Tiêu điểm
Phía sau đề xuất tăng thuế môi trường kịch khung với xăng dầu của Bộ Tài chính
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, Bộ Tài chính lấy danh nghĩa tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu nhưng thực chất chỉ một phần rất nhỏ được chi cho môi trường. Bộ Tài chính cần giải trình về điều này một cách rõ ràng, minh bạch.
Bộ Tài chính vừa đưa ra lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tăng thuế bảo vệ môi trường, trong đó có việc tăng mạnh thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu.
Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị tăng kịch khung thuế bảo vệ môi trường với xăng từ 3.000 đồng/lít hiện nay lên mức kịch khung cho phép là 4.000 đồng/lít.
Bộ này cũng đề xuất tăng thuế môi trường với dầu diesel lên kịch khung 2.000 đồng/lít, thay cho mức 1.500 đồng/lít; thuế với dầu mazút, dầu nhờn tăng lên mức kịch khung 2.000 đồng/lít, thay cho mức 900 đồng/lít như hiện hành. Mức thuế mới này dự kiến sẽ được áp dụng đối với xăng dầu từ ngày 1/7 tới.
Lý do tăng thuế chưa thuyết phục
Về đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu của Bộ Tài chính, nhiều chuyên gia đều cho rằng, dự thảo này chưa thực sự hợp lý và thuyết phục.
Theo chuyên gia kinh tế TS. Lê Đăng Doanh, Bộ Tài chính đang chịu nhiều sức ép vì thuế nhập khẩu về 0% khiến mức hụt thu ngân sách cao. Đây chính là lý do khiến bộ này đang tìm kiếm các nguồn thu mới để bổ sung.
Tính toán của Bộ Tài chính cho thấy, với phương án đề xuất điều chỉnh nêu trên, tổng số thu thuế bảo vệ môi trường dự kiến đạt khoảng 57.312 tỉ đồng/năm, tăng khoảng 15.684,2 tỉ đồng/năm.
Cùng với số thu thuế bảo vệ môi trường tăng lên, số thu thuế giá trị gia tăng đối với các hàng hóa này cũng sẽ tăng lên khoảng 1.568,4 tỉ đồng. Khi đó, tổng số thu ngân sách nhà nước dự kiến tăng lên khoảng 17.252,6 tỉ đồng/năm. Các khoản thu tăng này sẽ bù đắp những thiếu hụt về nguồn thu trong ngân sách.
Tuy nhiên, theo ông Doanh, vấn đề đặt ra ở đây là nếu tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, tất yếu sẽ dẫn đến tăng giá mặt hàng này, tăng chi phí giao thông, từ đó tăng giá tất cả các mặt hàng được vận chuyển, làm tăng thêm chi phí cho người tiêu dùng.
"Điều này sẽ dẫn đến những ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân. Đặc biệt là những người dân có thu nhập thấp. Việc tăng giá xăng sẽ tạo ra nhiều gánh nặng cho người nghèo. Người giàu có thể ít ảnh hưởng bởi họ có thu nhập cao nhưng đối với người nghèo, một, hai nghìn họ cũng phải tiết kiệm do chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ", ông Doanh nhấn mạnh.
Đối với hai lý do Bộ Tài chính viện dẫn để tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu là do thuế nhập khẩu giảm mạnh khiến nguồn thu từ hoạt động nhập khẩu xăng dầu liên tục giảm và giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam cơ bản đang thấp hơn so với các nước có trong khu vực, TS. Lê Đăng Doanh cũng cho rằng chưa thực sự thuyết phục.
Theo vị chuyên gia này, việc các khoản thu ngân sách giảm do giảm thuế xuất nhập khẩu là điều tất yếu đối với một nền kinh tế hội nhập. Nếu lấy lí do thiếu hụt nguồn thu từ việc cắt giảm thuế cho doanh nghiệp do tuân thủ cam kết thương mại quốc tế để tăng thêm thuế trong nước là không thoả đáng.
