Quốc tế

Trung Quốc đáp trả Mỹ sau vụ thuế tấm nhôm

Đức Anh Thứ hai, 05/02/2018 - 18:00

Trung Quốc mới đây đã tiến hành một cuộc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm cao lương nhập khẩu từ Mỹ, gây gia tăng lo ngại về một cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Cao lương Mỹ chủ yếu được trồng tại khu vực Texas, Colorado và Oklahoma.

Bộ Thương mại Trung Quốc mới đây đã công bố một cuộc thăm dò độc lập, chỉ vài tuần sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump đưa ra những điều kiện thuế mới áp dụng cho hàng hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Mặc dù vậy, Bộ này hiện chưa đưa ra bất kì mức thuế nào đối với sản phẩm cao lương và kết quả của cuộc điều tra chống bán phá giá dự kiến sẽ chưa thể đưa ra cho đến tháng Hai năm sau.

Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu lớn nhất của Mỹ đối với các sản phẩm như cao lương hay đậu nành. Việc đánh thuế vào mặt hàng này sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực tới không ít người nông dân Mỹ.

Theo dữ liệu từ hải quan Trung Quốc, Mỹ đã xuất khẩu sang nước này khoảng 4,8 triệu tấn cao lương vào năm ngoái với trị giá gần 1 tỷ USD. Con số này chỉ là một phần rất nhỏ so với 14 tỷ USD nhập khẩu đậu nành từ Mỹ của Trung Quốc.

Một số nhà phân tích dự đoán rằng động thái liên quan đến thuế của Trung Quốc đang hướng tới chống lại sự áp đặt thuế của chính quyền Trump.

Theo ông Wang Hejun, Giám đốc phòng thương mại và điều tra thương mại thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc, chính phủ Mỹ đang có dấu hiệu trợ cấp cho sản phẩm cao lương.

Ông chỉ ra rằng, kể từ năm 2013, cao lương xuất khẩu từ Mỹ đã tăng một cách đáng kể với mức giá giảm, gây tổn hại nghiêm trọng đến ngành cao lương của Trung Quốc.

Theo số liệu từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Mỹ đã xuất khẩu tới hơn 50% sản lượng cao lương vào Trung Quốc kể từ năm 2013.

Vụ điều tra bán phá giá này của Trung Quốc như một đòn đáp trả đối với chính quyền Donald Trump sau khi Mỹ tiến hành vụ kiện thương mại chống lại tấm nhôm nhập khẩu của Trung Quốc vào năm ngoái, tạo nên vụ kiện sản phẩm này đầu tiên tại Mỹ trong hơn một phần tư thế kỷ trở lại đây.

Thời gian gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiến hành nhiều sự thay đổi về thuế, đặc biệt là thuế nhập khẩu, tạo nên một làn sóng phản ứng từ các nước đối tác.

Cuối tháng 1 vừa qua, ông Donald Trump đã quyết định thay đổi mức thuế đối với hai sản phẩm nhập khẩu là máy giặt và pin năng lượng mặt trời. Động thái này được xem là đang hướng chủ yếu đến các nhà sản xuất châu Á.

Cụ thể, trong trường hợp có hơn 1,2 triệu máy giặt gia dụng cỡ lớn được nhập khẩu vào Mỹ, mức thuế sẽ lên tới 50% đối với những sản phẩm vượt ngưỡng. Với những sản phẩm nằm trong số 1,2 triệu máy đầu tiên sẽ áp mức thuế 20%.

Đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời, mức thuế được áp dụng trong năm đầu tiên sẽ là 30% và sau đó giảm một nửa vào năm thứ tư.

Quyết định áp mức thuế cao đối với hai mặt hàng trên của tổng thống Donald Trump gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ nhiều quốc gia, đặc biệt là Hàn Quốc khi hai hãng của quốc gia này là SamsungLG xuất khẩu một số lượng lớn sản phẩm sang thị trường Mỹ cũng như đang vận hành một số nhà máy tại đây.

'Vua xuất khẩu cà phê' Đỗ Hà Nam: Có cảm giác Bộ Tài chính đang tận thu thuế

'Vua xuất khẩu cà phê' Đỗ Hà Nam: Có cảm giác Bộ Tài chính đang tận thu thuế

Tiêu điểm -  6 năm

Tổng giám đốc Tập đoàn Intimex cho rằng, có cảm giác Bộ Tài chính đang muốn tận thu khi đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với cà phê trong khi nhà nước đang có chủ trương khuyến khích phát triển lĩnh vực nông sản này.

Giảm mạnh thuế thu nhập đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

Giảm mạnh thuế thu nhập đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

Tiêu điểm -  6 năm

Theo đề xuất của Bộ Tài chính, thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được điều chỉnh còn 17% đối với doanh nghiệp nhỏ và 15% với doanh nghiệp siêu nhỏ.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  11 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  11 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  13 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  14 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  16 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  17 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".