Phát triển bền vững

Nông dân Việt hưởng ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Phạm Sơn Thứ hai, 25/11/2024 - 08:41

Phát thải ròng bằng 0 được đông đảo người nông dân hưởng ứng và xem như cơ hội để đổi mới mô hình sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế.

Người nông dân mong muốn đóng góp vào mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Ảnh: Hoàng Anh

“Chúng tôi được cán bộ Hội Nông dân, chính quyền địa phương truyền đạt về cam kết của Chính phủ đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050 và hoàn toàn đồng tình, ủng hộ mục tiêu này”, Nông dân xuất sắc 2022 tại huyện Yên Dũng, tỉnh Yên Bái Hoàng Đình Quê nêu ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường và Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam.

Ông Quê cho biết thêm, hiện nay, gia đình ông đang xây dựng trang trại tuần hoàn khép kín với 2,5 nghìn con lợn, xử lý chất thải bằng trùn quế, đồng thời bày tỏ mong muốn được các bộ, ngành, cơ quan hữu quan quan tâm, hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn để tiếp tục phát triển mô hình này.

Cùng chung mong muốn giảm phát thải ngành nông nghiệp, ông Nguyễn Hồ Nguyên, Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Lenger Việt Nam, giới thiệu về lĩnh vực nuôi và chế biến ngao có mức phát thải rất thấp và tiềm năng nhanh chóng đạt được phát thải ròng bằng 0.

Bên cạnh đó, với tổng diện tích 9 nghìn ha, sản lượng đạt 300 nghìn tấn mỗi năm, nghề nuôi ngao đã góp phần thay đổi, nâng cao đời sống, sinh kế của rất nhiều bà con nông dân ven biển Thái Bình, Nam Định

Đóng góp tại Diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường lắng nghe nông dân nói”, ông Nguyên mong muốn có định hướng quy hoạch ngành nuôi ngao và tạo điều kiện cho người dân thuê đất nuôi ngao ít nhất 3 – 5 năm trở lên, thay vì tổ chức đấu thầu bãi nuôi từng năm một như hiện nay.

Còn đối với Hợp tác xã Nấm Tam Đảo, các giải pháp giảm nhẹ cường độ phát thải ròng bằng 0 có thể đem lại cơ hội kinh tế. Giới thiệu mô hình trồng dâu nuôi tằm theo vùng tập trung, ông Nguyễn Quốc Huy, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Hợp tác xã Nấm Tam Đảo, đặt câu hỏi, liệu mô hình trồng dâu có thể được đo đếm và cấp tín chỉ carbon, tạo ra nguồn lợi mới cho người nông dân.

Song song với giảm phát thải khí nhà kính, chất thải ngành nông nghiệp cũng là mối quan tâm chung của nhiều nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp. Ông Võ Quan Huy, Nông dân Việt Nam xuất sắc, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An, mong muốn có các chính sách liên quan đến xử lý chất thải rắn, rác thải trong sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nông sản đạt được các tiêu chí xuất khẩu đi những thị trường khó tính.

Đồng hành với nông nghiệp đưa phát thải ròng về 0

Ghi nhận những ý kiến của bà con nông dân, ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và môi trường, cho biết, ngành nông nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng đóng góp vào mục tiêu đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050.

Đây cũng là cơ hội đem lại giá trị kinh tế mới cho ngành nông nghiệp, chẳng hạn như thương vụ chuyển nhượng 10,3 triệu tấn carbon giảm thải từ rừng cho Ngân hàng Thế giới. Hay gần đây, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng đang phối hợp với các đối tác để chuyển nhượng tín chỉ carbon từ Đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Ông Cường cho biết, để hỗ trợ bà con nông dân, Cục Biến đổi khí hậu sẽ tham mưu cho Bộ Tài nguyên và môi trường phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đưa ra những tiêu chí hướng dẫn cụ thể. Từ những hướng dẫn này, ông Cường kỳ vọng bà con nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp từng bước làm quen, thực hành tốt những giải pháp nông nghiệp bền vững, phát thải thấp.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Đỗ Đức Duy tại Diễn đàn Lắng nghe nông dân nói. Ảnh: Dân Việt

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Đỗ Đức Duy tỏ ra rất hoan nghênh những sáng kiến, giải pháp giảm nhẹ phát thải trong nông nghiệp được bà con nông dân nêu ra với Bộ trưởng và Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam.

