Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
Theo đại diện của Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), cơ chế thực thi công cụ mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất (EPR) cần tạo động lực huy động sự tham gia của toàn xã hội.
Công cụ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) là một trong những hướng tiếp cận mới nhằm quản lý chất thải rắn hiệu quả, nâng cao tỷ lệ thu gom, tái chế, từ đó giảm thiểu rác thải phát sinh ra môi trường, tạo tiền đề xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn.
Công cụ EPR được đưa ra tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, dự kiến chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2022. Đây cũng là nội dung nhận được sự quan tâm và hưởng ứng từ phía đội ngũ chuyên gia, tổ chức và cộng đồng doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy, ngay từ trước khi Luật Bảo vệ môi trường 2020 được phê duyệt, nhiều sáng kiến đã được triển khai bởi cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nhằm thực hiện trách nhiệm đối với sản phẩm khi đến cuối vòng đời, góp phần tích cực trong công tác xử lý rác thải, bảo vệ môi trường.
Một số sáng kiến có thể kể đến như tái sử dụng và tái chế 99% các phụ phẩm, chất thải trong quá trình sản xuất tại nhà máy của Heineken, cam kết cắt giảm nhựa nguyên sinh của Unilever hay thành lập Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam)
Tuy nhiên, thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn đặt ra nhiều bài toán nan giải, gây khó khăn cho cả những doanh nghiệp hàng đầu, có tiềm lực mạnh mẽ. Đây cũng chính là lý do các doanh nghiệp đang rất mong chờ nghị định hướng dẫn thực thi Luật Bảo vệ môi trường với những quy định nhằm tạo ra cơ chế hiệu quả và công bằng.
Để công cụ chính sách EPR được thực thi một cách hiệu quả, tiến bộ và có thể quản lý được, thay mặt PRO Việt Nam cũng như cộng đồng doanh nghiệp thuộc ngành hàng bao bì, ông Tazzi đưa ra một số đề xuất.
Đầu tiên, đưa ra quy cách tiêu chuẩn để tái chế cho từng loại vật liệu trên cấu tạo thành bao bì. Điều này đặc biệt cần thiết khi mỗi loại vật liệu như thủy tinh, giấy, kim loại và các loại nhựa được sử dụng trong bao bì đều có khả năng thu gom, phân loại và giá trị tái chế khác nhau.
Theo nhóm nghiên cứu của ngành hàng bao bì, việc quy định tiêu chuẩn riêng cho từng loại vật liệu góp phần tạo ra sự cân bẳng giữa hiệu quả và năng suất, rất quan trọng đối với điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng, công nghệ và năng lực thu gom, xử lý, tái chế còn nhiều hạn chế.
Thứ hai, đơn giản hóa và thực tiễn hóa các quy định trong nghị định. Các chuyên gia thuộc ngành hàng bao bì đề xuất bỏ tiêu chí phân biệt bao bì như phân biệt theo mục đích sử dụng (thực phẩm, chất tẩy rửa, mỹ phầm, dược phẩm…) và phân biệt về khả năng đóng gói theo thể tích.
Điều này giúp công cụ EPR trở nên đơn giản, dễ tiếp cận hơn. Bên cạnh đó, tiêu chí phân biệt về khả năng đóng gói theo thể tích có thể tạo ra kẽ hở để doanh nghiệp “tránh nghĩa vụ một cách thông minh”.
“Chúng ta đặt ra tiêu chuẩn bắt buộc với bao bì 300ml, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tránh né nghĩa vụ thực thi EPR bằng quy cách đóng gói 299ml”, Phó chủ tịch PRO Việt Nam giải thích.
Thứ ba, cơ chế thực thi EPR cần tạo ra động lực giúp huy động sự tham gia của toàn xã hội chứ không chỉ nhà sản xuất, nhập khẩu. “Trách nhiệm và nghĩa vụ thuộc về tất cả các bên liên quan chứ không phải vấn đề riêng tổ chức nào”, ông Tazzi nhận xét.
Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của chính quyền địa phương, các nhà phân phối và khu vực phi chính thức. Tạo đầu ra cho sản phẩm, vật liệu tái chế cũng là yếu tố quan trọng tác động tới sự thành công của công cụ EPR.
Cuối cùng, áp dụng công cụ EPR một cách linh hoạt và có lộ trình cụ thể từng bước. Cụ thể, cộng đồng doanh nghiệp đề xuất đặt năm 2022 là “năm trắng” để các doanh nghiệp tổ chức hệ thống, chuẩn bị cách thức thực hiện EPR.
Năm 2023 được đặt là “năm xám”, với mức phí, tiền đóng phạt thấp để doanh nghiệp dần dần thích ứng. Cùng với đó, công cụ EPR cũng tiếp tục được hoàn thiện theo hướng đơn giản hóa và có trọng tâm, tới năm 2025 sẽ triển khai rộng rãi, nhân rộng mô hình để tạo lập hệ sinh thái hoàn chỉnh.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.