Hồ sơ quản trị
Quản trị giá thành tạo nên sức mạnh bền vững cho Hòa Phát
Hòa Phát là doanh nghiệp hiếm hoi vẫn chủ động mở rộng quy mô sản xuất, tăng trưởng lợi nhuận trong khi các đơn vị cùng ngành vẫn đang “vật lộn” với những khó khăn.
Bên cạnh các lợi thế đến từ tiềm lực tài chính mạnh mẽ hay khả năng tự chủ chuỗi sản xuất, phân phối thì khả năng quản trị giá thành sản phẩm là một trong những điều kiện tiên quyết góp phần vào đà tăng trưởng bền vững cũng như tạo dựng vị thế dẫn đầu của Tập đoàn Hòa Phát - “ông trùm” ngành thép tại Việt Nam.
Theo sát biến động, tận dụng lợi thế
“Trong quản trị giá thành, Hòa Phát luôn xác định rõ sự biến động của các loại biến số, tính toán đầy đủ, thận trọng, thường xuyên và kết hợp đối chiếu với nguồn vốn kinh doanh ở từng thời điểm”, bà Phạm Thị Kim Oanh, Giám đốc tài chính Tập đoàn Hòa Phát cho biết trong buổi chia sẻ mới đây.
Thêm nữa, chu trình sản xuất khép kín, được theo dõi sát sao cũng giúp công ty tiết kiệm hiệu quả năng lượng, tận dụng phần dôi dư trong sản xuất, chế tạo.
Đặc biệt, các nhà máy của Hòa Phát đều nằm tại các vị trí đắc địa, minh chứng bằng việc khu liên hợp thép Hải Dương, Hưng Yên hay Dung Quất đều nằm tại các khu vực lân cận các cảng sông, cảng biển cho phép tàu chở hàng cập bến, giúp việc vận chuyển nguyên vật liệu, các sản phẩm đến các tỉnh thành hoặc xuất khẩu ra nước ngoài thuận tiện hơn.
Bên cạnh đó, Hòa Phát cũng là doanh nghiệp sản xuất hiếm hoi
sở hữu năng lực logistics, tự chủ kết nối với các đầu mối nhận hàng, đại lý phân
phối lâu năm, đông đảo và ngày càng gia tăng, cùng đồng hành với doanh nghiệp suốt hơn 32 năm
trong ngành thép.

Không dừng lại ở các biến số chi phí hay lợi thế sẵn có, Hòa Phát cũng liên tục duy trì việc chú trọng tới vấn đề quản trị nguồn vốn – yếu tố không chỉ đóng vai trò quan trọng cho sự tồn tại và phát triển trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn, mà còn ảnh hưởng tới trực tiếp tới việc cấu thành giá vốn của từng sản phẩm, dự án.
Theo đó, đối với từng phương án đầu tư kinh doanh, đặc biệt với những dự án quy mô lớn, bà Oanh cho biết Hòa Phát luôn tập trung kiểm soát tỷ lệ tiền, tỷ lệ vay nợ/vốn chủ và điều tiết dòng tiền một cách tối ưu nhất để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp, “hoạt động này được Hòa Phát rà soát theo tuần chứ không chỉ theo tháng”, bà Oanh nhấn mạnh.
Đồng thời, điều này cũng giúp Hòa Phát luôn kịp thời đánh giá và tuân thủ các bộ chỉ số mục tiêu tại các cam kết tín dụng đối với các khoản vay. Qua đó, đảm bảo uy tín của công ty cũng như khẳng định vị thế tài chính trên thị trường vốn, điều mà các nhà đầu tư nhận thấy ở Hòa Phát ngay cả ở những giai đoạn khó khăn nhất của thị trường những năm vừa qua.
Khả năng kiểm soát, tối ưu hiệu quả dòng vốn vay/vốn tự có đã được Hòa Phát thể hiện trong giai đoạn khởi nguồn với dự án Dung Quất 1 và vẫn tiếp tục phát huy trong hành trình triển khai xây dựng Dung Quất 2 có tổng vốn đầu tư lên tới 85.000 tỷ đồng, trong đó 35.000 tỷ đồng được tám ngân hàng hợp vốn cấp tín dụng.
Tính tới nay, Hòa Phát không chỉ duy trì nguồn lực đảm bảo giữ
vững thị phần hàng đầu trong ngành, lượng tiền mà “ông lớn” ngành thép dành cho
siêu dự án Dung Quất 2 vẫn đều đặn và đảm bảo đúng tiến độ đề ra, thể hiện rõ vị
thế “chậm và chắc như chiếc xe lu” như lời Chủ tịch Hòa Phát -
ông Trần Đình Long từng tuyên bố.
Tính tới nay, công ty đã giải
ngân khoảng 70.000 tỷ đồng vốn cố định cho dự án Dung Quất 2. Năm 2025, công ty sẽ giải ngân nốt số còn lại. Cuối năm 2024 một phần nhỏ sản phẩm thương mại
sẽ được ra mắt.
Bà Oanh chia sẻ, sau năm 2025, áp lực vốn cho Dung Quất 2 sẽ giảm bớt. Sau đó, công ty sẽ bước vào giai đoạn tích lũy để dồn lực cho các dự án tiếp theo. Việc nhà máy thực hiện đúng tiến độ sẽ mang lại tiềm lực lớn cho Hòa Phát ngày càng "khỏe hơn", "bền hơn".
