Diễn đàn quản trị
Phân biệt các thuật ngữ danh xưng trong quản trị doanh nghiệp
Ở Việt Nam mô hình quản trị tập đoàn đang từng bước định hình cho nên danh xưng cũng còn lúng túng.

Đối chiếu thuật ngữ danh xưng từ thực tiễn và tài liệu quản trị gốc (tiếng Anh - Mỹ) chúng ta có thể tóm tắt như sau: (1) Quản lý là Manager, (2) Lãnh đạo là Leader còn (3) Quản trị là danh từ học thuật tức Management. Còn với (4) Chức danh điều hành thì nên dịch là Governance (Corporate Governance) từ này dùng cho tổ chức ‘to bự’ như chính phủ và tập đoàn, với các công ty quy mô vừa thì thường gọi Director.
Người điều hành, gíám đốc điều hành (Director) có thể vừa là quản lý (Manager) vừa là lãnh đạo (Leader), điều hành thấp hơn thì là Executive, cho nên Chief Executive là điều hành tối cao trong tập đoàn (corporation hay conglomerate). Khoa học quản trị gọi chung là Science of Management, cho nên danh từ 'quản trị' có ý nghĩa chuyên môn hơn là 'quản lý' tuy nhiên lại có cách gọi là khoa học quản lý.
Hơn nữa trong văn hoá giao tiếp danh từ 'lãnh đạo' nghe quá phô trương cho nên không tự mình xưng mình là lãnh đạo, mà gọi là quản lý (quản lý cấp cao), và từ đó quản lý cao hơn quản trị dẫn đến tối nghĩa do vậy có thể xem quản lý và quản trị thay thế nhau cũng đúng (mà cũng sai).
Trong giao tiếp Á Đông có danh xưng lạ đó là "nhà quản lý" là Leader (chứ không phải Manager mà phải Senior Manager mới xứng với "nhà quản trị" ), đây là văn hoá danh xưng giao tiếp; quản trị viên cao cấp như General Manager; hay ở Mỹ gọi Bộ trưởng Ngoại giao là Secretary of State. Quản gia cũng là quản lý rồi, không ai gọi là nhà quản trị cho chức danh 'quản gia'. Về xanh xưng điều hành (Director) dùng cho cấp doanh nghiệp; còn cao hơn thì là General Director hay Governor.
Ở Việt Nam, mô hình quản trị tập đoàn (corporate governance) cũng đang từng bước định hình nên danh xưng còn lúng túng. Hình mẫu quản trị tập đoàn có thể kể đến đầu tiên là Tập đoàn Dầu khí (PVN), tiếp đến là Vinamilk, Vingroup và Thaco.
PVN nổi bật sự thành thành vai trò của các ban nghiệp vụ (các Chief hay Head), tuy nhiên danh xưng cũng chưa phổ biến và thống nhất. Trưởng ban là đứng đầu tối cao của một Ban nghiệp vụ thuộc tập đoàn có thể điều hành về nghiệp vụ đối với các giám đốc chức năng trong toàn hệ thống.
Ví dụ Ban Luật (Board of Legislative), Ban Marketing (Board of Marketing), Ban Tài chính & Kế toán (Board of Finance & Accountance) có thể gọi là giám đốc ban hay trưởng ban hay là phó tổng giám đốc chuyên trách.
Ở một số công ty địa phương hạn chế sử dụng Director mà chỉ dùng Manager, thì cấp cao nhất có thể gọi gọi là General Manager. Chẳng hạn, ở công ty Ford Vietnam, cấp cao (sếp) của marketing gọi là General Marketing Manager, điều hành rất nhiều marketing manager, brand manager.
Luật bất thành văn thường xếp Director cao hơn Manager, tuy nhiên cũng rất nhiều ngoại lệ. Ví dụ, Marketing Director ở địa phương báo cáo cho cấp trên là Brand Manager ở toàn cầu.
