Leader talk

Phụ nữ Việt Nam cũng không thể nằm ngoài cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Vũ Long Thứ năm, 08/03/2018 - 09:10

Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, chị Trần Thị Phương Nhung, Giám đốc dự án Giới của UNESCO tại Việt Nam chia sẻ với TheLEADER những vấn đề liên quan đến bình đẳng giới cũng như vai trò người phụ nữ Việt Nam trong cuộc sống đương thời.

Chị Trần Thị Phương Nhung, Giám đốc dự án Giới của UNESCO

Được biết chị từng là cán bộ nhà nước, vậy cơ duyên nào khiến chị bỏ biên chế và chuyển sang làm cho các tổ chức quốc tế và chị gặp khó khăn gì không khi chuyển môi trường làm việc? 

Chị Trần Thị Phương Nhung: Tôi là con út trong gia đình có năm anh chị em. Ba là cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954, mẹ là người sinh và lớn lên ở Hà Nội. Cả ba và mẹ đều là những người có nhiều trải nghiệm của một nền giáo dục phong kiến cũng như dưới thời Pháp thuộc.

Cũng như thế hệ anh, chị của tôi và các bạn bè cùng trang lứa, tôi được ba mẹ nuôi dạy và được học hành ở trường với nhiều tình yêu thương và những kiến thức bổ ích, nhưng cũng hàm chứa nhiều những khuôn mẫu giới cứng nhắc. Tôi thường được ba, mẹ dạy bảo rằng: Là con gái, con không cần học hành nhiều và cũng không cần kiếm tiền nhiều làm gì, con cần phải dịu dàng để lớn lên còn lấy được chồng, chồng con sẽ lo cho con.

Tôi bắt đầu công việc đầu tiên của mình vào năm 1994, là một cán bộ biên chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tới năm 2004, tôi từ bỏ biên chế để chuyển qua làm cho một dự án về xóa đói giảm nghèo do Thụy Điển hỗ trợ. Đây mới chính là thời điểm khó khăn của tôi. 

Từ một công chức nhà nước, làm việc theo sự phân công của cấp trên, thì ở công việc mới, tôi phải làm việc với tính độc lập cao và với những phương pháp làm việc hoàn toàn khác. Làm việc theo kế hoạch, tiến độ, với sự phối hợp cùng các chuyên gia quốc tế đến từ các quốc gia, nhằm đảm bảo đạt được các kết quả mong đợi đã đề ra trong kế hoạch. Phải nói thật rằng, tôi cực kỳ bị áp lực do bản thân tôi lúc đó yếu kém về cả kiến thức lẫn kỹ năng cũng như khả năng tư duy lô-gic, phản biện và ra quyết định.

Sau khoảng một năm làm việc với các chuyên gia Thụy Điển, Na-Uy, tôi đã học hỏi được từ họ rất nhiều, đặc biệt là sự tự tin và vượt qua được suy nghĩ rằng: là phụ nữ thì không cần phải học nhiều!

Là phụ nữ Việt Nam làm việc trong tổ chức quốc tế như UNESCO, chị có gặp trở ngại gì không?

Chị Trần Thị Phương Nhung: Sau khi làm việc cho dự án nói trên, tôi đã có được sự tự tin của bản thân và trở nên yêu thích lĩnh vực phát triển và đó chính là lý do dẫn tôi đến với công việc hiện tại ở tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học của Liên Hợp quốc (UNESCO).

Do đã được trải nghiệm và làm việc ở những dự án phát triển trước đó, cho nên khi công tác trong môi trường của Liên Hợp Quốc bao gồm sự đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ, nhưng tôi không thấy có gì trở ngại trong công việc, mà trái lại, tôi thấy thật sự thú vị. Các sứ mệnh của UNESCO cũng như các hoạt động can thiệp và hỗ trợ của UNESCO tại Việt Nam bao gồm cả lĩnh vực giáo dục, lĩnh vực mà tôi đã từng làm việc.

Hơn nữa, là một phụ nữ Việt Nam, tôi cũng đã lớn lên và được giáo dục trong một gia đình dành cho tôi nhiều tình yêu thương nhưng cũng chứa đựng khá nhiều các khuôn mẫu và giá trị giới cứng nhắc. 

