Phát triển bền vững
Quản lý nước – yếu tố quyết định thành, bại cuộc chiến khí hậu
Nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng nếu thất bại trong xử lý cuộc khủng hoảng nguồn nước, thế giới cũng sẽ thất bại trong hành động chống biến đổi khí hậu, cũng như trong thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Ủy ban toàn cầu về kinh tế nguồn nước trong báo cáo mới nhất cho biết cuộc khủng hoảng nguồn nước có liên quan, và có mối quan hệ tác động qua lại đến sự nóng lên toàn cầu, và mất đa dạng sinh học.
Các hoạt động của con người đang làm thay đổi lượng mưa và nguồn cung cấp nước ngọt, dẫn đến sự thay đổi nguồn cung cấp nước trên toàn thế giới.
Johan Rockström, Giám đốc Viện Nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam, đồng chủ tịch của Ủy ban, nhận định: “Sẽ là thiếu sót lớn nếu đưa ra quan điểm về biến đổi khí hậu mà không tính đến yếu tố nguồn nước. Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, chúng ta không còn có thể tin tưởng vào nguồn cung cấp nước ngọt và lượng mưa của chúng ta. Chúng ta đang thay đổi toàn bộ chu trình thủy văn toàn cầu".
Mỗi 1 độ C trái đất nóng lên sẽ làm tăng thêm khoảng 7% độ ẩm vào vòng tuần hoàn của nước, làm cho chu trình này mạnh lên, dẫn đến ngày càng nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt hơn.
“Do đó, nước vừa là nguyên nhân, vừa là nạn nhân của biến đổi khí hậu”, ông phân tích.
Nước cũng là chìa khóa để đạt được tất cả Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Hơn hai tỷ người vẫn không được tiếp cận với nguồn nước được quản lý một cách an toàn. Cứ 80 giây lại có một trẻ em dưới 5 tuổi chết vì các bệnh do nước ô nhiễm gây ra.
Ông Ngozi Okonjo-Iweala, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Đồng chủ tịch của Uỷ ban, cho rằng: “Chúng ta cần phát triển một nền kinh tế mới về nước để giúp giảm lãng phí nguồn nước, nâng cao hiệu quả sử dụng nước, và tạo cơ hội cho sự công bằng hơn về nước”.
Ông nói thêm rằng: “Không thể đưa nguồn nước trở lại quỹ đạo bền vững nếu không có công lý và bình đẳng ở mọi nơi trên thế giới”.
Lối thoát cho cuộc khủng hoảng
Các tác giả trong báo cáo nhấn mạnh thế giới chỉ có thể thoát ra khỏi tình trạng bế tắc này bằng cách hành động tập thể, và cần phải hành động khẩn trương ngay trong thập kỷ hiện tại thông qua các hành động táo bạo hơn, hội nhập hơn, và kết nối nhiều hơn ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu.
Điều quan trọng là thế giới phải công nhận và quản lý vòng tuần hoàn nước như một lợi ích chung toàn cầu, đồng thời, khôi phục và bảo vệ nước cho tất cả mọi người.
Các phương pháp quản lý nước phần lớn mang tính địa phương hiện nay không cho thấy các quốc gia có mối liên hệ với nhau và phụ thuộc lẫn nhau trong vấn đề này.
Mối liên hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau đó không chỉ do các dòng sông hoặc dòng nước ngầm xuyên biên giới, mà còn do các luồng hơi nước trong khí quyển luân chuyển bắt nguồn từ các hệ sinh thái trên đất liền. Cuộc khủng hoảng nguồn nước có mối liên hệ sâu sắc với biến đổi khí hậu, và các quốc gia cần hợp tác để giải quyết vấn đề này.