Manager ở công ty vửa và nhỏ thì gọi là 'trưởng phòng', nhưng các công ty lớn có thể gọi là giám đốc, hay thậm chí giám đốc điều hành. Ví dụ, hồi tôi còn làm ở Heineken Việt Nam, brand manager dịch chính thức là giám đốc điều hành nhãn hiệu (Heineken) vì có thể bắt tay với các cơ quan chính phủ và điều hành ngân quỹ 2 triệu USD. Còn mấy bạn start-up thích danh xưng CEO mà doanh số chỉ non vài tỷ đồng/năm thì xin miễn bàn.
Văn hoá danh xưng châu Á với Âu Mỹ cũng khác nhau. Đặc thù ở châu Á là ảnh hưởng Khổng giáo nên thứ bậc và danh xưng khi dịch nghĩa còn phải điều tiết với các mối quan hệ trên tinh thần Chủ - Tớ, hay Quân Sư Phụ. Tuy nhiên mô hình tập đoàn hay công ty cổ phần đại chúng đang là hình mẫu, từ đó các diển dịch danh xưng quản trị theo phương Tây đã trở nên phổ biến.
Trong một tập đoàn (Corporation, hay Conglomerate, Keiretsu hay Chaebol) thì đại hội cổ đông (share-holder, hay stake holders) bầu ra hội đồng quản trị (Board of Management và Chairman hoặc President), hội đồng quản trị cử ra ban điều hành (Board of Director) tập đoàn (Chairman, CEO và các Chief và các General Director) từ đó tuyển dụng các Manager, hay General Manager để quản lý công việc.
Đặc biệt, ở Việt Nam rất nhiều công ty ở trạng thái gia đình nhưng danh xưng là tập đoàn, đơn cử một nơi ồn ào nhất đó là Trung Nguyên, không có một mô hình quản trị (corporate governance) rõ ràng nên đâm chỏi nhau, thậm chí dẫn đến xung đột.
Các công ty gia đình nổi trội như Tân Hiệp Phát cũng đã từng bước thay đổi cho phù hợp với mô hình quản trị chuyên nghiệp tạo điều kiện cho các nhà quản trị tham gia và xây dựng văn hoá công ty chuẩn mực hơn.
Sau đây là ý kiến của ông Đặng Văn Thành, hiện là Chủ tịch Tập đoàn TTC và trước đây là Sacombank trước dây, và cũng là người đã từng kinh qua các mô hình tập đoàn định hướng chuyên nghiệp:
“Để có được một hội đồng quản trị chuẩn mực, cần kiểm soát trách nhiệm và điều hành chuyên nghiệp, điều hành bằng trí óc, dẫn dắt bằng con tim. Gần đây vai trò kiểm soát bắt đầu được đề cao và truy cứu trách nhiệm liên quan đến pháp luật khi có sự cố xảy ra. Trước đây vai trò này cũng có mặt trong hội đồng quản trị, nhưng chỉ là ‘có bông có hoa thôi”. Anh là đại diện tư pháp, phải có trách nhiệm chứ. Gần đây vai trò này đã bắt đầu có án rồi, tôi cho là công bằng. Kinh doanh trên mô hình quản lý cấp cao, có quản trị viên độc lập, quản trị viên điều hành.
"Một cá nhân không nên đồng thời vừa làm chủ tịch và tổng giám đốc. Quy mô nhỏ thì được, nhưng lớn thì không nên. Ngành ngân hàng thì hoàn toàn không được, vì dễ tập quyền, rủi ro lắm. Cần có bản phân công rõ ràng giữa bộ máy lập pháp và hành pháp, để không dẫm chân lên nhau, không khéo chúng ta sẽ thành “siêu” tổng giám đốc, “siêu” chủ tịch. Điều này cũng thường xảy ra. Chức năng chủ tịch rồi thì đừng tham gia điều hành trực tiếp ngoài vai trò nhạc trưởng.
