Phát triển bền vững
Ô nhiễm rác nhựa: Đừng đổ tại bao bì
“Chịu trách nhiệm gây ra ô nhiễm môi trường không phải là bao bì, mà là chính cách chúng ta đối xử với bao bì.”
Nhựa và ni lông ra đời đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt của ngành tiêu dùng, bán lẻ. Ngày nay, bao bì làm từ nhựa và nilon đã được sử dụng để đóng gói hầu như tất cả các loại sản phẩm được tiêu dùng hàng ngày: thực phẩm, nước uống, hóa chất tẩy rửa, sản phẩm y dược…
Tuy nhiên, trước tình trạng ô nhiễm rác nhựa nghiêm trọng, nhiều luồng ý kiến cho rằng cần phải hạn chế sử dụng bao bì làm bằng nhựa, thậm chí là tẩy chay, kêu gọi sử dụng những vật liệu thay thế có thể phân hủy được.
Bao bì nhựa: lợi hay hại?
Không thể phủ nhận rằng, ngành công nghiệp bao bì đã góp phần làm gia tăng lượng rác thải rắn từ tiêu dùng. Tuy nhiên, bao bì nhựa thực chất đem lại nhiều lợi ích cho các hoạt động của con người.

Theo báo cáo của Tổ chức Bao bì và Môi trường châu Âu (EUROPEN), bên cạnh việc bảo vệ cho hàng hóa, phân biệt nhãn hiệu, cung cấp thông tin và tạo ra sự thuận tiện cho người tiêu dùng, bao bì còn góp phần không nhỏ tới các mục tiêu phát triển bền vững.
Cụ thể, bao bì nhựa giúp hạn chế tối đa lãng phí do ôi thiu, phân hủy các sản phẩm lương thực, thực phẩm và đồ uống. Đây là cơ sở lớn để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực, giải quyết nạn đói, nghèo (mục tiêu số 1 và số 2 của 17 mục tiêu Phát triển bền vững do Liên hợp quốc đưa ra). Không chỉ vậy, sự phân hủy của thực phẩm cũng có thể trở thành nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, với sự gọn, nhẹ và khả năng chống nước, chống khí, chống vi khuẩn, bao bì nhựa giúp cho sự vận chuyển hàng hóa được diễn ra một cách thuận lợi hơn, góp phần làm giảm xả thải từ giao thông vận tải và tiết kiệm năng lượng.
Bao bì cũng khiến các sản phẩm hóa chất khó bị rò rỉ gây hại tới môi trường, đặc biệt là những chất tẩy rửa, xà phòng hay thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.
Bên cạnh việc in nhãn hiệu, tên sản phẩm và các thông tin cần thiết, hiện nay bao bì cũng là nơi nhà sản xuất thể hiện thông điệp của mình. Nhiều doanh nghiệp, điển hình như các thành viên của Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) đã in lên bao bì những lời kêu gọi, hướng dẫn tái chế, giúp thay đổi nhận thức và hành vi của người tiêu dùng.
Vấn nạn về cách sử dụng bao bì
Rác thải nhựa – đa số là rác thải từ bao bì – đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng tới môi trường. Theo nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), đến năm 2050, số lượng rác nhựa trong đại dương còn nhiều hơn cả lượng cá. Bên cạnh đó, việc chôn lấp rác thải từ bao bì cũng tạo cơ hội cho những hóa chất tồn dư ngấm xuống đất, làm ô nhiễm đất và nguồn nước.
Ở một số nơi, rác thải nhựa cùng nhiều rác thải rắn khó xử lý khác sẽ được đem đi đốt. Khó xử lý quá thì đốt đi cho khuất mắt, nhưng thực tế chúng chẳng hề biến mất đi đâu cả, mà biến đổi thành những khí thải độc hại, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Tuy nhiên, các bao bì làm từ nhựa không hề có hại nếu như được xử lý đúng cách. Rác nhựa không thể tự trôi ra sông, hồ, biển nếu không có hành vi xả thải bừa bãi của con người. Các dư chất còn dư trong vỏ nhựa cũng không thể gây ô nhiễm đất nếu như bao bì được xử lý sơ trước khi xả thải.