Bộ trưởng nhấn mạnh một số giải pháp phát triển ngành nông nghiệp, bao gồm thực hành sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, hoàn thiện hệ thống pháp lý về bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, qua đó giải quyết vấn đề ô nhiễm, suy giảm tài nguyên, suy giảm đa dạng sinh học ở khu vực sản xuất nông nghiệp.

Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và môi trường cho biết, Bộ sẽ nghiên cứu, tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã những cơ chế, chính sách nhằm tiếp cận thuận lợi hơn với các giải pháp sản xuất xanh, bảo vệ môi trường.

“Các giải pháp tới đây sẽ giải quyết căn cốt vấn đề môi trường trong sản xuất nông, lâm nghiệp, làm nền tảng đưa nông sản của chúng ta bước ra các thị trường khó tính”, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy khẳng định.

Vòng luẩn quẩn nông nghiệp và tín dụng bao giờ mới thoát?

Vòng luẩn quẩn nông nghiệp và tín dụng bao giờ mới thoát?

Phát triển bền vững -  5 ngày
Tín dụng khó tiếp cận, chưa phù hợp với điều kiện sản xuất khiến lúa gạo cũng như ngành nông nghiệp miền Tây chưa phát huy hết tiềm năng.
Vòng luẩn quẩn nông nghiệp và tín dụng bao giờ mới thoát?

Vòng luẩn quẩn nông nghiệp và tín dụng bao giờ mới thoát?

Phát triển bền vững -  5 ngày
Tín dụng khó tiếp cận, chưa phù hợp với điều kiện sản xuất khiến lúa gạo cũng như ngành nông nghiệp miền Tây chưa phát huy hết tiềm năng.
Gỡ 'nút thắt' tín dụng cho nông nghiệp công nghệ cao nhìn từ Tập đoàn TH

Gỡ 'nút thắt' tín dụng cho nông nghiệp công nghệ cao nhìn từ Tập đoàn TH

Tài chính -  1 tuần

Nhờ nguồn tín dụng và tư vấn của các ngân hàng thương mại từ những ngày đầu, Tập đoàn TH đã thành công phát triển nông nghiệp hiện đại, trở thành doanh nghiệp đi đầu về nông nghiệp xanh, nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam.

Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững

Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững

Phát triển bền vững -  1 tháng

Định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ngay từ những ngày đầu đã giúp Phúc Sinh trở thành một trong những người dẫn dầu xuất khẩu hồ tiêu và cà phê.

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đặt mục tiêu tham vọng

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đặt mục tiêu tham vọng

Tiêu điểm -  1 tháng

Ngoài cột mốc về xuất khẩu nông lâm thủy sản, ngành nông nghiệp còn đặt mục tiêu tăng cường thu hút vốn FDI, tăng cường nông nghiệp công nghệ cao.

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay

Tài chính -  20 phút

Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Tiêu điểm -  1 giờ

Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.

Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội

Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.

Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn

Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn

Tài chính -  1 giờ

Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.

Nông dân Việt hưởng ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Nông dân Việt hưởng ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Phát triển bền vững -  1 giờ

Phát thải ròng bằng 0 được đông đảo người nông dân hưởng ứng và xem như cơ hội để đổi mới mô hình sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế.

Nam Long tiếp tục 'đảo nợ' 1.000 tỷ đồng trái phiếu

Nam Long tiếp tục 'đảo nợ' 1.000 tỷ đồng trái phiếu

Tài chính -  1 giờ

Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên Nam Long phải phát hành trái phiếu để “đảo nợ” trong năm 2024.

Đọc nhiều