do đó, bà Thực cho rằng nếu tận dụng được lực lượng này, nông nghiệp Việt Nam sẽ có thêm được phần giá trị gia tăng.

Tuy nhiên, nếu nhìn nhận câu chuyện này ở một khía cạnh khác, có thể thấy sự vươn mình của nhiều sản phẩm nông sản Việt lại đang phụ thuộc quá nhiều vào các "ông tơ, bà mối" người Trung Quốc.

Cụ thể hiện nay, số lượng thương lái Việt tham gia vào khâu thu mua tận gốc không còn nhiều như trước, thay vào đó là các thương lái người Trung Quốc. Trong khi đó, bà Thực nhìn nhận nông sản Việt lại đang chẳng khác nào một "cô gái quê danh giá chờ người đến tán tỉnh".

Có lẽ, đây cũng chính là lý do tại sao các nhà buôn người Trung Quốc nắm rất rõ thông tin về sản phẩm của Việt Nam, họ biết được sản sản phẩm nào là ngon nhất và thời điểm nào là thích hợp nhất để thu mua.

Do đó, bà Thực cho rằng Việt Nam cần nghiêm túc suy nghĩ lại về việc chủ động mang nông sản Việt trực tiếp đến tay người tiêu dùng quốc tế, đặc biệt là một thị trường gần và lớn như Trung Quốc.

"Muốn bán hàng thì cần đến chợ, và một trong những cái chợ lớn nhất hiện nay là Trung Quốc; tuy nhiên, nông sản Việt Nam hiện không có gian hàng nào ở đó; tất cả việc bán hàng sang Trung Quốc chỉ được thực hiện qua các thương lái", bà Thực cho biết. 

Như đánh giá của tiến sỹ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung Quốc hiện là một thị trường lớn và tiềm năng đối với nông sản Việt Nam. Dân số Trung Quốc đang tăng lên mạnh và nhu cầu đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy, sản, đặc biệt gạo và rau quả là rất cao. 

Trong khi đó, bà Thực cho rằng Việt Nam hiện mới chỉ làm tốt ở khâu nguyên liệu; quan tâm nhiều ở khâu cung ứng nhưng lại đang bỏ lỡ các khâu khác. 

Theo đó, nếu muốn dẫn dắt thị trường nông sản, người Việt cần dẫn dắt cả khâu sản xuất, đặc biệt tận dụng sự hỗ trợ của thương mại điện tử trong bối cảnh công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ. 

Gỡ nút thắt cho nông nghiệp Việt

Gỡ nút thắt cho nông nghiệp Việt

Tiêu điểm -  6 năm
Theo Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn Phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, những bất cập trong khâu chế biến, tổ chức còn nhỏ lẻ và thiếu tính liên kết là những rào cản lớn đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam.
Gỡ nút thắt cho nông nghiệp Việt

Gỡ nút thắt cho nông nghiệp Việt

Tiêu điểm -  6 năm
Theo Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn Phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, những bất cập trong khâu chế biến, tổ chức còn nhỏ lẻ và thiếu tính liên kết là những rào cản lớn đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam.
Cô gái Việt bỏ Paris về Tây Nguyên khởi nghiệp với nông nghiệp hữu cơ

Cô gái Việt bỏ Paris về Tây Nguyên khởi nghiệp với nông nghiệp hữu cơ

Doanh nghiệp -  6 năm

Sau 10 năm du học và làm việc ở trời Âu, cô gái trẻ Tyna Giang với giấc mơ “tìm kiếm sự hòa hợp vĩnh hằng giữa con người và thiên nhiên” đã quyết định trở về Việt Nam làm nông nghiệp hữu cơ ở tuổi 33.

Khách Tây thích cưỡi trâu, cấy lúa và sức hút của du lịch nông nghiệp

Khách Tây thích cưỡi trâu, cấy lúa và sức hút của du lịch nông nghiệp

Leader talk -  6 năm

Du lịch nông nghiệp là một thị trường ngách mà Việt Nam có rất nhiều tài nguyên để có thể cung cấp những sản phẩm tốt cho cả người Việt Nam và du khách nước ngoài.

Biến nông nghiệp thành cỗ máy kiếm tiền cho du lịch Việt Nam

Biến nông nghiệp thành cỗ máy kiếm tiền cho du lịch Việt Nam

Leader talk -  6 năm

Việt Nam là đất nước nông nghiệp, 70% là nông dân, vì vậy, phát triển nông nghiệp, nông thôn, kết hợp với du lịch là con đường xóa đói giảm nghèo nhanh nhất, tạo ra một cuộc sống tốt, chất lượng cao, văn hóa, văn minh, đời sống ổn định, bền vững và hạnh phúc.

Ba cảnh báo lớn nhất về nông nghiệp hữu cơ

Ba cảnh báo lớn nhất về nông nghiệp hữu cơ

Leader talk -  6 năm

Đầu tư nông nghiệp đang là phong trào, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  14 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.