Cho nên, trong suốt thời gian triển khai và thực hiện các hoạt động của Sáng kiến về bình đẳng giới và giáo dục trẻ em gái, tôi đã nỗ lực và dành nhiều tâm huyết trong các hoạt động tác động chính sách, xây dựng năng lực, truyền thông thay đổi nhận thức của những người có thẩm quyền trong hoạch định chính sách, những nhà quản lý giáo dục, các thầy/cô giáo, các em học sinh, cha mẹ học sinh, người dân cộng đồng và những người làm công tác truyền thông.

Mục đích là nhằm thay đổi những cách nghĩ, cách nhìn nhận còn chứa đựng nhiều các giá trị và khuôn mẫu giới cứng nhắc, thông qua đó, giúp giảm thiểu và tiến tới xóa bỏ những định kiến và phân biệt đối xử trên cơ sở giới trong lĩnh vực giáo dục nói riêng và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội nói chung.

Là một giám đốc phụ trách bình đẳng giới trong tổ chức UNESCO tại Việt Nam, chị nhìn nhận thế nào về sự bình đẳng chưa giữa nam và nữ trong xã hội Việt Nam hiện nay cũng như sự khác biệt giữa phụ nữ đô thị và vùng nông thôn tại Việt nam?

Chị Trần Thị Phương Nhung: Để có được bình đẳng giới, không riêng gì Việt Nam, mà các quốc gia khác đều phải trải qua nhiều năm tháng, với những sự đầu tư lớn về nguồn lực tài chính và kỹ thuật để thay đổi và nâng cao nhận thức của toàn xã hội, vì chỉ khi nào nhận thức thay đổi thì mới dẫn đến thay đổi hành vi.

Ở Việt Nam, do hoàn cảnh lịch sử, đất nước đã có một thời gian rất dài chịu ảnh hưởng và sống dưới chế độ phong kiến, mà ở đó, vai trò, vị thế và giá trị của nam giới luôn luôn được coi trọng hơn nữ giới.

Trải qua nhiều năm tháng, với những biến cố và thăng trầm của đất nước trong công cuộc đấu tranh, bảo vệ và xây dựng đất nước, một nếp nghĩ dường như đã ăn sâu vào phần lớn người Việt Nam chúng ta rằng: là đàn ông thì nhất thiết phải dũng cảm, làm việc lớn, là trụ cột gia đình. Còn là đàn bà thì nhất thiết phải làm việc nhà giỏi, chăm sóc người khác, dịu dàng, ngoan hiền, hoàn hảo, yếu đuối hay khóc thì dễ thương hơn, mạnh mẽ và độc lập thì có vẻ không bình thường.

Chính vì những rào cản trong quan niệm và cách nhìn nhận như vậy, nên ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em trai và trẻ em gái cũng được dạy bảo và giáo dục để đáp ứng mong đợi của cha mẹ và các thành viên trong gia đình là khá khác nhau. 

Do vậy, khi lớn lên, khả năng, năng lực, tính cách và định hướng công việc của nam giới và nữ giới có sự khác biệt không hề nhỏ, gây ra một số hiện tượng xã hội như: Nạn nhân chính của bạo lực gia đình là phụ nữ và trẻ em gái; Nam giới chiếm đa số trong các công việc thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, toán học và kỹ thuật; Nữ giới chiếm đa số trong các công việc không được trả lương;

Bên cạnh đó, ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, phụ nữ và trẻ em gái vẫn tiếp tục là những đối tượng chủ yếu của nạn mù chữ, bỏ học sớm, nạn buôn người, bạo hành và xâm hại tình dục, kết hôm sớm, sinh nhiều con và phải có con trai theo yêu cầu của các thành viên lớn tuổi trong gia đình...

Nền kinh tế Việt Nam giống như nền kinh tế thế giới đang bước vào kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0, theo chị đâu là thách thức đối với phụ nữ, liệu việc làm của người phụ nữ có bị đe doạ, và theo chị có giải pháp gì khắc phục không?

Chị Trần Thị Phương Nhung: Chính vì xã hội chúng ta vẫn còn tồn tại khá phổ biến các khuôn mẫu giới cứng nhắc, hình thành nên những định kiến về giới và một trong những hậu quả của định kiến giới là hạn chế năng lực và khả năng tiếp cận đến các cơ hội việc làm đáp ứng đúng với nhu cầu của thị trường lao động. 

Khi cuộc cách mạng 4.0 thực sự hiện hữu, thì nó sẽ tác động tới đời sống của từng cá nhân, ảnh hưởng trực tiếp tới việc làm, thu nhập và sinh kế của họ.