Để thiết kế một nền kinh tế mới bảo vệ vòng tuần hoàn của nước, Ủy ban toàn cầu về kinh tế nguồn nước đề xuất phương pháp tiếp cận theo hướng phải huy động các bên liên quan về nguồn nước, bao gồm khu vực công, tư nhân, các tổ chức xã hội và cộng đồng địa phương, cũng như sử dụng chính sách đổi mới để đưa ra các giải pháp cho các vấn đề cụ thể. Đồng thời, cần tăng quy mô đầu tư vào nguồn nước thông qua các hình thức hợp tác công tư mới.
Mariana Mazzucato, Giáo sư về Kinh tế đổi mới và giá trị công cộng tại Đại học College London, Đồng chủ tịch của Ủy ban, cho biết: “Chúng ta cần có tư duy kinh tế mới để giúp chuyển từ phản ứng theo sự vụ sang chủ động, định hình các nền kinh tế theo hướng phát triển toàn diện và bền vững hơn”.
“Chuyển các chính sách đổi mới theo định hướng phát triển ngành sang định hướng theo sứ mệnh, với cách tiếp cận vì lợi ích chung, có thể giúp chúng ta đặt sự công bằng và bình đẳng vào trung tâm của các mối quan hệ đối tác về nguồn nước, và tập hợp được nhiều ngành lại với nhau để cùng giải quyết những thách thức lớn nhất về nguồn nước”, ông phân tích.
Các tác giả của báo cáo nhấn mạnh rằng thế giới phải ngừng việc đánh giá thấp giá trị của nước, và định giá nước ở mức thấp. Việc kết hợp cùng sự hỗ trợ có mục tiêu cho người nghèo và người dễ bị tổn thương, và việc đảm bảo rằng nước được định giá hợp lý, sẽ giúp nước được sử dụng hiệu quả hơn trong mọi lĩnh vực.
Điều này đồng thời mang lại sự công bằng trong sử dụng nước ở các địa phương, và tạo ra tính bền vững hơn trong sử dụng nước ở cả quy mô quốc gia và toàn cầu.
Ngoài ra, cần loại bỏ khoảng 700 tỷ USD trợ cấp cho nông nghiệp và nước – vốn thường dẫn đến tiêu thụ nước quá mức và các hành vi gây hại cho môi trường khác. Các nguồn tài nguyên được giải phóng đó cần được sử dụng để khuyến khích bảo tồn nguồn nước, và tăng cường khả năng tiếp cận nguồn cung cấp nước cho người dân.
Nhóm tác giả đề xuất thiết lập Đối tác Nguồn nước công bằng (JWP) để cho phép đầu tư vào khả năng tiếp cận nguồn nước, khả năng phục hồi, và tính bền vững ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, góp phần thực hiện cả các mục tiêu phát triển quốc gia và lợi ích chung toàn cầu.
JWP nên giảm chi phí vốn bằng cách tập hợp các nguồn tài chính khác nhau lại với nhau, bao gồm cả việc tận dụng các ngân hàng phát triển đa phương và các tổ chức tài chính phát triển để thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực này.
Thế giới cũng nên hành động để tận dụng các cơ hội nhằm tạo ra các thay đổi đáng kể trong thập kỷ hiện tại. Các hành động đó bao gồm củng cố các hệ thống lưu trữ nước ngọt, phát triển nền kinh tế nước tuần hoàn đô thị, đặc biệt là bằng cách tái chế nước thải công nghiệp và đô thị, cũng như chuyển đổi nông nghiệp sang tưới tiêu chính xác, cây trồng ít sử dụng nước và canh tác chống chịu hạn hán.
Cuối cùng, báo cáo lập luận rằng quản trị đa phương về nước, hiện đang bị phân tán và không đáp ứng được các thách thức, phải được định hình lại. Chính sách thương mại cũng nên được sử dụng như một công cụ để sử dụng nước bền vững hơn, ví dụ, bằng cách không làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm ở các khu vực căng thẳng về nước.
Hợp tác đa phương cũng nên hỗ trợ xây dựng năng lực cho tất cả mọi người, ưu tiên bình đẳng giới trong quá trình ra quyết định về nguồn nước, và trao quyền nhiều hơn cho nông dân, phụ nữ, thanh niên, người dân bản địa và cộng đồng địa phương, cũng như những người tiêu dùng đang ở tuyến đầu của việc bảo tồn nước.
