Doanh nghiệp
Hành trình công nghệ hóa nông nghiệp bền vững
Gần hai thập kỷ làm nông nghiệp, Tập đoàn TH không ngừng ứng dụng công nghệ hiện đại vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững, giải quyết bài toán tự nhiên không thuận lợi, biến những vùng đất sản xuất nông nghiệp thiếu hiệu quả thành thủ phủ của nhiều loại sản vật.
Hồi sinh sản vật tiến vua
“Cam Xã Đoài mọng nước
Giọt vàng như mật ong
Bổ cam ngoài cửa trước
Hương bay vào cửa sau”
Đây là câu thơ của cố nhà thơ Phạm Tiến Duật về giống cam Xã Đoài đặc sản nức tiếng của Nghệ An. Cam Xã Đoài có nguồn gốc đặc biệt khi theo người Tây Ban Nha du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 19. Trong đó, người đầu tiên trồng cây cam tại vùng đất Xã Đoài được cho là danh sĩ Nguyễn Trường Tộ. Tương truyền cam Xã Đoài từng được dùng làm đặc sản tiến vua, được tôn lên hàng thượng đẳng trong các giống cam.
Kể từ đó, cam Xã Đoài trở thành đặc sản nức tiếng của xứ Nghệ, được người dân khắp cả nước biết đến, thường xuất hiện trong nhiều tác phẩm thơ ca, nhạc họa. Giai đoạn 1970-1980 là thời hoàng kim của cam Xã Đoài, khi toàn xã trồng gần 60ha, cam là mặt hàng kinh tế lớn, lợi nhuận cao.
Mặc dù vậy, qua thời gian, do thoái hóa gen, các vườn cam bị thoái hóa, thu hẹp và chết dần do đất bạc màu và dịch bệnh, đến năm 2015 chỉ còn 6ha. Nhiều nông dân địa phương, mất niềm tin, đã từ bỏ vườn cam của mình.
Năm 2018, Tập đoàn TH đã bắt đầu đầu tư, nghiên cứu “hồi sinh” giống cam này trên quy mô lớn.
“Xuất phát từ thực trạng đáng báo động của vùng cam nơi đây, tập đoàn TH đã quyết tâm xây dựng một mô hình thực nghiệm ứng dụng công nghệ cao để bảo tồn giống cam Xã Đoài – niềm tự hào của xứ Nghệ”, ông Phan Tuấn Cường, Giám đốc Mô hình thực nghiệm công nghệ cao Cam FVF, chia sẻ.
Tại xã Nghĩa Đàn, Tập đoàn TH chọn giống cam CS1, có nguồn gốc từ cam Xã Đoài và trồng tập trung ứng dụng công nghệ cao với diện tích lên đến 70ha, lấy thương hiệu Cam tươi FVF.
Chỉ trong vòng sáu năm, vườn cam quy mô lớn bậc nhất miền Trung này đã trở thành một biểu tượng của sự chuyển mình trong nông nghiệp vùng Nghệ An.
Những cây cam trên 60% diện tích đất đã bắt đầu cho trái vào năm thứ ba, đạt năng suất trên 20 tấn mỗi ha với vị ngọt thanh đặc trưng. Từ chỗ gần như “tuyệt chủng”, khu vườn của Tập đoàn TH nay có thể cung cấp ra thị trường hơn 1.000 tấn cam tiến vua mỗi năm.
Với quy trình sản xuất chặt chẽ và bài bản, những trái cam FVF đạt tiêu chuẩn VietGap và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm TCVN 11892-1:2017 nhanh chóng có mặt trên các kệ hàng siêu thị khắp cả nước, được người tiêu dùng đón nhận nồng nhiệt.
Mô hình cam FVF không chỉ cung cấp những trái cam tươi ngon, an toàn mà còn góp phần hiện thực hóa “Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021–2030, tầm nhìn đến năm 2050” của Chính phủ, trong đó nhấn mạnh mục tiêu phát triển nông nghiệp xanh, bền vững và ứng dụng công nghệ tiên tiến.
