Sổ tay quản trị

Quản trị logistics thời hội nhập: Chuyển đổi hay bị thay thế?

Công Hiếu Thứ tư, 09/04/2025 - 10:34
Nghe audio
0:00

Logistics không còn chỉ là hỗ trợ vận chuyển, mà đang trở thành mắt xích chiến lược định hình hệ thống phân phối, mạng lưới bán hàng và thiết kế chuỗi cung ứng.

Từ chuyển dịch sang vận tải đa phương thức để thích ứng với đứt gãy toàn cầu, đến chuyển đổi số nhằm tối ưu vận hành và nâng cao hiệu quả; từ việc hình thành các liên minh chiến lược giúp chia sẻ nguồn lực và công nghệ, đến làn sóng M&A như một lối đi nhanh để gia tăng sức mạnh và khả năng tích hợp – tất cả đang tái định nghĩa cách các doanh nghiệp logistics tồn tại và phát triển.

Tăng trưởng vượt bậc nhưng thách thức mới

Sau hơn hai năm chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch và gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, ngành logistics Việt Nam đang cho thấy dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ và thiết lập lại vị thế tại thị trường nội địa.

Báo cáo Logistics Việt Nam 2024 của Bộ Công thương cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu ước đạt 578,5 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 299,6 tỷ USD, tăng 15,4%; kim ngạch nhập khẩu đạt 278,84 tỷ USD, tăng 17,3%.

Đây là những con số có ý nghĩa chiến lược, phản ánh sự sôi động trở lại của hoạt động sản xuất và thương mại – những mắt xích trực tiếp thúc đẩy nhu cầu về dịch vụ logistics.

Cùng với sự gia tăng thương mại hàng hóa, khối lượng vận chuyển nội địa cũng tăng trưởng đồng đều.

Theo Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm 2024 của Tổng cục Thống kê, tính chung trong 9 tháng đầu năm 2024, vận tải hàng hóa ước đạt 1.917,9 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước, và luân chuyển đạt 393,35 tỷ tấn/km, tăng 10,5% so với 9 tháng đầu năm 2023.

Những con số này khẳng định rằng logistics không chỉ là “hậu cần” đi sau mà đã trở thành động lực nội tại thúc đẩy chuỗi giá trị kinh tế quốc gia.

Đáng chú ý là cơ cấu phương thức vận tải đang có sự ổn định cao, với đường bộ tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, chiếm hơn 74% tổng sản lượng vận tải. Thành quả này không tách rời những nỗ lực trong cải thiện hạ tầng: các dự án giao thông lớn như tuyến cao tốc Bắc – Nam, đường vành đai tại TP.HCM và Hà Nội, cùng việc nâng tốc độ khai thác tối đa trên các tuyến quốc lộ trọng điểm đã làm gia tăng đáng kể hiệu quả vận chuyển và giảm thời gian giao hàng.

Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải (cũ), việc đẩy mạnh tiến độ, hoàn thành và đưa vào khai thác các dự án, công trình giao thông vận tải từ cuối năm 2023 đến nửa đầu năm 2024 đã phát huy hiệu quả, giúp thúc đẩy hoạt động vận tải, giảm chi phí cho doanh nghiệp. Điển hình như việc đưa vào sử dụng hơn 450km đường bộ cao tốc và xem xét đánh giá, triển khai nâng tốc độ 8 tuyến cao tốc phân kỳ đầu tư đủ điều kiện với vận tốc 90km/giờ đã giúp tiết giảm thời gian đi lại nhiều giờ giữa các vùng, miền, giúp giảm chi phí vận tải, thúc đẩy giao thương hàng hóa.

Thêm vào đó, việc nâng cấp, công bố thêm hai ga Sóng Thần và Cao Xá thành ga liên vận quốc tế, khai thác thêm các sản phẩm vận tải liên vận quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc, quá cảnh qua Trung Quốc đi đến nước thứ ba như Nga, châu Âu, Mông Cổ và các nước Trung Á đã góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng sản lượng vận chuyển hàng nông sản xuất khẩu từ Việt Nam đi các thị trường tiềm năng.

Từ góc độ doanh nghiệp, những tín hiệu phục hồi tích cực là cơ hội nhưng cũng là thách thức về năng lực đáp ứng. Dòng chảy hàng hóa tăng trở lại đồng nghĩa với áp lực về tốc độ, độ chính xác và khả năng xử lý đơn hàng theo thời gian thực.