Ví dụ, rất nhiều trong chúng ta vẫn mặc định rằng nam giới giỏi hơn nữ giới trong các ngành học liên quan đến toán học, kỹ thuật, máy tính... cho nên, ngay từ lời khuyên và định hướng của cha mẹ và người thân trong gia đình đã muốn con gái mình chỉ nên học và theo đuổi các ngành học mang tính chất “nhẹ nhàng và nữ tính” như văn học, lịch sử, địa lý để sau này có thể làm giáo viên, nhân viên văn phòng...

Thêm vào đó, trong chương trình dạy và phương pháp giảng dạy thì cũng không có các cách thức, các thông tin hay thông điệp tạo sự hấp dẫn hoặc khuyến khích sự tham gia của nữ vào các môn học về toán học, kỹ thuật, công nghệ, máy tính. 

Trong khi đó, trên thực tế, theo nghiên cứu của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam thì tỉ lệ học sinh nữ có năng lực và khả năng học các môn toán học và khoa học tự nhiên khác không hề thấp hơn so với các em học sinh nam.

Theo xu hướng phát triển, Việt Nam cũng không thể nằm ngoài cuộc cách mạng 4.0, một cuộc cách mạng công nghiệp “vạn vật kết nối trên nền tảng internet”. Như vậy, bất cứ quốc gia hay con người sống trong xu thế phát triển này, nếu không muốn bị bỏ lại phía sau, thì cần phải được trang bị các kiến thức và kỹ năng phù hợp, nhằm đáp ứng với xu thế phát triển và yêu cầu của thị trường lao động. 

Khi cuộc cách mạng 4.0 thực sự hiện hữu, thì nó sẽ tác động tới đời sống của từng cá nhân, ảnh hưởng trực tiếp tới việc làm, thu nhập và sinh kế của họ. 

Ví dụ, một người phụ nữ có một cửa hàng cắt tóc, gội đầu, nếu có kỹ năng sử dụng điện thoại thông minh hay máy tính, biết cách quảng cáo cửa hàng, tiếp thị trình độ tay nghề và các sản phẩm đẹp tới khách hàng thông qua những trang bán hàng online, các trang mạng xã hội thì có thêm nhiều khả năng tăng số lượng khách hàng, thu nhập tăng lên, có khả năng mở rộng kinh doanh và có thể tạo ra việc làm cho người khác.

Như vậy, nếu mỗi người trong chúng ta, bao gồm cả phụ nữ, không ý thức được những tác động tích cực và tiêu cực của cuộc cách mạng 4.0 đối với cuộc sống, thì chúng ta sẽ phải đối diện thêm nhiều khó khăn, đặc biệt là trong tiếp cận việc làm thỏa đáng để có được cuộc sống có chất lượng.

Hiện nay, UNESCO đang hỗ trợ Việt Nam rất nhiều trong thẩm định, công nhận và bảo tồn nhiều giá trị văn hoá phi vật thể, điển hình trong đó là văn hoá Thờ Mẫu người Việt, chị đánh giá thế nào về giá trị văn hoá này và chị nhìn nhận thế nào về giá trị nữ quyền trong ngày xưa và ngày nay của văn hoá lịch sử Việt Nam?

Chị Trần Thị Phương Nhung: Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và là niềm tự hào của người dân Việt Nam. Ý nghĩa của thờ Mẫu Tam phủ chính là đáp ứng nhu cầu và khát vọng của đời sống thường nhật của con người như cầu sức khỏe, cầu bình an, cầu làm ăn phát đạt.

Từ trong tín ngưỡng dân gian, thì hình ảnh người phụ nữ đã rất được tôn vinh và ngưỡng mộ. Đây chính là một phẩm chất tốt đẹp trong văn hóa của người Việt.

Dưới thời phong kiến, phụ nữ Việt Nam dường như không có tiếng nói trong gia đình cũng như trong xã hội. Thêm vào đó, nạn mù chữ ở phụ nữ rất cao ở thời đó.

Trong thực tế cuộc sống hiện nay, Việt Nam đã có những thành tựu rất đáng ghi nhận về bình đẳng giới, như việc ra đời Luật bình đẳng giới (2006), luật phòng chống bạo lực gia đình (2007); chiến lược quốc gia về bình đẳng giới (2011-2020); các Bộ, ngành đều có các kế hoạch hành động về bình đẳng giới; tỉ lệ của phụ nữ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, các ngành nghề lao động đều có sự tăng lên. 