Điều tạo nên sự khác biệt của vườn cam này chính là việc ứng dụng toàn diện công nghệ cao trong mọi khâu sản xuất. Hệ thống tưới nhỏ giọt hiện đại theo công nghệ Israel đã giúp tiết kiệm đến hai phần ba lượng nước, tăng năng suất 30%, giảm thiểu nhân công và và quản lý dễ dàng trên ứng dụng cài đặt trên điện thoại.
Hệ thống cảm biến hiện đại theo dõi và cập nhật chi tiết các chỉ số như dinh dưỡng, độ ẩm, độ pH, ánh sáng và tốc độ gió.
Dựa trên dữ liệu này, hệ thống tự động phân tích nhu cầu dinh dưỡng của cây và kích hoạt tưới nước ngay khi phát hiện dấu hiệu thiếu hụt, đảm bảo quá trình chăm sóc tối ưu và hiệu quả. Ông Cường tự hào chia sẻ: “Trước đây, tưới toàn bộ 70ha cam cần đến 30 người làm việc liên tục trong 15 ngày. Nay chỉ cần một người và 3 ngày là hoàn thành.”
Cam FVF được trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, sử dụng phân hòa tan NPK 12-4-36 nhập khẩu từ Israel kết hợp với phân hữu cơ Greenma do Tập đoàn TH sản xuất. Đây là loại phân hữu cơ tận dụng nguyên liệu từ trang trại bò sữa TH, vừa thân thiện với môi trường vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Thay đổi một vùng đất, một ngành nghề
Câu chuyện của giống cam FVF chỉ là một trong nhiều dự án nông nghiệp thành công của Tập đoàn TH. Gần hai thập kỷ làm nông nghiệp, tập đoàn TH luôn đối mặt và giải quyết bài toán tự nhiên không thuận lợi thành thủ phủ của nhiều loại sản vật.
Mùa hè tại Nghĩa Đàn, Nghệ An, trời có thể nắng tới 11 tiếng mỗi ngày, nhiệt độ ngoài trời thường xuyên xấp xỉ 40 độ C. Khí hậu gió Lào nóng và khô của miền Trung đầy khắc nghiệt khiến cho ai cũng ngỡ ngàng khi đây lại là nơi đặt một trong những thủ phủ bò sữa - một loài gia súc ôn đới - lớn nhất thế giới.
Cụm trang trại tại Nghĩa Đàn có diện tích quy hoạch 8.100 ha, năng suất trung bình mỗi bò sữa đạt tới 36 lít sữa mỗi ngày, mức tuyệt vời khi so sánh với ngành chăn nuôi bò sữa khu vực và thế giới.
Ước tính mỗi năm, trang trại cung cấp ra hàng trăm triệu lít sữa tươi sạch nguyên liệu để cung cấp cho nhà máy chế biến làm ra những sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên thương hiệu TH true MILK quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam, đó là sữa tươi sạch, sữa chua, kem, bơ, sữa hạt… mang thương hiệu TH.
Dự án cũng thay đổi bản chất ngành sữa Việt Nam. Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết khi Tập đoàn TH bắt đầu triển khai dự án vào năm 2008, Việt Nam có khoảng 500 nhãn hiệu sữa khác nhau, nhưng phần lớn là sữa hoàn nguyên với khoảng 92% thị trường sữa dạng lỏng.
Đây cũng là thời điểm thị trường sữa thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng sữa nhiễm melamine tại Trung Quốc, dẫn tới nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của người tiêu dùng.
Sự góp mặt của TH true MILK – đơn vị đầu tiên được phép viết dòng chữ “sữa tươi sạch” lên bao bì đã thúc đẩy các doanh nghiệp chế biến sữa cạnh tranh về chất lượng, phải thực sự chăn nuôi bò sữa, từ đó đưa tỉ lệ sản phẩm sữa tươi tăng từ 8% năm 2008 lên đến khoảng 55% vào năm 2022.