Theo các chuyên gia về vật liệu, bên ngoài những lợi ích kể trên, bao bì nhựa còn sở hữu tiềm năng tái chế rất lớn. Tuy nhiên, theo WEF, tỷ lệ bao bì nhựa được tái chế toàn thế giới chỉ chiếm khoảng 14% - một con số quá nhỏ so với tiềm năng của vật liệu nhựa.
Ở Việt Nam, phần lớn những bao bì nhựa, ni lông không hề được vứt hoặc thu gom đúng cách. Có thể thấy những vỏ chai, vỏ hộp, vỏ bánh kẹo… xuất hiện ở mọi nơi, từ giữa đường phố nội đô cho đến trên cánh đồng, từ rừng núi cho đến biển cả, lịch sự lắm thì cũng trong chiếc thùng chứa lẫn lộn các loại rác thải, cả hữu cơ lẫn vô cơ, cả tái chế được lẫn không thể tái chế.
Như vậy, không chỉ gây hại đến môi trường mà chúng ta còn đang lãng phí nguồn tài nguyên rác, trong khi các tài nguyên thiên nhiên thì đang dần cạn kiệt.
Trước thực trạng trên, PRO Việt Nam với 13 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đã cùng đặt ra mục tiêu tái chế 100% bao bì được sản xuất bởi các thành viên.
Ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch PRO Việt Nam cho biết, Liên minh sẵn sàng chào đón tất cả những công ty và các bên liên quan tham gia nhằm tạo ra những hành động chung, đạt hiệu quả cao hơn so với hành động riêng lẻ.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tái chế hoàn toàn bao bì, PRO Việt Nam đặt ra mục tiêu ban đầu mang tính chất nền tảng là truyền thông thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Lý giải điều này, đại diện của PRO Việt Nam nhận định, chỉ khi người tiêu dùng có ý thức thu gom, phân loại rác thải thì hoạt động tái chế mới có thể diễn ra một cách thuận lợi.
Thu gom, tái chế vỏ đồ uống: Góc nhìn của người trong cuộc
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Bếp đun ít khói và bước chân đồng hành của Tập đoàn TH trên hành trình trung hoà carbon
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Thách thức từ 'luật chơi xanh' ngành hàng hải
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Tắt đèn Bật ý tưởng 2025: Hành trình 15 năm và bước tiến mới
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Bà Rịa - Vũng Tàu 'giải oan' cho chủ đầu tư
Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.
'Chim sợ cành cong', nhà đầu tư vẫn dè chừng bất động sản nghỉ dưỡng
Dù thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bắt đầu ghi nhận những tín hiệu phục hồi, nhiều nhà đầu tư vẫn thận trọng trước các rủi ro tiềm ẩn và bài học từ giai đoạn trước.
Khơi thông nguồn lực đất đai từ những dự án sai phạm, vướng mắc
Hàng loạt động thái của Chính phủ, Quốc hội trong thời gian gần đây đang thể hiện quyết tâm của các cơ quan quản lý trong nỗ lực tháo gỡ các vướng mắc, củng cố niềm tin của nhân dân và khơi thông nguồn lực cho phát triển.
MSB đồng hành mang những kiệt tác âm nhạc vượt thời gian đến khán giả việt
Đêm nhạc giao hưởng mang tên “Những kiệt tác cổ điển và lãng mạn” ngày 20/3 đã được Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) đồng hành tổ chức tại Nhà hát Hồ Gươm.
Thuế tiêu thụ đặc biệt và bài toán sống còn của doanh nghiệp
Thuế tiêu thụ đặc biệt đang tạo ra thách thức lớn cho doanh nghiệp. Làm sao để tối ưu chi phí, duy trì lợi nhuận và thích ứng với chính sách thuế ngày càng siết chặt?
Vượt khỏi tư duy 'xin - cho', doanh nghiệp tư nhân tạo áp lực cải cách
Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin - cho".
SeABanker chia sẻ yêu thương tới người dân tại 29 tỉnh, thành trên cả nước
Hành trình thiện nguyện của cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) năm 2025 được mở đầu bằng hoạt động thường niên Xuân yêu thương với chủ đề “Lan tỏa nụ cười” hướng tới những hoàn cảnh yếu thế trong xã hội: trẻ em mồ côi, nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam...