Phát triển bền vững

Nông thôn mới trong kỷ nguyên mới

Hoàng Đông Thứ hai, 24/02/2025 - 09:22
Nghe audio
0:00

Nông thôn mới trong giai đoạn tiếp theo cần tập trung vào phát triển bền vững dựa trên điều kiện riêng của từng vùng miền, địa phương.

Nông thôn mới trong giai đoạn tiếp theo cần chú trọng kinh tế nông nghiệp bền vững. Ảnh: Hoàng Anh.

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới lần đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2010, với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh trật tự và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng nông thôn.

Sau 15 năm triển khai, chương trình nông thôn mới đã đạt được nhiều kết quả tích cực, có thể kể đến như 100% xã, 99% thôn khu vực nông thôn đã có điện, gần 99,7% xã có đường ô tô từ trụ sở UBND xã đến trụ sở UBND huyện, phủ sóng rộng khắp mạng di dộng, internet.

Đánh giá cao những kết quả trên, ông Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhận định, chương trình nông thôn mới và thành quả phát triển kinh tế, xã hội nói chung đã thay đổi diện mạo của khu vực nông thôn. Do đó, trong giai đoạn mới, chương trình nông thôn mới cần có sự thay đổi để phù hợp.

“Chương trình nông thôn mới như một chiếc áo đã chật, nếu tiếp tục xây dựng theo hướng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, sẽ chỉ là cách làm mang tính cơi nới”, ông Phát đánh giá.

Nguyên lãnh đạo ngành nông nghiệp và nông thôn đề xuất đổi tên gọi thành chương trình xây dựng nông thôn hiện đại. Chương trình này sẽ tập trung vào phát triển kinh tế nông thôn nhằm nâng cao thu nhập khu vực nông thôn nhưng dựa trên bản sắc, đặc thù văn hóa, truyền thống, con người của từng vùng miền, địa phương.

Cụ thể, chương trình cần tôn trọng sự khác biệt giữa các vùng miền và dân tộc, qua đó đưa ra những tiêu chí và giải pháp riêng. Theo ông Phát, không thể sử dụng tiêu chí của miền Bắc áp cho nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long, hoặc nông thôn của người Kinh áp cho những bản làng người Thái, người Tày.

Như vậy, chương trình nông thôn mới sẽ phát huy được vai trò giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo và đa dạng của dân tộc.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh mới, ông Phát đề nghị chương trình cần chú trọng một mục tiêu lớn là bảo vệ môi trường và tăng khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu.

Phó chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan tại hội thảo tham vấn lấy ý kiến góp ý định hướng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2026 – 2030. Ảnh: Bộ NN&PTNT

Đồng quan điểm với ông Phát, Phó chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan khẳng định về động lực phát triển mới cho khu vực nông thôn.

“Nếu trước đây, phát triển nông thôn thông qua hạ tầng thì giai đoạn sắp tới, nông thôn sẽ phát triển bằng tri thức, kết nối và nền kinh tế nông nghiệp bền vững”, Phó chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Ông Hoan khái quát sáu nhóm giải pháp cho chương trình nông thôn mới.

Thứ nhất, xây dựng cộng đồng nông thôn có tri thức và đưa tri thức về làng. Tri thức là sức mạnh quan trọng để một mặt bảo tồn những bản sắc truyền thống như làng nghề, di tích, mặt khác thúc đẩy những lĩnh vực mới như đổi mới sáng tạo, du lịch nông thôn, phát triển nông nghiệp hiện đại và có tính liên kết.

Thứ hai, phát triển kinh tế nông thôn gắn với bảo tồn, phát huy những nghề truyền thống, trong đó chú trọng kết hợp các nghề truyền thống với công nghệ mới, phát triển du lịch làng nghề để nâng cao giá trị, khẳng định vị thế các sản phẩm truyền thống.

Thứ ba, thúc đẩy du lịch nông nghiệp, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tại nông thôn. Trong đó, du lịch nông nghiệp có thể trở thành kênh giới thiệu văn hóa, ẩm thực, làng nghề truyền thống cho du khách trong và ngoài nước.

Thứ tư, phát triển kinh tế trang trại bền vững, hiện đại, tăng cường liên kết nông dân với hợp tác xã và doanh nghiệp.

Thứ năm, xây dựng nông thôn đáng sống, hài hòa giữa truyền thống với hiện đại. Theo Phó chủ tịch Quốc hội, không nhất thiết phải đô thị hóa nông thôn bằng máy móc, thay vào đó là giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, không gian văn hóa nhưng kết hợp với công nghệ, hạ tầng để người dân không bị bỏ lại phía sau.

Cuối cùng, xây dựng nông thôn có môi trường sống lành mạnh, trong lành, trở thành nơi đáng sống về cả vật chất lẫn tinh thần.

Khánh Hoà, Ninh Thuận làm du lịch nông thôn được không?

Khánh Hoà, Ninh Thuận làm du lịch nông thôn được không?

Tiêu điểm -  1 năm
Con đường để những địa phương có thế mạnh về du lịch biển như Khánh Hoà, Ninh Thuận phát triển thêm du lịch nông thôn như một hướng đi mới để tăng sức hút với du khách và xây dựng nông thôn mới, còn ghập ghềnh khó đi.
Khánh Hoà, Ninh Thuận làm du lịch nông thôn được không?

Khánh Hoà, Ninh Thuận làm du lịch nông thôn được không?