Chính phủ cần tìm những nguồn thu khác, ví dụ như kiểm soát được buôn lâu để tăng thu. Còn đối với việc tăng giá xăng, Bộ Tài chính nên xem xét lại và hết sức thận trọng, tránh dẫn đến tăng giá, lạm phát gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và sự phát triển của nền kinh tế, doanh nghiệp, ông Doanh nhận định.
Về vấn đề này, TS. Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá (Bộ Tài chính) cũng cho rằng, xăng dầu vốn là mặt hàng thiết yếu. Tăng giá xăng sẽ tác động đến mọi mặt của nền kinh tế từ sản xuất, tiêu dùng, quốc phòng, an ninh đến cuộc sống của người dân.
Việc lấy lý do bù hụt thu ngân sách để nâng khung thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu chưa hẳn hợp lý.
Trong khi đó, việc đầu tư công của Nhà nước còn quản lý kém chặt chẽ, cơ sở hạ tầng kém hiệu quả khiên thu ngân sách bị thất thoát, lãng phí rất lớn. Trước hết, Nhà nước cần quản lý tốt vấn đề này, Bộ Tài chính phải cải cách việc thu ngân sách, quản lý chi, không thể mãi tăng thuế của dân để bù cho các khoản thu thiếu hụt.
"Bộ Tài chính phải nuôi dưỡng nguồn thu thì mới có nguồn thu lâu dài, không nên vắt kiệt nguồn thu”, ông Long nhấn mạnh.
Tăng thuế bảo vệ môi trường có thực sự vì môi trường
Đối với lý giải thứ hai của Bộ Tài chính về việc giá xăng của Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, không thể so sánh một cách máy móc như vậy. Thu nhập của người dân Mỹ cao hơn Việt Nam rất nhiều nhưng tại sao giá xăng dầu của ta vẫn cao hơn họ.
"Tôi cho rằng, việc chọn lọc ra một số nước có giá xăng cao hơn Việt Nam để so sánh, từ đó lập luận để ủng hộ quan điểm tăng giá xăng là chưa thuyết thục" vị chuyên gia này cho hay.
Mặt khác, theo ông Doanh, Bộ Tài chính lấy danh nghĩa tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu nhưng thực chất chỉ một phần rất nhỏ được chi cho môi trường. Bộ Tài chính cần giải trình về điều này một cách rõ ràng, minh bạch.
Bởi mục đích của thuế môi trường vốn để dùng khắc phục những vấn đề môi trường mà sản phẩm đó có thể gây ra. Tuy nhiên, nếu nguồn thu này nộp vào ngân sách rồi được dùng cho hoạt động đầu tư nào đó thì hoàn toàn sai mục đích, không chính danh.
Do đó, Bộ Tài chính tăng thu ở một mặt hàng nhưng không chi cho mục tiêu đã đề ra cũng là điều không nên làm, vị chuyên gia này cho hay.
Bộ Tài chính vẫn quyết tăng thuế tiêu thụ đặc biệt nhiều loại hàng hóa
'Cứ nói Uber, Grab trốn thuế, taxi truyền thống trốn thuế nhiều nhất'
Theo ông Bùi Danh Liên, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, không phải vì Uber, Grab mà người lao động của các hãng taxi truyền thống mất việc.
Lợi nhuận doanh nghiệp FDI cao nhất nhưng đóng thuế ít nhất
Mặc dù tạo ra lợi nhuận lớn nhất nhưng đóng góp vào ngân sách nhà nước của doanh nghiệp FDI lại thấp nhất trong khu vực doanh nghiệp.
Trung Quốc đáp trả Mỹ sau vụ thuế tấm nhôm
Trung Quốc mới đây đã tiến hành một cuộc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm cao lương nhập khẩu từ Mỹ, gây gia tăng lo ngại về một cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Hiệp hội Thép: 'Sẽ khởi kiện ra WTO nếu Mỹ vẫn quyết đánh thuế trừng phạt thép Việt'
Kết luận áp thuế trừng phạt của Bộ Thương mại Mỹ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp sản xuất thép của Việt Nam, điều này sẽ gần như tạo ra một hàng rào chặn đứng việc xuất khẩu các sản phẩm thép của Việt Nam vào Mỹ.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.