Các doanh nghiệp logistics – đặc biệt là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ – đang đối mặt với bài toán mở rộng quy mô vận hành, nâng cấp công nghệ và tuyển dụng lực lượng lao động phù hợp để đảm bảo chất lượng dịch vụ trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Dòng chảy hàng hóa tăng trở lại đồng nghĩa với áp lực về tốc độ, độ chính xác và khả năng xử lý đơn hàng theo thời gian thực. Ảnh minh họa: Hoàng Anh

Đặc biệt, nhu cầu vận tải và dịch vụ logistics tăng cao trong các lĩnh vực sản xuất chủ lực như dệt may, da giày, điện tử và nông sản xuất khẩu đang thúc đẩy các doanh nghiệp logistics phải linh hoạt hơn trong xây dựng mạng lưới kho bãi, định tuyến vận chuyển và tối ưu hóa nguồn lực.

Việc triển khai các trung tâm logistics vùng, tích hợp nhiều chức năng như lưu trữ, phân loại, đóng gói và giao nhận, không còn là lựa chọn dài hạn mà đã trở thành yêu cầu cấp thiết trong ngắn hạn.

Trong bối cảnh đó, các nhà quản trị doanh nghiệp logistics cần coi việc phục hồi nội địa không chỉ là “lượng” mà là “chất”: làm thế nào để chuyển đà tăng trưởng này thành năng lực cạnh tranh thực chất? Làm thế nào để xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt, dựa trên dữ liệu và có khả năng ứng phó với gián đoạn thị trường toàn cầu?

Câu trả lời không nằm ở tốc độ mở rộng thị phần mà ở khả năng tái cấu trúc và hiện đại hóa toàn diện hệ thống vận hành – từ phương tiện vận tải, mô hình kho bãi đến các nền tảng công nghệ hỗ trợ quản lý.

Tái cấu trúc chuỗi cung ứng từ vận tải đa phương thức và số hóa

Trước biến động khó lường của chuỗi cung ứng toàn cầu – từ giá cước vận tải biển tăng phi mã, thiếu hụt container rỗng, đến căng thẳng địa chính trị ảnh hưởng các tuyến hàng hải quốc tế – doanh nghiệp logistics Việt Nam buộc phải tái cấu trúc phương thức vận hành để duy trì hiệu quả và khả năng cạnh tranh.

Trong bối cảnh đó, vận tải đa phương thức và chuyển đổi số không còn là xu hướng, mà trở thành chiến lược sống còn.

Việc chỉ phụ thuộc vào một hình thức vận tải – đặc biệt là đường biển – đang bộc lộ những rủi ro hiện hữu khi giá cước liên tục biến động và thời gian vận chuyển bị gián đoạn do tắc nghẽn cảng biển quốc tế.

Theo báo cáo Logistics Việt Nam 2024, để ứng phó linh hoạt, các doanh nghiệp đã chủ động khai thác và kết hợp nhiều phương thức vận tải. Đường sắt liên vận quốc tế, đường bộ xuyên biên giới, đường thủy nội địa nối liền các cảng biển lớn với khu công nghiệp trọng điểm đang dần hình thành các hành lang logistics tích hợp.

Việc mở rộng các điểm thông quan đường bộ và đường sắt tại cửa khẩu phía Bắc không chỉ giúp giảm tải cho cảng biển mà còn rút ngắn thời gian và chi phí giao hàng đến các thị trường lớn như Trung Quốc, Nga và châu Âu.

Tuy nhiên, rào cản lớn nhất đối với vận tải đa phương thức tại Việt Nam là sự thiếu đồng bộ trong kết nối hạ tầng giữa các phương thức.

Việc thiếu các trung tâm logistics tích hợp, hệ thống cảng cạn (ICD), bến thủy nội địa đạt chuẩn khiến cho chi phí chuyển tải và lưu thông hàng hóa vẫn còn cao.

Điều này đòi hỏi các nhà quản trị logistics phải có tầm nhìn dài hạn trong việc đầu tư vào các điểm nút logistics chiến lược, đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng để thúc đẩy quy hoạch hạ tầng “liên thông”.

Cùng với tái cấu trúc hạ tầng, làn sóng chuyển đổi số đang định hình lại cách thức vận hành chuỗi cung ứng.

