Áp thuế VAT 5% cho phân bón: Lợi cả ba nhà!
Nếu chính sách thuế VAT được điều chỉnh hợp lý sẽ giúp thị trường phân bón “sòng phẳng” hơn, thậm chí hài hòa lợi ích với cả nhà nước, nhà sản xuất và nhà nông.
Việc áp thuế giá trị gia tăng 5% hay không với mặt hàng phân bón sẽ tiếp tục được Quốc hội cân nhắc để xác định phương án tối ưu cho Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
Đề nghị áp thuế giá trị gia tăng 5% (VAT) với mặt hàng phân bón tiếp tục ghi nhận các ý kiến trái chiều tại phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trong đó, nổi lên vấn đề hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà nông và doanh nghiệp đặt trong quyết định có đánh thuế suất 5% hay không đối với phân bón.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh, áp thuế đối với mặt hàng phân bón sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Bởi lẽ, đối với 73% lượng phân bón sản xuất trong nước, nếu chịu thuế từ 0% như hiện tại sang 5% thì đây là thuế gián thu, người nông dân phải chịu giá trị đầu vào. Còn doanh nghiệp sản xuất được khấu trừ 5%, giúp tăng khả năng cạnh tranh giữa doanh nghiệp sản xuất trong nước với phân bón nhập khẩu.
Tuy nhiên, nếu áp thuế 5%, chắc chắn giá phân bón sẽ tăng lên - như vậy không thực hiện đúng tinh thần tại Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2022 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Do vậy, cần đảm bảo hài hòa giữa các lợi ích, nếu tiếp tục giữ mức 0%, giá phân bón trong nước không tăng và không ảnh hưởng đến người nông dân.
Quan điểm này nhận được đồng tình của ông Nguyễn Trường Giang, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
Ông Giang nhận định, báo cáo đánh giá tác động cho thấy, đánh thuế 5% đối với phân bón sẽ giúp nhà nước thu khoảng 5.700 tỷ đồng mỗi năm, trong đó hoàn thuế cho doanh nghiệp khoảng 1.500 tỷ đồng, ngân sách nhà nước thu được 4.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, áp thuế 5%, sau đó cam kết giảm giá bán là không thuyết phục.
“Vấn đề ở chỗ, Nhà nước thu được 4.200 tỷ đồng, doanh nghiệp được hoàn từ ngân sách nhà nước 1.500 tỷ đồng, thu của người nông dân mà lại khẳng định giảm giá bán? Đề nghị đánh giá rất sát chỗ này, bởi giá thành với giá bán là hoàn toàn khác nhau, giá bán phụ thuộc vào thế giới, do đó tôi đề nghị đánh giá rất cụ thể”, ông Giang nêu ý kiến.
Đồng thời, có một số ý kiến đề xuất chỉ áp thuế 0% đối với hàng xuất khẩu, doanh nghiệp vẫn được hoàn thuế từ ngân sách nhà nước, tức là ngân sách nhà nước giảm khoảng 1.500 tỷ đồng/năm, theo tốc độ tăng có thể lên đến 2.000 tỷ đồng, khi đó giá bán cho người nông dân không tăng và giữ ổn định.
Điều này cũng phù hợp với các nghị quyết của Đảng. Do vậy, đại biểu đề nghị, để đảm bảo cho việc hoàn thuế cho doanh nghiệp, nếu không giữ như quy định hiện hành, có thể đánh thuế 0% đối với mặt hàng phân bón.
Thậm chí, theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh Quốc hội Lê Tấn Tới, đời sống người nông dân còn khó khăn, nếu áp thuế VAT 5% đối với phân bón, nông dân không có lãi, có thể dẫn tới tình trạng bỏ ruộng hoặc có phản ứng ngược, gây mất an toàn, an ninh trật tự ở nông thôn. Vì vậy, ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra cần tiếp tục nghiên cứu theo tinh thần của Nghị quyết 19-NQ/TW.
Góc nhìn từ doanh nghiệp lại cho rằng, việc không đánh thuế lại vô hình chung tạo áp lực không nhỏ với ngành phân bón trong nước.
Theo ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), thời gian qua, chính sách miễn thuế, không tính thuế đối với phân bón và nhiều hàng hóa vật tư nông nghiệp khác tưởng như là ưu đãi, nhưng thực ra tạo gánh nặng rất lớn cho phân bón trong nước.
Cụ thể, các khoản thuế VAT nằm trong chi phí sản xuất ra phân bón đã cao hơn 5%, bình quân có thể lên tới 6 - 8% tùy doanh nghiệp. Như vậy, sản xuất ra phân bón đã chứa VAT nhưng lại không không được hoàn thuế.
