Quản lý vận hành chung cư “khó trăm bề” giữa bão Covid-19

Thứ bảy, 10/07/2021 - 11:28

Là ngành góp phần bảo đảm an toàn cho cư dân, song quản lý vận hành nhà chung cư hiện không được coi là ngành nghề thiết yếu, được ưu tiên đi lại làm việc trong giãn cách xã hội.

Cư dân TP. HCM hạn chế đi lại, hoạt động vì giãn cách xã hội

Sáng 9/7, TP. HCM bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Chính phủ, nhiều chốt kiểm soát đã được đặt tại các tuyến đường lớn nhằm hạn chế người dân ra khỏi nhà trong trường hợp không cần thiết, hàng chục ban quản lý toà nhà, nhân viên của của Công ty CP Quản lý nhà Toàn Cầu Global Home đã không thể đến được nơi làm việc.

Những người lao động này bị một số điểm kiểm soát không cho đi lại, hoạt động vì cho rằng, quản lý vận hành nhà chung cư không phải ngành nghề thiết yếu, thực sự cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh.

Hệ quả là một số lượng không nhỏ người lao động buộc phải ngậm ngùi trở về nhà. Trong khi đó, khối lượng công việc lớn trong công tác quản lý nhà chung cư vẫn đang bỏ ngỏ.

Trong bối cảnh bình thường, lượng công việc này đã nhiều, giữa đại dịch lại càng tăng lên gấp bội. Ông Nguyễn Duy Thành, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Quản lý nhà Toàn Cầu Global Home ước lượng, các nhân viên quản lý toà nhà của công ty đang phải làm số lượng công việc tăng hơn 50% trong những ngày dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Theo đó, các nhân viên này không chỉ giám sát, kiểm soát công tác thực hiện 5K của người dân sinh sống trong chung cư mà còn phối hợp với ban quản trị, chính quyền địa phương phun khử khuẩn khu vực công cộng, hành lang chung, giám sát hoạt động tụ tập đông người, kiểm soát việc đăng ký tạm trú của cư dân và việc cư dân đưa người lạ vào toà nhà.

Quản lý vận hành chung cư “khó trăm bề” giữa bão Covid-19
Ông Nguyễn Duy Thành, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Quản lý nhà Toàn Cầu Global Home

Tại nhiều chung cư có cư dân nằm trong diện F1 phải đưa đi cách ly, ban quản lý phải phối hợp với chính quyền phun khử khuẩn toàn bộ hành lang, tuyến đường từ căn hộ của cư dân, thang máy đến điểm lên xe đi cách ly và kịp thời báo cáo với cơ quan chức năng và người dân về các trường hợp này để họ yên tâm, tránh gây hoang mang, xáo trộn trong đời sống người dân.

Đó là chưa kể đến việc ban quản lý phải đảm nhận luôn công việc tiếp tế, hỗ trợ người dân giao nhận lương thực, thực phẩm đối với những người phải cách ly tại căn hộ. Với số lượng hàng nghìn cư dân trong một toà nhà, khối lượng công việc này là cực kỳ lớn.

Ngoài những công việc hàng ngày là vận hành hệ thống kỹ thuật nhà chung cư thì công tác phòng chống dịch bệnh hiện nay đang ngốn một lượng lớn thời gian làm việc của ban quản lý. Số lượng công việc lớn, áp lực và vất vả hơn rất nhiều so với ngày thường.

Tuy nhiên, theo ông Thành, điều đáng buồn là nhiều trường hợp nhân sự bị cách ly tại địa phương hoặc vì giãn cách xã hội, hạn chế đi lại mà không thể đến được nơi làm việc đã gây sự thiếu hụt lao động nghiêm trọng. 

Nhân sự phục vụ tại chung cư không đủ để đảm bảo công tác vừa quản lý vận hành vừa thực hiện nhiệm vụ 5K phối hợp với chính quyền địa phương kiểm soát dịch bệnh và kiểm soát người cách ly tại căn hộ.

Trong khi đó, công ty quản lý cũng không thể ngay lập tức tuyển dụng lao động để bổ sung tại dự án bởi đây là công việc mang tính chuyên môn cao. Hơn nữa, chung cư là môi trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm dịch. Mỗi ngày, ban quản lý tiếp xúc với hàng nghìn người, do đó, tâm lý người lao động cũng không muốn làm việc trong môi trường này.

"Ngành quản lý vận hành chung cư đang gặp phải khó khăn trăm bề. Công ty vừa phải trả lương đủ cho người lao động khi bị cách ly tại địa phương và trả thêm tiền cho nhân sự làm việc tăng ca hỗ trợ thay cho những nhân sự không thể đi làm được. Trong khi đó, nguồn thu không tăng thêm, thậm chí còn giảm đi do dịch bệnh", ông Thành chia sẻ.