Trong đó, sản phẩm sữa tươi TH true MILK đang chiếm khoảng 45% thị phần khu vực thành thị.
Năm 2024, bất chấp những khó khăn của nền kinh tế và tiêu dùng chưa phục hồi, Tập đoàn TH vẫn duy trì đà tăng trưởng vững vàng với tốc độ tăng trưởng hai chữ số. Đó là minh chứng rõ ràng nhất của một mô hình kinh tế mang lại sự hài hòa lợi ích, phát triển bền vững cho tất cả các bên tham gia, từ doanh nghiệp tới môi trường và xã hội.
Thành công là thế, nhưng nếu ngược dòng thời gian về năm 2008, khi Tập đoàn TH tuyên bố đầu tư tới 1,2 tỷ USD để triển khai dự án tổ hợp chăn nuôi bò sữa công nghệ cao tại Nghệ An, không có nhiều người tỏ ra tin tưởng vào thành công của dự án.
Trong mắt các chuyên gia nông nghiệp, Nghệ An thiếu hầu hết các yếu tố để thành công: khí hậu quá khắc nghiệt để chăn nuôi bò sữa ôn đới, thiếu nước, đất đai cũng không phù hợp để trồng các loại cỏ và các loại thức ăn gia súc.
Song Anh hùng Lao động Thái Hương, nhà sáng lập Tập đoàn TH, “kiến trúc sư trưởng” cho các dự án nông nghiệp bền vững của Tập đoàn TH không nao núng. Bà Thái Hương đã giải quyết vấn đề bằng một công thức mà bà gọi là “chìa khóa vàng” trong nông nghiệp.
Đó là trí tuệ Việt, tài nguyên thiên nhiên Việt kết hợp khoa học quản trị, công nghệ đầu cuối, công nghệ 4.0 của thế giới.
Trang trại đã ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất thế giới. Đó là công nghệ chăn nuôi và quản lý đàn của Israel; quy trình quản lý dịch bệnh và thú y của New Zealand; quy trình và thiết bị xử lý nước sạch của Hà Lan; quy trình và thiết bị xử lý nước thải và chất thải Nhật Bản, Israel, Hà Lan…
Công nghệ và máy móc thay thế sức người. Trên các cánh đồng, trang trại của Tập đoàn TH là những máy móc khổng lồ, cảnh tay tưới tự động, hệ thống tưới tiêu quy mô lớn, có gắn cảm biến đo độ ẩm của đất và nhiệt độ môi trường để cung ứng lượng nước phù hợp.
Đàn bò sữa TH được ăn thức ăn sạch, uống nước tinh khiết, có thiết bị công nghệ phát hiện được bệnh – đặc biệt là bệnh viêm vú - trước 4 đến 7 ngày để cách ly, đảm bảo sữa tươi sạch chỉ được thu từ những bò khỏe mạnh nhất, đảm bảo chất lượng đến từng giọt sữa, sạch và tinh túy nhất.
Một hệ sinh thái vận hành điển hình cho mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp cũng hình thành tại Nghệ An.
Dự án được vận hành theo chuỗi sản xuất từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch, bao gồm vùng nguyên liệu xanh, nhà máy sản xuất thức ăn, trang trại bò sữa, nhà máy chế biến sữa và hệ thống phân phối.
Kiên định với tôn chỉ “Trân quý Mẹ Thiên nhiên” trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, Tập đoàn TH đang góp phần thực hiện cam kết hướng tới NET ZERO của Việt Nam tại COP26 - thông qua nhiều sáng kiến, giải pháp phát triển bền vững giúp giảm đến 85% tổng phát thải khí nhà kính so với trước đây, bớt hơn 500 tấn nhựa mỗi năm.