Tuy nhiên, trẻ em gái và phụ nữ Việt Nam vẫn đang đối mặt với một số vấn đề liên quan đến giới như nạn bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới, quấy rối và xâm hại tình dục. Đây là những vấn đề mà cần có sự vào cuộc quyết liệt và hiệu quả của Chính phủ và của các tổ chức có liên quan.

Chị có gửi gắm thông điệp gì đối với giới phụ nữ Việt Nam nhân ngày phụ nữ quốc tế 8/3 năm nay?

Chị Trần Thị Phương Nhung: Tôi mong rằng, phụ nữ Việt Nam sẽ luôn có những nét đẹp trong tâm hồn và trí tuệ, sống bao dung, hài hòa, tự tin và độc lập. Phụ nữ Việt Nam hãy trang bị cho mình những kiến thức và thông tin cập nhật để có thể thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng đất nước nói riêng và của thế giới nói chung, học hỏi, tiếp thu, tham gia và góp phần vào giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu như bình đẳng giới, biến đối khí hậu, di cư, hòa bình và an ninh. 

Tôi cũng mong rằng, các trẻ em gái và phụ nữ dân tộc thiểu số, trẻ em gái và phụ nữ ở những vùng khó khăn, vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa sẽ bớt khó khăn hơn, được tiếp cận nhiều hơn và đầy đủ hơn tới các dịch vụ có chất lượng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, giáo dục và pháp lý.

Xin cảm ơn Chị!

Bảy quan niệm sai lầm về phụ nữ làm kinh doanh

Bảy quan niệm sai lầm về phụ nữ làm kinh doanh

Diễn đàn quản trị -  6 năm

Vai trò của nữ giới trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam ngày càng thể hiện rõ nét nhưng theo IFC, vẫn còn nhiều quan niệm sai lầm đang ảnh hưởng đến hình ảnh và tiềm năng tăng trưởng của các doanh nhân nữ và các doanh nghiệp do nữ làm chủ.

Đứng lên từ ‘bão’ Covid, viết tiếp ước mơ…

Đứng lên từ ‘bão’ Covid, viết tiếp ước mơ…

Ống kính -  3 giờ

Tròn một năm nhận sự hỗ trợ hàng tháng từ Quỹ Vì Tầm Vóc Việt, Cao Ngọc Yến tặng cho mẹ món quà ý nghĩa khi em đậu vào lớp 10 trường THPT Lý Thái Tổ, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Vị thế của Việt Nam trong mắt nhà đầu tư quốc tế

Vị thế của Việt Nam trong mắt nhà đầu tư quốc tế

Hồ sơ quản trị -  4 giờ

Vị thế của Việt Nam đang lên rõ rệt song cũng còn nhiều điểm nghẽn cần khai thông để biến vị thế tốt thành dòng chảy FDI mạnh hơn.

Thách thức xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống

Thách thức xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống

Tiêu điểm -  6 giờ

Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ tiếp tục phải đối mặt với những thay đổi chính sách thương mại quốc tế cũng như các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng.

Khám phá các trụ cột tạo nên thế và lực của TC Group

Khám phá các trụ cột tạo nên thế và lực của TC Group

Hồ sơ quản trị -  6 giờ

Được thành lập và vận hành bởi những nhà kinh doanh khá kín tiếng, Tập đoàn Thành Công (TC Group) đã phát triển tới quy mô của những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam.

Bất động sản nhà ở, bán lẻ hút vốn ngoại

Bất động sản nhà ở, bán lẻ hút vốn ngoại

Tiêu điểm -  8 giờ

Bán lẻ, nhà ở và nghỉ dưỡng là các lĩnh vực thu hút mạnh dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản Việt Nam thời gian gần đây.

GS. Gurdev Singh Khush: 'Được vinh danh cùng với GS. Võ Tòng Xuân là niềm hạnh phúc đặc biệt'

GS. Gurdev Singh Khush: 'Được vinh danh cùng với GS. Võ Tòng Xuân là niềm hạnh phúc đặc biệt'

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

GS. Gurdev Singh Khush, đồng chủ nhân giải đặc biệt VinFuture 2023 dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển, đã có những chia sẻ đầy cảm xúc về hành trình nghiên cứu và hợp tác với GS. Võ Tòng Xuân để tạo ra những giống lúa mới.

Định hướng tăng trưởng mới của Viettel Post

Định hướng tăng trưởng mới của Viettel Post

Doanh nghiệp -  9 giờ

Ngay từ đầu năm nay, Viettel Post đã công bố chiến lược chuyển mình thành một công ty logistics theo hướng chuyên nghiệp, xanh và hiệu quả.