Lợi thế từ thị trường
Nhờ kiểm soát tốt lượng hàng tồn kho, công suất sản xuất và đặc biệt là giá nguyên liệu đầu vào đối với chuỗi sản xuất của công ty, Hòa Phát chủ động tận dụng lợi thế đầu ngành, xác lập mức biên lợi nhuận khả quan ngay cả trong giai đoạn khó khăn của thị trường thép.
Trên thực tế, bất chấp việc giảm giá thép xây dựng (giảm 5%) hay thép HRC (thép cuộn cán nóng, giảm 10%), Hòa Phát vẫn duy trì được đà tăng trưởng lợi nhuận và hoàn thành các kế hoạch kinh doanh mục tiêu.
Theo đó, việc giá than cốc và giá quặng, vốn chiếm 70% cơ cấu giá thành sản phẩm, đều ghi nhận mức giảm khoảng 25-30% đã giúp Hòa Phát cải thiện đáng kể biên lợi nhuận trong bối cảnh thị trường sụt giảm về giá bán các sản phẩm thép.
Trên cơ sở đó, Hòa Phát vẫn có thể chủ động tăng quy mô sản xuất cũng
như sản lượng bán hàng hiệu quả, đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận, thị phần trong khi
các doanh nghiệp cùng ngành vẫn đang “vật lộn” với những khó khăn của thị trường.

Trong chín tháng đầu năm 2024, Hòa Phát sản xuất 6,4 triệu tấn thép thô, tăng 34% so với cùng kỳ 2023. Sản lượng bán hàng thép các loại (chưa bao gồm sản phẩm ống thép, tôn mạ) đạt 6,1 triệu tấn, tăng 32%.
Trong đó, thép xây dựng, thép chất lượng cao đóng góp 3,3 triệu tấn, tăng 29%. Thép HRC đạt 2,27 triệu tấn và phôi thép đạt 505.000 tấn. Đối với các sản phẩm thép hạ nguồn, ống thép đạt 503.000 tấn tăng 3% so với 9 tháng đầu năm 2023. Tôn Hòa Phát đạt sản lượng 344.000 tấn tăng 43% so với cùng kỳ, vượt số cả năm 2023 (329.000 tấn).
Sản lượng được đẩy mạnh sản xuất cùng biên lợi nhuận được đảm
bảo giúp kết quả kinh doanh của Hòa Phát vượt xa so với bức tranh chung của ngành.
Theo đó, công ty ghi nhận hơn 105.000 tỷ đồng doanh thu, tăng 23% so với cùng kỳ nhưng đem về cho cổ đông mức lợi nhuận sau thuế tăng mạnh 140% lên tới 9.210 tỷ đồng.
Trong thời gian tới, Dung Quất 2 đi vào hoạt động sẽ là bước đệm tăng trưởng, là cơ hội mở rộng các mặt hàng chất lượng cao, tiến tới áp dụng tất cả công nghệ khó nhất trong ngành thép, tạo cơ sở để thực hiện các dự án lớn trong tương lai.
Trong năm 2025, dự kiến có khoảng 1,5 triệu tấn HRC từ lò cao 1. Năm 2026 sẽ có đóng góp 80% từ lò cao 1 và bắt đầu có đóng góp từ lò cao 2. Năm 2027 sẽ đạt 100% lò cao 1 và 80% lò cao 2.
Siêu dự án Dung Quất 2 sẽ tối đa công suất từ 2028, đóng góp tổng cộng thêm 5,6 triệu tấn HRC/năm cho thị trường – chính thức đưa Hòa Phát bỏ xa đối thủ khác trong ngành như Thép Formusa và củng cố vị thế dẫn đầu thị trường.
Bức tranh sáng tối của ngành thép
Hoà Phát đối mặt với sóng gió ngành thép
Hòa Phát vẫn đẩy mạnh giải ngân xây dựng tổ hợp Dung Quất 2 trong bối cảnh áp lực bủa vây ngành thép.
Bức tranh sáng tối của ngành thép
Bên cạnh những “ngôi sao sáng”, ngành thép vẫn ghi nhận nhiều mảng tối trong kỳ kinh doanh quý III vừa qua.
Hòa Phát bứt phá so với phần còn lại của ngành thép
Tổng sản lượng tiêu thụ các sản phẩm thép của Hòa Phát bùng nổ kề từ tháng 4 làm tăng kỳ vọng về sự phục hồi mạnh mẽ kết quả kinh doanh của Tập đoàn trong năm 2024.
Người Gelex được đề cử vào HĐQT Eximbank
Sự xuất hiện của "người Gelex" trong danh sách ứng viên HĐQT diễn ra trong bối cảnh Eximbank đang thực hiện nhiều thay đổi quan trọng.
VPBank bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên GPBank
Việc bổ nhiệm dàn lãnh đạo mới là một phần trong lộ trình triển khai phương án chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
'Người cũ' ở MB làm tân chủ tịch PGBank
Tân chủ tịch PGBank có nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
Thủ tướng lập Hội đồng Tư vấn chính sách
Hội đồng Tư vấn chính sách gồm nhiều chuyên gia kinh tế, giáo dục, quản lý nhà nước được Thủ tướng thành lập nhằm hỗ trợ điều hành phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới.
Nhà sáng lập từ nhiệm, Thế Giới Di Động có CEO mới
Thay đổi của Thế Giới Di Động ở thượng tầng nhằm đảm bảo sự nhất quán trong tinh thần tái cấu, sau khi tinh gọn bộ máy ở tất cả các đơn vị thành viên.
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội chỉ tiến không lùi
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.
Hóa dầu Long Sơn tiếp tục thổi bay nghìn tỷ lợi nhuận của SCG
Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.