Trong khi đó, phân bón nhập khẩu vào Việt Nam không phải chịu thuế VAT này khiến cạnh tranh rất khó giữa phân bón sản xuất trong nước và phân bón nước ngoài. Với năng lực sản xuất dư thừa trên thế giới hiện tại, thời gian tới có lẽ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, ông Tuấn phân tích.
Quan điểm này khá tương đồng với góc nhìn một doanh nghiệp có tiếng trong ngành sản xuất phân bón trong nước chia sẻ với TheLEADER mới đây. Theo đó, doanh nghiệp này tin tưởng việc đánh thuế phân bón sẽ giúp nhà nông và nhà sản xuất đều vui.
Bởi, các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón sẽ phải chịu thuế VAT 5% ngay khi nhập hàng, khiến chi phí tăng thêm 5% so với trước kia, giá bán tới nông dân cũng tăng tương ứng.
Ngược lại, các doanh nghiệp sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước sẽ được hoàn một phần thuế VAT do thuế đầu ra 5% thấp hơn thuế đầu vào 10%, qua đó giúp giảm giá thành, kéo theo giá bán tới nông dân cũng có điều kiện giảm tương ứng.
Việc áp thuế VAT 5% sẽ làm tăng giá của hàng nhập khẩu và giảm giá của hàng nội địa, qua đó đưa cả hai loại hình về mặt bằng chung do cùng chịu thuế suất 5%, tạo cạnh tranh bình đẳng giữa hàng trong nước và ngoài nước.
Qua đó sẽ khắc phục được “nghịch lý” diễn ra suốt 10 năm nay là hàng nhập khẩu được lợi thế hơn hàng trong nước bởi chính chính sách thuế áp dụng. Ngoài ra, phần ngân sách bị hụt thu từ hàng trong nước sẽ được bù đắp một phần từ khoản thu thuế VAT từ hàng nhập khẩu.
Về lo ngại việc áp thuế 5% với phân bón có thể làm chi phí phân bón tăng, Phó tổng thư ký VCCI luận giải, giá phân bón sau khi áp thuế chưa hẳn tăng. Bởi, năng lực sản xuất phân bón của Việt Nam rất lớn, nếu áp thuế 5%, đồng nghĩa với phân bón nhập khẩu vào cũng chịu 5%, còn chi phí sản xuất trong nước giảm.
Như vậy, phân bón trong nước có thể chiếm lĩnh được thị trường và đây cũng là bài toán căn cơ cần tính toán để vừa tự chủ được năng lực sản xuất phân bón, vừa giữ được ngành sản xuất phân bón trong nước, ông Tuấn lưu ý.
Giữ trọng trách cơ quan chủ trì soạn thảo, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận, nếu chỉ nhìn góc độ áp thuế VAT 5% đối với mặt hàng phân bón, như vậy người dân phải chịu thêm 5% vào giá bán có vẻ hợp lý. Nhưng sau khi phân tích, khi áp dụng thuế suất 5% sẽ làm giảm giá thành xuống khoảng trên dưới 5%.
Cụ thể, việc áp thuế VAT 5% sẽ có các tác động nhất định đến giá bán phân bón trên thị trường, làm tăng giá thành phân bón nhập khẩu (hiện chiếm gần 27% thị phần); đồng thời, làm giảm giá thành phân bón sản xuất trong nước (khoảng 73% thị phần).
Các doanh nghiệp sản xuất phân bón sẽ được hoàn thuế do thuế đầu ra - 5% thấp hơn đầu vào - 10%. Từ đây, doanh nghiệp trong nước có dư địa để giảm giá bán nếu giá phân bón và các nguyên liệu đầu vào trên thị trường quốc tế không thay đổi.
Ngoài ra, phân bón là sản phẩm bình ổn giá nên trong trường hợp cần thiết, khi có biến động lớn về giá trên thị trường, thì các cơ quan quản lý nhà nước có thể thực hiện các biện pháp quản lý cần thiết để bình ổn ở mức hợp lý.
Do còn những ý kiến khác nhau, việc áp thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng phân bón hay không trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) sẽ tiếp tục được bàn thảo tại kỳ họp thứ 8 sắp tới.
Nếu chính sách thuế VAT được điều chỉnh hợp lý sẽ giúp thị trường phân bón “sòng phẳng” hơn, thậm chí hài hòa lợi ích với cả nhà nước, nhà sản xuất và nhà nông.
Sau một năm 2022 rực rỡ, các doanh nghiệp phân đạm lớn đều đặt kết quả kinh doanh đi lùi trong năm 2023, với mục tiêu lợi nhuận chỉ bằng 1/3 so với giai đoạn trước.
Những diễn biến đảo chiều mới đây trên thị trường phân ure thế giới có thể mang tới bức tranh kết quả kinh doanh “sáng sủa” hơn đối với các doanh nghiệp trong ngành trong thời gian tới.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.