Tiêu điểm -  1 năm
Con đường để những địa phương có thế mạnh về du lịch biển như Khánh Hoà, Ninh Thuận phát triển thêm du lịch nông thôn như một hướng đi mới để tăng sức hút với du khách và xây dựng nông thôn mới, còn ghập ghềnh khó đi.
Hành trình công nghệ hóa nông nghiệp bền vững

Hành trình công nghệ hóa nông nghiệp bền vững

Doanh nghiệp -  2 tuần

Gần hai thập kỷ làm nông nghiệp, Tập đoàn TH không ngừng ứng dụng công nghệ hiện đại vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững, giải quyết bài toán tự nhiên không thuận lợi, biến những vùng đất sản xuất nông nghiệp thiếu hiệu quả thành thủ phủ của nhiều loại sản vật.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 65 tỷ USD trong năm tới

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 65 tỷ USD trong năm tới

Tiêu điểm -  1 tháng

Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3,4 – 3,5% trong năm 2025, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 64 – 65 tỷ USD.

Nông dân Việt hưởng ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Nông dân Việt hưởng ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Phát triển bền vững -  2 tháng

Phát thải ròng bằng 0 được đông đảo người nông dân hưởng ứng và xem như cơ hội để đổi mới mô hình sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế.

H&M muốn xây nhà máy tái chế tỷ đô tại Việt Nam

H&M muốn xây nhà máy tái chế tỷ đô tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  3 ngày

Tập đoàn Syre, công ty con của H&M, mong muốn xây dựng nhà máy tái chế sợi polyester tại Việt Nam, quy mô từ 700 triệu đến 1 tỷ USD.

Giảm phát thải, ‘hái’ ra tiền

Giảm phát thải, ‘hái’ ra tiền

Phát triển bền vững -  3 ngày

Giảm phát thải vừa là giải pháp bảo vệ môi trường, vừa là “kênh” kiếm tiền mới cho người dân và doanh nghiệp.

Kinh tế tuần hoàn có thể trở thành động lực tăng trưởng mới?

Kinh tế tuần hoàn có thể trở thành động lực tăng trưởng mới?

Phát triển bền vững -  2 tuần

Kinh tế tuần hoàn nhằm tiết kiệm tài nguyên, tối ưu hóa hiệu suất của doanh nghiệp, có thể trở thành động lực tăng trưởng theo lý thuyết kinh tế học.

Lao động ngoài trời gánh chịu biến đổi khí hậu

Lao động ngoài trời gánh chịu biến đổi khí hậu

Phát triển bền vững -  2 tuần

Lao động ngoài trời, yếu tố giúp thành phố vận hành trơn tru, phải chịu ảnh hưởng lớn từ biến đổi khí hậu nhưng lại bị bỏ qua trong lưới an sinh xã hội.

Ngành tái chế bước vào kỷ nguyên mới

Ngành tái chế bước vào kỷ nguyên mới

Phát triển bền vững -  2 tuần

Ngành tái chế, từ một ngành công nghiệp manh mún, tự phát và lạc hậu, đang dần tái định hình, khẳng định vị thế trong kỷ nguyên mới.

Xanh SM có còn cơ hội trong mảng giao đồ ăn?

Xanh SM có còn cơ hội trong mảng giao đồ ăn?

Doanh nghiệp -  4 phút

Tham vọng của Xanh SM trong mảng giao đồ ăn sẽ gặp trở ngại lớn bởi ShopeeFood và Grab, hiện đang chiếm hơn 95% thị phần tại Việt Nam.

UBND TP. Huế và Vingroup ký hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

UBND TP. Huế và Vingroup ký hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Tiêu điểm -  10 phút

UBND thành phố Huế và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững và hưởng ứng cam kết của Chính phủ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

TPBank ChatPay được The Asian Banker vinh danh 'sản phẩm sáng tạo ngân hàng số tốt nhất khu vực'

TPBank ChatPay được The Asian Banker vinh danh 'sản phẩm sáng tạo ngân hàng số tốt nhất khu vực'

Nhịp cầu kinh doanh -  47 phút

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) vừa xuất sắc giành giải thưởng Chatpay - sản phẩm sáng tạo ngân hàng số tốt nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương (Best Social Banking Initiative in Asia Pacific for 2025). Giải thưởng vừa được The Asian Banker vinh danh tối 20/2/2025 tại Nhật Bản.

Xe điện VinFast đã qua sử dụng tạo cơn sốt trên thị trường xe cũ

Xe điện VinFast đã qua sử dụng tạo cơn sốt trên thị trường xe cũ

Nhịp cầu kinh doanh -  54 phút

Các mẫu xe điện VinFast đang trở thành “hàng hot” được săn đón trên thị trường xe cũ bởi chất lượng tốt so với giá thành, thời gian bảo hành dài gấp nhiều lần đối thủ và người mua xe cũ vẫn được hưởng những chính sách chăm sóc khách hàng cực tốt từ chính hãng.

Vikki Digital Bank tấp nập đón khách tới giao dịch

Vikki Digital Bank tấp nập đón khách tới giao dịch

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Một chương mới đang mở ra cho tương lai nghề nghiệp của hơn 4.000 nhân viên tận tâm, chu đáo, trong không gian hiện đại, thân thiện và tiện nghi.

Visual Thinking: Đổi mới quản trị doanh nghiệp

Visual Thinking: Đổi mới quản trị doanh nghiệp

Tủ sách quản trị -  1 giờ

Visual Thinking chính là cách mạng hóa quản trị doanh nghiệp bằng tư duy hình ảnh, giải quyết vấn đề sáng tạo, thúc đẩy đổi mới và tăng hiệu quả hoạt động.

UN Global Compact: Định hướng tích hợp ESG

UN Global Compact: Định hướng tích hợp ESG

Sổ tay quản trị -  1 giờ

Khám phá cách UN Global Compact giúp doanh nghiệp Việt Nam tích hợp ESG vào quản trị, chiến lược và chính sách bền vững.