Đạm Phú Mỹ nhận 'Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024'
Đạm Phú Mỹ vừa được vinh danh với sản phẩm NPK Phú Mỹ 20-10-10+TE vì những đóng góp tích cực cho ngành nông nghiệp Việt Nam.
Tổng công ty Phân bón và hóa chất Dầu khí (PVFCCo) được công nhận là “Thương hiệu quốc gia” năm 2024, với hai sản phẩm Đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ.
Đây cũng là lần thứ sáu liên tiếp PVFCCo có được vinh dự này kể từ khi tham gia năm 2014, qua đó tiếp tục khẳng định vị thế không chỉ dẫn đầu trong lĩnh vực nông nghiệp, nằm trong nhóm những thương hiệu có giá trị nhất tại Việt Nam mà còn vươn tầm ra quốc tế.
Với slogan “Cho mùa bội thu”, sau hai thập kỷ hình thành và phát triển, đến nay PVFCCo đã có bộ sản phẩm phân bón khá toàn diện gồm Đạm Phú Mỹ, các công thức đa dạng của NPK Phú Mỹ, Kali Phú Mỹ và các dòng sản phẩm chuyên dụng dành cho nông nghiệp đô thị.
PVFCCo đã thực hiện xuất sắc sứ mệnh chính trị của mình khi cung ứng cho ngành nông nghiệp gần 20 triệu tấn phân bón chất lượng cao với giá cả hợp lý, góp phần giữ ổn định thị trường trong nước và thúc đẩy sự phát triển của nền nông nghiệp, đưa Việt Nam trở thành cường quốc xuất khẩu nông sản của thế giới.
Lễ công bố các đơn vị được công nhận là đối tác của chương trình Thương hiệu quốc gia chỉ là bước đầu tiên; tiếp đó các doanh nghiệp cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu của mình, tham gia tích cực vào các hoạt động chung của chương trình để cùng tạo nên một thương hiệu quốc gia ngày càng mạnh mẽ, đủ sức đua tranh với thương hiệu quốc gia của các nước khác trên thế giới.
PVFCCo với tiềm lực của mình cam kết sẽ là một trong những đơn vị đi đầu trong các hoạt động này.
Thương hiệu quốc gia Việt Nam không phải là một giải thưởng hay danh hiệu, mà là một chương trình xúc tiến thương mại đặc biệt và dài hạn của Chính phủ, được thiết lập nhằm xây dựng và phát triển một thương hiệu quốc gia cho Việt Nam thông qua việc nâng tầm các thương hiệu nội địa uy tín.
Tham gia vào chương trình này không chỉ giúp các doanh nghiệp tự đánh giá và cải thiện toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh mà còn hỗ trợ họ xây dựng chiến lược thương hiệu vững chắc theo những tiêu chí khắt khe.
Chương trình khuyến khích doanh nghiệp theo đuổi và lan tỏa ba giá trị cốt lõi: “Chất lượng – Đổi mới, sáng tạo – Năng lực tiên phong”.
Đạm Phú Mỹ vừa được vinh danh với sản phẩm NPK Phú Mỹ 20-10-10+TE vì những đóng góp tích cực cho ngành nông nghiệp Việt Nam.
Đạm Phú Mỹ luôn hoạt động hiệu quả, đóng góp quan trọng vào phát triển chung của Petrovietnam và là bệ phóng của nông nghiệp Việt suốt 20 năm qua.
Năm 2024, Đạm Phú Mỹ đặt kế hoạch sản xuất 850 nghìn tấn Urê, 143 nghìn tấn NPK, doanh thu hợp nhất gần 12.800 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 660 tỷ đồng, chia cổ tức ở mức 15%.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.