Ông Nguyễn Xuân Dương, nguyên Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam nhìn nhận: “Chính tư duy, tầm nhìn về ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi, chế biến, quản trị tiên tiến và cách Tập đoàn TH lựa chọn những đối tác hàng đầu thế giới, đầu tư bài bản về công nghệ ngay từ đầu, là những yếu tố quan trọng nhất tạo nên thành công của dự án.”
Từ khi bắt đầu triển khai dự án, TH đã tạo ra bước đột phá về sản xuất lớn, đi kèm với cơ giới hóa, kết hợp tự động hóa và số hóa.
Sau đó, TH cũng là doanh nghiệp đi đầu về khía cạnh phục vụ tốt về chất lượng, minh bạch, hiệu quả, tốt cho cả người sản xuất, tiêu dùng, người quản lý.
Mở rộng bản đồ nông nghiệp bền vững
Ruộng ngô sinh khối rộng hơn 1,5 ha của gia đình bà Lê Thị Dung tại Xã Nghĩa Phụ, huyện Nghĩa Đàn có thể canh tác tối đa bốn vụ mỗi năm, nhiều hơn hai vụ so với ngô thông thường.
Ngô sinh khối không phải thức ăn cho con người, mà chủ yếu để làm thức ăn cho bò trong trang trại của Tập đoàn TH.
Mỗi một vụ ngô sinh khối chỉ kéo dài khoảng 3,5 tháng, đặc biệt kể cả trong mùa đông giá rét của miền Bắc, bà con nông dân vẫn có thể làm thêm một vụ ngô sinh khối thay vì phải bỏ không ruộng như với các loại cây thực phẩm khác.
Việc thu hoạch ngô sinh khối cũng đơn giản hơn nhiều khi không cần xay xát. Tập đoàn TH hỗ trợ phân, nước để cải tạo ruộng đất, không lo đất bạc màu, hết dinh dưỡng. Từ khi trồng ngô sinh khối, kinh tế của gia đình bà Dung tốt lên hẳn. Ước tính, mỗi năm, một ha ngô sinh khối gia đình bà Dung mang về thu nhập khoảng 150 triệu đồng, nhiều gấp đôi so với trước đây.
Thông qua liên kết với Tập đoàn TH, đời sống của người nông dân trồng nguyên liệu thức ăn thô xanh cho bò sữa được cải thiện đáng kể. Dự án sữa tươi sạch của TH đã tạo việc làm trực tiếp cho hàng chục nghìn lao động; góp phần tạo sinh kế cho hàng trăm nghìn lao động, làm thay đổi diện mạo kinh tế ở những vùng khó khăn nhất.
Sau hơn một thập kỷ, Nghĩa Đàn từ một vùng đất khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo lên tới 23% thì đến nay số hộ nghèo của huyện theo chuẩn tiếp cận đa chiều chỉ còn khoảng 2,9%.
Với nhiều dự án mở rộng ở các lĩnh vực từ chăn nuôi, chế biến sữa tới sản xuất gỗ, mía đường… TH đưa người nông dân địa phương tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất, đặc biệt là ở mắt xích đầu tiên là cung cấp nguyên liệu, góp phần tạo sinh kế bền vững cho người dân và phát triển kinh tế - xã hội các vùng đất mà mình đặt chân tới.
Hiện, đã có hơn 20.000 nông dân cung cấp rơm, ngô, mùn cưa cho các trang trại bò sữa TH tại Nghệ An; gần 19.000 nông dân cung cấp mía cho Nhà máy Mía đường Nghệ An - NASU; hơn 15.000 nông dân cung cấp gỗ nguyên liệu cho Nhà máy chế biến gỗ trực thuộc TH …
Chứng kiến những thay đổi ngoạn mục ấy, Thủ tướng Phạm Minh Chính khi đến thăm các dự án của tập đoàn TH tại Nghệ An đã nhìn nhận, Tập đoàn TH là minh chứng sinh động cho một mô hình doanh nghiệp tư nhân thành công.