Tôi hiện nay chỉ phụ trách về nhân sự, đào tạo, thi đua khen thưởng. Tôi thường nói với anh em: “Anh đứng ngoài giám sát hỗ trợ, để các em làm tốt vai trò thủ lĩnh của mình. Em làm đi có gì khó anh gỡ cho, vì nếu anh làm có gì khó ai gỡ? Người nhìn bên ngoài bao giờ cũng sáng hơn”. Ở quy mô lớn nên né điều hành cụ thể, nhìn không có quyền nhưng thực sự có quyền,”
Như vậy, có thể đúc kết mấu chốt đang ở chỗ mô hình tổ chức của nội bộ hội đồng quản trị, tức đại diện hội đồng cổ đông hay hội đồng thành viên (corporate governance) trong việc phân định đại diện pháp lý, đại diện ý kiến cổ đông và vai trò định hướng chiến lược và mô hình quản trị có lẽ là đề tài thực tế nhất.
Cấu trúc chức danh trong một công ty hay tập đoàn thực ra rất quan trọng, phản ánh mô hình tổ chức chuyên nghiệp, khoa học và là nền tảng của điều hành hiệu quả, hay thăng tiến cho nhân sự cũng như phản ảnh trình độ văn hóa của tổ chức.
Hãy thử hình dung một bộ máy quản lý trong một tập đoàn đa lĩnh vực doanh thu nhiều tỷ USD, nhân sự lên đến chục ngàn người thì việc phân cấp, phân chia chức năng, chức danh và mô tả nhiệm vụ sẽ rất là phức tạp và khó khăn cứ không đơn giản. Kèm theo đó là thang bậc lương, thưởng chế độ, thưởng cổ phiếu, kế hoạch đào tạo, tuyển dụng và đánh giá nhân sự sẽ là một bài toán nan giản trong điều hành tập đoàn (Corporate Governance).
Ngoài ra như đề cập của ông Đặng Văn Thành, vấn đề tính chất Pháp lý và Đại diện Pháp lý gắn với danh xưng cũng cực kỳ quan trọng. Việc phân định giữa hội đồng quản trị và ban điều hành hiện nay đang gặp sự chồng chéo rất phổ biến.
Ở Tập đoàn Novaland gần đây Chủ tịch Bùi Thành Nhơn cũng rút lui khỏi vị trí đại điện pháp luật (trước đây có 3 người, bây giờ chỉ có một người đại diện). Tuy nhiên trong một tập đoàn có nhiều Holding thì thường cử ra mỗi nhân sự lãnh đạo đại diện cho một nhánh Holding.
Hiểu thế nào về quản trị, quản lý và lãnh đạo?
Quản trị chứ không nên cai trị doanh nghiệp
Doanh nghiệp phải hoạch định chiến lược thấu đáo và có sự liên kết, phải dựa trên nền tảng quản trị chứ không phải cai trị. Người chủ càng phải nhỏ đi, trở thành nhà đầu tư thì mới hình thành được một hệ thống quản trị vững chắc.
Tại sao cần quản trị công ty tốt?
Nhiều nghiên cứu quốc tế cho thấy những doanh nghiệp trên thế giới được quản trị tốt thường có hiệu quả hoạt động tốt hơn về khía cạnh thương mại.
Làm sao để doanh nghiệp thực thi quản trị công ty hiệu quả?
Để có thể áp dụng và thực thi được một khuôn khổ quản trị công ty hiệu quả thì sự cam kết và thực thi của ban lãnh đạo công ty là hết sức quan trọng.
Chính sách đãi ngộ từ tâm và thuật quản trị của Chủ tịch Thế Giới Di Động
Ông Nguyễn Đức Tài chiêm nghiệm, văn hoá doanh nghiệp là sự kết hợp giữa nhân trị và pháp trị. Khi pháp trị quá nhiều và nhân trị mênh mông, ông Tài chọn lựa những gì tinh tuý và phù hợp nhất để xây nên văn hoá doanh nghiệp.
Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh
Không thiếu tiền, không thiếu công nghệ nhưng truyền thông ngân hàng lại thiếu khả năng chạm đến đúng người, vào đúng lúc, với đúng điều khách hàng cần.
Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh
Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.
Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia
Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.
Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?
Không đợi đến khi có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản và khách sạn trong chiến lược tuyển dụng nhân tài.
Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp
Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.
Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội chỉ tiến không lùi
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.