Diễn đàn quản trị
Phương pháp đào tạo đội ngũ bán hàng thiện chiến
Một khi đã lựa chọn nâng cao năng lực đội ngũ bán hàng làm mục tiêu thì cần theo sát và tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ được phát triển hết khả năng của mình, kéo tổ chức cùng phát triển đi lên.
Vai trò của công tác đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ ngày càng quan trọng với các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp tăng trưởng nóng.
Doanh nghiệp có thể mở rộng, phát triển mạnh mẽ hay không phụ thuộc vào năng lực của đội ngũ.
Thay vì mong con người tự vươn lên và thích ứng với các đòi hỏi và thay đổi mới của tổ chức, doanh nghiệp phải đầu tư vào công tác đào tạo phát triển đội ngũ, kể cả đối với ban lãnh đạo.
Lực lượng bán hàng với vai trò chủ chốt mang theo hình ảnh và mang về doanh số cho công ty, luôn là đối tượng cần tập trung để phát triển năng lực đầu tiên.
Chia sẻ tại chuỗi hội thảo "Tăng trưởng nóng bằng đào tạo nội bộ" do Học viện Quản trị HRD tổ chức, bà Trần Thanh Phương Nghi, chuyên gia huấn luyện và đào tạo kỹ năng bán hàng và tâm lý khách hàng cho rằng, có bốn yếu tố quan trọng xuất phát từ tổ chức quyết định đến hiệu quả của việc huấn luyện kinh doanh.
Một là tạo được sự cam kết của học viên trong suốt hành trình học tập.
Hai là xây dựng và trang bị được cho học viên một nền tảng kiến thức để họ có thể vận dụng trong những công việc hàng ngày
Ba là tạo môi trường thuận lợi để học viên phát triển, vận dụng và thực hành những kỹ năng đã được học.
Bốn là cho học học viên cơ hội để tăng cường kết quả học tập của mình bằng cách truyền đạt, hướng dẫn, giảng dạy và lan tỏa những kiến thức của mình tới với các nhân viên khác.
Bốn yếu tố quan trọng kể trên đã phần nào thể hiện vai trò quan trọng của người huấn luyện trong tổ chức. Theo chuyên gia của HRD, một người huấn luyện giỏi phải hội tụ ba đặc điểm quan trọng.
Thứ nhất là biết cách ủng hộ việc thử và sai trong môi trường thực hành. Riêng với đội ngũ kinh doanh, hậu quả từ việc thử và sai sẽ không có những tác động quá lớn đến doanh nghiệp vì nó chỉ ảnh hưởng tới các con số, cụ thể là doanh số bán hàng.
Do đó, người huấn luyện và quản lý trực tiếp phải thống nhất cùng nhau ủng hộ, thúc đẩy nhân viên không sợ sai để tìm ra những giải pháp tối ưu hơn. Tuy nhiên một thực tế được đưa ra là chưa có nhiều nhà quản lý thực hiện được việc này.
Thứ hai là đưa phản hồi và nhận xét tạo động lực. Biết cách khen, biết cách góp ý và tạo động lực sẽ khai thác được tiềm năng của nhân viên và mang lại hiệu quả cho cả tổ chức.
Thứ ba là hướng dẫn những sự cố phát sinh trong môi trường kinh doanh thực chiến. Những nhân viên mới, những chiến binh tân tuyển dù giỏi và có tố chất đến đâu thì cũng sẽ thiếu những kinh nghiệm, những trải nghiệm thực tế cùng nhiều khách hàng khác nhau.
Việc hướng dẫn, tư vấn và cố vấn cho họ là điều hoàn toàn cần thiết để giải quyết sự cố thành công.
Dựa trên những đặc điểm này, HRD gợi ý "phương pháp bò-đi-chạy" trong việc đào tạo đội ngũ bán hàng thiện chiến để gia tăng doanh số.
Tương tự tiến trình phát triển trong quá trình học đi của một đứa trẻ, "bò-đi-chạy" còn thể hiện tiến trình học tập của một cá nhân. Mọi sự học đều cần nhiều thời gian để học viên hiểu và nắm vững mọi khía cạnh, biến kiến thức thành của mình.
Ở bước “bò", học viên cần phải được tiếp cận từ những kiến thức bé nhất và tìm hiểu, mày mò, nghiên cứu để có những "bước kiến thức" chập chững đầu tiên.
Sau một thời gian cứng cáp hơn, người quản lý và nhà huấn luyện sẽ cho học viên tự "đi" trên con đường của mình. Tất nhiên quá trình này đều phải được dõi theo và quản lý một cách sát sao để có thể kịp thời hỗ trợ, can thiệp nếu cần thiết. Ngoài ra, cũng cần tạo một môi trường thuận lợi để học viên áp dụng và phát huy những kiến thức, kỹ năng đã được học.
Đến một lúc, học viên/nhân viên đã có thể tự “chạy” trên con đường công việc của mình, các quản lý và nhà huấn luyện cần biết cách tạo điều kiện để họ có thể chia sẻ, lan tỏa kiến thức và kỹ năng của mình đến những người khác để cùng nhau phát triển, đưa tổ chức ngày một đi lên.
Theo HRD, bán hàng là lĩnh vực rất quan trọng trong hoạt động quản trị khi kết quả bán hàng là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Việc xây dựng hệ thống trải nghiệm khách hàng, quy trình bán hàng cũng như phát triển năng lực đội ngũ bán hàng chưa bao giờ dễ dàng.
Một khi đã lựa chọn nâng cao năng lực đội ngũ bán hàng làm mục tiêu thì cần theo sát và tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ được phát triển hết khả năng của mình, kéo tổ chức cùng phát triển đi lên.
Cách Tập đoàn Đất Xanh đào tạo nội bộ để tăng trưởng nóng
Tìm giải pháp căn cơ đào tạo nhân lực
Yêu cầu về nguồn nhân lực của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở mức lao động cơ bản mà còn đòi hỏi những kỹ năng chuyên môn và quản lý ngày càng cao.
Nhu cầu mới trong đào tạo năng lực cốt lõi cho nhân sự trẻ
Những năng lực mới được đào tạo một cách toàn diện, chuyên nghiệp và sát với thực tế là một nhu cầu cấp thiết của người trẻ trong bối cảnh mới trên hành trình nâng cấp bản thân và thăng tiến xa hơn trong sự nghiệp.
Đào tạo nhân sự giữa đại dịch
Xoá bỏ tư duy “ăn không đủ, lấy gì học” trong mùa Covid-19, các doanh nghiệp nỗ lực tìm phương án để có thể vừa tiết kiệm chi phí lại đảm bảo công tác đào tạo nhân sự hiệu quả.
Đào tạo và phát triển nhân sự trong bối cảnh mới
Sự cam kết của đội ngũ lãnh đạo trong việc đầu tư cho con người là yếu tố quan trọng nhất dù ngân sách dành cho đào tạo và phát triển nhiều hay ít.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng Vingroup nghiên cứu, xây dựng chương trình chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.
SeABank được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
SeABank vừa được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.
Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay
Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.
Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu
Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.
Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035
Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.
Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội
Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.
Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn
Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.