Các doanh nghiệp logistics tiên phong đã và đang triển khai hệ thống quản lý vận tải (TMS), quản lý kho hàng (WMS), ứng dụng công nghệ định vị GPS, IoT và phân tích dữ liệu lớn (Big Data) để tối ưu hóa hành trình vận chuyển, giảm thiểu thời gian chết và nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Một ví dụ điển hình là Tổ hợp chia chọn thông minh của Viettel Post tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc – nơi ứng dụng robot tự hành và hệ thống tự động hóa trong khâu phân loại hàng hóa. Hệ thống này có công suất xử lý lên đến 1.400.000 bưu phẩm/ngày, tăng 40% so với trước đây, giúp nâng mức chịu tải toàn hệ thống Viettel Post lên 4.000.000 bưu phẩm/ngày, tương đương đáp ứng 50% dung lượng thương mại điện tử tại Việt Nam nhờ hơn 40 cổng xuất/nhập hàng, gần 1.200 cổng chia.

Tổ hợp công nghệ chia chọn thông minh Viettel Post. Ảnh: Viettel Post

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất hiện nay là sự chênh lệch về năng lực số hóa giữa các doanh nghiệp. Phần lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ – chiếm đến 90% tổng số doanh nghiệp logistics – vẫn đang hoạt động theo mô hình thủ công hoặc bán tự động, thiếu hệ thống tích hợp và ngân sách đầu tư công nghệ.

Điều này tạo ra khoảng cách lớn về hiệu suất vận hành và khả năng cạnh tranh với các “ông lớn” trong ngành.

Sự chuyển mình qua liên minh và M&A

Một trong những xu hướng nổi bật hiện nay là sự hình thành các liên minh chiến lược giữa doanh nghiệp logistics nội địa với các đối tác công nghệ, nhà đầu tư hạ tầng và doanh nghiệp sản xuất. Mục tiêu không chỉ là chia sẻ nguồn lực, mà còn là hợp lực để xây dựng năng lực lõi mới – từ năng lực vận hành đa phương thức đến năng lực quản trị dữ liệu.

Báo cáo Logistics Việt Nam 2024 ghi nhận nhiều mô hình liên minh hiệu quả. Chẳng hạn, liên kết giữa các doanh nghiệp vận tải và đơn vị cung cấp nền tảng số giúp tạo ra các “nền tảng tích hợp vận tải” – nơi người dùng có thể đặt dịch vụ đa phương thức, theo dõi hành trình và đánh giá hiệu suất theo thời gian thực.

Trong khi đó, các hiệp hội logistics khu vực như tại Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM đang thúc đẩy mô hình cụm liên kết ngành, nhằm chia sẻ năng lực kho bãi, điểm gom hàng, bến thủy nội địa và cảng cạn (ICD), từ đó giảm thiểu chi phí cố định cho từng doanh nghiệp riêng lẻ.

Đặc biệt, liên kết giữa doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp sản xuất – xuất khẩu đang ngày càng sâu sắc hơn theo hướng logistics “dẫn dắt” chuỗi cung ứng thay vì chỉ “đáp ứng”.

Trong đó, logistics được tích hợp ngay từ khâu lập kế hoạch sản xuất, chọn địa điểm nhà máy, đến quản lý hàng tồn kho và phân phối cuối cùng. Mô hình này không chỉ tối ưu hiệu suất mà còn giúp các doanh nghiệp chủ động hơn với biến động thị trường.

Song song với xu hướng liên minh, làn sóng M&A trong ngành logistics Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng cả về số lượng lẫn giá trị thương vụ. Động cơ thúc đẩy không chỉ là mở rộng thị phần, mà còn là tiếp cận công nghệ tiên tiến và khai thác các tài sản hạ tầng có sẵn.

Thương vụ nổi bật trong năm 2023 – 2024 có thể kể đến chính là doanh nghiệp trẻ Giao Hàng Nhanh đã nhận vốn đầu tư hàng trăm triệu USD từ quỹ ngoại để mở rộng trung tâm chia chọn tự động và kho hàng thông minh.

Tuy nhiên, M&A cũng đặt ra không ít thách thức, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự khác biệt về văn hóa doanh nghiệp, hệ thống công nghệ và năng lực quản trị khiến không ít thương vụ thất bại sau sáp nhập.