Ngã ba lựa chọn của phụ nữ ĐBSCL giữa biến đổi khí hậu
"Dấu chân" Trung Quốc dọc dòng Mekong
Không chỉ phát triển các đập thủy điện lớn trên dòng chính sông Mekong thuộc lãnh thổ của mình, Trung Quốc còn tham gia tài trợ nhiều dự án tại các nước trong khu vực. Điều này đang khiến khu vực hạ lưu ngày càng phụ thuộc vào thiện chí giải phóng nước của Bắc Kinh.
Bức tranh đối lập đầy hiểm họa trên dòng Mekong
Trong khi số lượng các đập thủy điện càng ngày càng nhiều lên, sông Mekong lại ngày càng héo mòn, bị thay đổi các đặc điểm sinh thái, đe dọa sinh kế và sinh tồn của hàng chục triệu người và các loài động vật khi dòng chảy tự nhiên thay đổi.
Tập đoàn TH chia sẻ về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại AANZFTA
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Khoảng tối sau ánh sáng từ thủy điện nhỏ
Ánh sáng từ thủy điện nhỏ chưa đủ xóa đi bóng tối của hạn hán, mất mùa và nghèo đói nơi hạ lưu. Khi lợi ích chưa được chia đều, chia sẻ nước công bằng hơn không thể chỉ đặt lên vai doanh nghiệp.
Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.
Nhựa tái chế Duytan và Unilever thu gom, tái chế hơn 15 nghìn tấn phế liệu nhựa
Nhựa tái chế Duytan và Unilever Việt Nam triển khai dự án thúc đẩy thu gom, tái chế phế liệu nhựa, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn.
Chiến lược ESG và Net Zero: Hướng đi bền vững cho thương mại, công nghiệp Việt Nam
ESG và Net Zero, từ một lựa chọn chiến lược đang trở thành yếu tố sống còn để thương mại, công nghiệp Việt Nam tiến xa, bền vững trên sân chơi toàn cầu.
Giá vàng hôm nay 7/5: Quay đầu tăng
Giá vàng hôm nay 7/5 tăng 500.000 đồng/lượng so với giá đóng cửa chiều qua, đối với vàng miếng SJC lên 120,7 - 122,7 triệu đồng/lượng.
Quảng Ninh trong nhóm dẫn đầu bảng xếp hạng PCI 2024
Với điểm số 73,2, đây là năm thứ 12 tỉnh Quảng Ninh liên tục đứng trong nhóm năm tỉnh, thành phố đứng đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
Kiếm tiền từ bất cứ thứ gì
Khám phá lộ trình 27 ngày khởi chạy dự án phụ từ ý tưởng đến dòng tiền đầu tiên, giúp doanh nghiệp đa dạng hóa thu nhập và có thể kiếm tiền từ bất cứ thứ gì.
Lợi nhuận PVOIL lao dốc mạnh bất chấp doanh thu tăng
Khi giá dầu thế giới giảm 9% so với cùng kỳ, lợi nhuận của PVOIL đã "bốc hơi" tới 90%.
Vietnam Airlines mở bán gần 9 triệu ghế cao điểm hè 2025
Hãng sẽ khai thác hơn 43.000 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế, tương ứng gần 9 triệu ghế phục vụ hành khách từ ngày 15/5 đến 15/8/2025.
Gần 14 tỷ USD vốn ngoại đăng ký vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm
Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế điểm đến hấp dẫn đối với dòng vốn FDI trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động.
F88 có 5 quý hồi phục liên tiếp, chính thức thành công ty đại chúng
Quý thứ năm liên tiếp F88 ghi nhận sự cải thiện ấn tượng về chất lượng tài sản, doanh thu, lợi nhuận và triển vọng tín nhiệm.