Quản lý vận hành chung cư cần được coi là ngành thiết yếu trong đại dịch

Theo vị lãnh đạo doanh nghiệp này, công tác quản lý vận hành chung cư đang thể hiện vai trò quan trọng trong công tác chống dịch. Đây là một trong những ngành nghề cần thiết trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Song, đáng tiếc, nghề này lại không được các cơ quan chức năng xem là tuyến đầu, không được ưu tiên tiêm vắc xin, không được coi là ngành thiết yếu để đi lại làm việc nhằm bảo đảm an toàn cho chính cư dân trong các chung cư của thành phố.

Chung cư 'căng mình' chống dịch

"Đây quy định mang tính máy móc, thiếu sót lớn trong các văn bản chỉ đạo của cơ quan chức năng và cũng là thiệt thòi đối với công ty quản lý vận hành", ông Thành nhấn mạnh và cho rằng, việc các nhân viên ban quản lý chung cư đi làm bị chặn lại và yêu cầu phải có giấy xác nhận của chính quyền địa phương là chưa hợp lý. Bởi trong bối cảnh hiện tại, các địa phương hiện đang tăng cường công tác kiểm soát dịch, trong khi đó, đây lại là thủ tục mang tính chất hành chính, mất rất nhiều thời gian.

Theo Tổng giám đốc Global Home, trước mắt, các cơ quan quản lý nên tạo điều kiện cho người lao động chỉ cần có giấy xác nhận của công ty quản lý và ban quản trị tại chung cư mà họ đang làm việc là đã có thể đi lại làm việc.

Bên cạnh đó, trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, ngành quản lý vận hành toà nhà cần được các cấp chính quyền trung ương và địa phương quan tâm, xem xét là một trong những ngành nghề thiết yếu được ưu tiên tiêm ngừa vacxin và đi lại, hoạt động. 

Đây là yếu tố rất quan trọng nhằm giúp ngành quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện tốt hơn chức năng của mình, đảm bảo an toàn cho cư dân và góp phần đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, ông Thành nhấn mạnh.

TP.HCM giãn cách xã hội 15 ngày theo Chỉ thị 16 từ 9/7

TP.HCM giãn cách xã hội 15 ngày theo Chỉ thị 16 từ 9/7

Tiêu điểm -  3 năm
Chính quyền TP. HCM quyết định giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16 trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 9/7 để phòng chống Covid-19.
TP.HCM giãn cách xã hội 15 ngày theo Chỉ thị 16 từ 9/7

TP.HCM giãn cách xã hội 15 ngày theo Chỉ thị 16 từ 9/7

Tiêu điểm -  3 năm
Chính quyền TP. HCM quyết định giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16 trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 9/7 để phòng chống Covid-19.
Giá chung cư Hà Nội tăng bất chấp Covid-19

Giá chung cư Hà Nội tăng bất chấp Covid-19

Bất động sản -  3 năm

Nguồn cung hạn chế, cơ sở hạ tầng được cải thiện, tiêu chuẩn phát triển nhà ở cao hơn và giá thép tăng là nguyên nhân dẫn đến giá căn hộ chung cư tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2021.

Những rủi ro khi thay đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư

Những rủi ro khi thay đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư

Bất động sản -  3 năm

Nhiều chung cư hiện đang lựa chọn đơn vị quản lý dựa trên yếu tố cạnh tranh trong phí dịch vụ, song, những đơn vị này thường chỉ cung cấp các dịch vụ cơ bản. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng vận hành mà về lâu dài sẽ tác động xấu tới tuổi thọ, giá trị của dự án.

Mấu chốt trong mâu thuẫn chung cư

Mấu chốt trong mâu thuẫn chung cư

Bất động sản -  3 năm

Nhiều vụ mâu thuẫn giữa cư dân sinh sống trong chung cư với chủ đầu tư, ban quản trị trong việc quản lý vận hành, cũng như sử dụng phí bảo trì nhưng chưa được chính quyền giải quyết thấu đáo gây bức xúc.

'Thuốc đặc trị' tranh chấp phí bảo trì chung cư

'Thuốc đặc trị' tranh chấp phí bảo trì chung cư

Bất động sản -  3 năm

Để giải tỏa những tranh chấp về phí bảo trì nhà chung cư, luật sư Trương Anh Tú cho rằng, cần sửa Luật Nhà ở theo hướng thay vì đóng phí bảo trì cho chủ đầu tư, người mua nhà có thể đóng thẳng vào ngân hàng. Tài khoản này sẽ bàn giao lại cho ban quản trị ngay sau khi thành lập.

Thiếu hơn 10.000 tấn lúa giống cho sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Thiếu hơn 10.000 tấn lúa giống cho sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Phát triển bền vững -  11 phút

Nhu cầu giống để phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 rất lớn, nhưng lượng giống trong kho dự trữ quốc gia chỉ còn ít.

The Miami 5: Không gian sống lý tưởng thiết kế riêng cho gia đình trẻ

The Miami 5: Không gian sống lý tưởng thiết kế riêng cho gia đình trẻ

Nhịp cầu kinh doanh -  11 phút

The Miami 5 – Tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami là đáp án hoàn hảo cho bài toán không gian sống mà các gia đình trẻ Hà Nội đang kiếm tìm.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  8 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  12 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  12 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  13 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Đọc nhiều