“Tôi vẫn luôn động viên chị Thái Hương đã đi vào lĩnh vực nông nghiệp đầy khó khăn, thì hãy tiếp tục đến những vùng khó khăn. Tập đoàn TH đang triển khai, đến các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, giúp thay đổi được vùng đất, thay đổi được cuộc sống người dân”, Thủ tướng chia sẻ.
Tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước, tổ chức cuối tháng 9/2024, Anh hùng Lao động Thái Hương đã đưa ra ý tưởng về phát triển kinh tế rừng. Đây cũng là bước đi quan trọng tiếp theo mà tập đoàn TH đang hướng tới, một mô hình phát triển kinh tế rừng tạo ra lợi ích về mặt môi trường và mang lại các giá trị kinh tế bền vững, bảo vệ đa dạng sinh học và hỗ trợ cộng đồng địa phương.
Nhà sáng lập TH đưa ra đề xuất về mô hình trồng cây đa tầng, trong đó trồng các loại cây lâu năm, như cây dược liệu, cây lấy tinh dầu, cây ăn quả và cây lấy gỗ. Những cây này không chỉ có giá trị kinh tế cao mà còn giúp bảo vệ môi trường, cải thiện hệ sinh thái rừng.
Ví dụ, những loại cây như đàn hương, gù hương, sầu riêng, mắc ca... vừa có thể cung cấp gỗ, tinh dầu, vừa có khả năng tồn tại lâu dài, giúp duy trì và phát triển diện tích rừng.
Vai trò công nghệ giúp quá trình hồi sinh rừng nhanh hơn, hiệu quả hơn và tối ưu hóa giá trị kinh tế thông qua quy trình chế biến sâu, trở thành những sản phẩm có thương hiệu. Điều này không chỉ giúp nâng cao giá trị sản phẩm mà còn tạo ra việc làm cho người dân địa phương, từ đó phát triển kinh tế vùng miền một cách bền vững.
Bà Thái Hương cũng đề xuất thí điểm một dự án phát triển kinh tế rừng tại một số địa phương, trong đó có vùng Tây Nguyên - vùng đất có nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế rừng, không chỉ về diện tích rừng mà còn về văn hóa và du lịch sinh thái.
Mô hình thí điểm này sẽ bao gồm việc trồng cây đa tầng, kết hợp với chế biến sâu và phát triển thương hiệu đặc trưng cho vùng miền, tạo ra chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm, phát triển du lịch, tạo sinh kế cho người dân địa phương.
Bà nhìn nhận, Chính phủ cần có chính sách lôi kéo các doanh nghiệp đủ tâm - trí - lực vào lĩnh vực này.
Một hành trình mới đang được nhà sáng lập tập đoàn TH in dấu. Hành trình đấy tiếp tục nhiều khó khăn và thử thách, nhưng đó là con đường mà TH đã, đang và sẽ luôn lựa chọn.
“Một con đường gian khó nhưng đầy kiêu hãnh và ngọt ngào”, giống như lời Thủ tướng từng nói về tập đoàn TH: “Làm giàu trên đất nông nghiệp là rất khó, tôi mong Tập đoàn TH tiếp tục nỗ lực để thực hiện mục tiêu cao cả vì sự cường thịnh của đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
3 năm Tập đoàn TH 'Tô Cam' vì hạnh phúc của phụ nữ và trẻ em gái
3 năm Tập đoàn TH 'Tô Cam' vì hạnh phúc của phụ nữ và trẻ em gái
Trong suốt ba năm qua, chiến dịch Tô Cam của Tập đoàn TH đã tạo dấu ấn mạnh mẽ trong cộng đồng.
Tập đoàn TH bàn về vai trò nam giới trong thúc đẩy bình đẳng giới
Hơn 200 cán bộ nhân viên các công ty thuộc Tập đoàn TH tại Nghệ An đã cùng lắng nghe, thảo luận về vai trò của nam giới trong thúc đẩy bình đẳng giới.
Vườn cam FVF: Điển hình nông nghiệp xanh bền vững từ Tập đoàn TH
Dự án phát triển vườn cam thương hiệu FVF trên diện tích tập trung lớn của Tập đoàn TH có thể xem như một điển hình về ứng dụng công nghệ hiện đại phát triển nông nghiệp xanh bền vững.
Tham vọng 'tất cả trong một' của VPBankS
Kết hợp giữa công nghệ hiện đại và các sản phẩm tài chính chất lượng, VPBankS đang hướng đến việc cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm đầu tư tích hợp, nơi mà mọi nhu cầu tài chính đều được đáp ứng ngay trong một ứng dụng duy nhất.
Chủ tịch Meey Group Hoàng Mai Chung: Chuyển đổi số là động lực quan trọng tiến vào kỷ nguyên mới của dân tộc
Chủ tịch Meey Group Hoàng Mai Chung cho rằng, chuyển đổi số là động lực quan trọng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới và vươn mình mạnh mẽ trong tương lai.
Cuộc cách mạng thầm lặng
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ không chỉ tạo ra những sáng chế “triệu đô” trong ngành công nghệ in ấn của thế giới, mà còn là một trong những doanh nhân tiên phong trong việc đưa công nghệ cao vào nông nghiệp tại Việt Nam.
Tập đoàn Lạc Việt cùng 2 nhà đầu tư ngoại chơi lớn tại Bình Định
Tập đoàn Lạc Việt, Quỹ đầu tư Finance Suisse và Palmer Johnson cam kết hợp tác, xúc tiến đầu tư để giúp tỉnh Bình Định trở thành điểm đến du lịch siêu sang trọng.
PV Oil có lãi trở lại nhờ tác động trái chiều từ giá dầu
Tác động trái chiều từ biến động của giá dầu đã giúp PV Oil đảo chiều lợi nhuận, có lãi trở lại sau khi kết quả thua lỗ vào quý IV năm ngoái.
Hành trình công nghệ hóa nông nghiệp bền vững
Gần hai thập kỷ làm nông nghiệp, Tập đoàn TH không ngừng ứng dụng công nghệ hiện đại vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững, giải quyết bài toán tự nhiên không thuận lợi, biến những vùng đất sản xuất nông nghiệp thiếu hiệu quả thành thủ phủ của nhiều loại sản vật.
Bản lĩnh trước thử thách
Ông Steven Wolstenholme, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Khu nghỉ dưỡng phức hợp Hoiana, nhận định về sự kiên cường của Việt Nam trước những thử thách và tiềm năng tạo ra bước phát triển đột phá trong kỷ nguyên mới.
Lan tỏa niềm hạnh phúc
Lấy con người làm trọng tâm là phương châm giúp Coca-Cola Việt Nam xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, qua đó lan tỏa hạnh phúc đích thực tới cộng đồng và xã hội.
Mailand Hanoi City: Điểm đến văn hóa kết nối cộng đồng
Song hành với mục tiêu kiến tạo Hà Nội thể hiện vị thế “thành phố sáng tạo” được UNESCO công nhận, Mailand Hanoi City đã trở thành khu đô thị giàu tính kết nối và bản sắc văn hóa.
Khu kinh tế ven biển: Động lực mới của Hải Phòng
Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng hứa hẹn tạo động lực mới, cơ sở mạnh mẽ cho quá trình phát triển của Thành phố Hoa phượng đỏ thời gian tới.
Bài toán tỷ đô của ngành công nghiệp bị bỏ quên
Việt Nam tiêu tốn chục tỷ USD mỗi năm để nhập khẩu hạt nhựa nguyên sinh nhưng lại đang bỏ phí nguồn phế liệu nhựa có giá trị.
Số hóa ‘huyết mạch’ nền kinh tế
Đóng vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, ngành ngân hàng cũng là khu vực có những hoạt động chuyển đổi số mạnh mẽ nhất, rõ ràng nhất, có tác động lan tỏa, thúc đẩy các lĩnh vực khác chuyển đổi theo.