Sự chuyển mình qua liên minh và M&A đang góp phần làm rõ vai trò của doanh nghiệp logistics trong chuỗi giá trị mới.

Nếu trước đây, logistics chủ yếu đóng vai trò hỗ trợ – “giao hàng đúng nơi, đúng lúc” – thì nay, logistics có thể trở thành đơn vị kiến tạo chiến lược: quyết định mô hình phân phối, định hình mạng lưới bán hàng, và thậm chí góp phần thiết kế sản phẩm phù hợp kênh vận chuyển.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc các nhà quản trị doanh nghiệp logistics phải chuyển mình – không chỉ là nhà khai thác phương tiện, mà là nhà tư vấn chuỗi cung ứng, nhà đầu tư hạ tầng và nhà cung cấp giải pháp tích hợp.

Dù có những kết quả tích cực trong hoạt động vận tải và chuỗi cung ứng nội địa, song sức ép hội nhập quốc tế đang đặt ra bài toán lớn: liệu các doanh nghiệp có đủ sức mạnh, chiến lược lẫn công nghệ để cạnh tranh trên trường quốc tế?

Câu trả lời nằm ở sự chuyển mình kịp thời và khả năng tích hợp đa phương tiện – điều kiện tiên quyết để khẳng định vị thế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng. Các nhà quản trị doanh nghiệp logistics cần không ngừng đổi mới, liên kết và đầu tư thông minh để Việt Nam không chỉ là điểm dừng chân mà còn là cửa ngõ mở cho toàn cầu.

VinFast hợp tác Logistics DHL giao phụ tùng trong 24 giờ tại châu Âu

VinFast hợp tác Logistics DHL giao phụ tùng trong 24 giờ tại châu Âu

Nhịp cầu kinh doanh -  1 tuần

VinFast công bố chính thức hợp tác với công ty logistics và vận tải hàng đầu DHL (trụ sở chính tại Đức) để tối ưu hóa mạng lưới phụ tùng thông qua các giải pháp quản lý logistics trọn gói, nhằm đẩy nhanh thời gian sửa chữa, thay thế phụ tùng, nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

Việt Nam SuperPort và Bưu điện Việt Nam hợp tác trong lĩnh vực logistics số

Việt Nam SuperPort và Bưu điện Việt Nam hợp tác trong lĩnh vực logistics số

Nhịp cầu kinh doanh -  3 tháng

Việt Nam SuperPortTM và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển các nền tảng tùy chỉnh, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) xuất khẩu hàng hóa sang thị trường châu Á.

ICD Vĩnh Phúc định hướng thành cảng logistics xanh đầu tiên của châu Á

ICD Vĩnh Phúc định hướng thành cảng logistics xanh đầu tiên của châu Á

Tiêu điểm -  6 tháng

“Siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc đã đưa các giải pháp phát triển bền vững tiên tiến vào các hoạt động cốt lõi với cam kết đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2040.

Thuế xuất nhập khẩu: Những lưu ý cho doanh nghiệp

Thuế xuất nhập khẩu: Những lưu ý cho doanh nghiệp

Sổ tay quản trị -  6 ngày

Không chỉ là công cụ điều tiết thương mại, thuế xuất nhập khẩu còn là yếu tố then chốt quyết định chi phí và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Công nghệ kinh doanh khách sạn đang thay đổi

Công nghệ kinh doanh khách sạn đang thay đổi

Sổ tay quản trị -  1 tuần

Tiết kiệm chi phí không chỉ đơn giản là giảm bớt chi tiêu, còn cần tích hợp công nghệ tiên tiến, cải tiến quy trình hoạt động và đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Kinh nghiệm tối ưu khấu trừ thuế GTGT cho doanh nghiệp

Kinh nghiệm tối ưu khấu trừ thuế GTGT cho doanh nghiệp

Sổ tay quản trị -  1 tuần

Tối ưu khấu trừ và hoàn thuế GTGT giúp doanh nghiệp giảm chi phí, cải thiện dòng tiền.

Tương lai doanh nghiệp với ưu đãi thuế xanh

Tương lai doanh nghiệp với ưu đãi thuế xanh

Sổ tay quản trị -  2 tuần

Ưu đãi thuế xanh thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh, giảm thiểu tác động môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.

Thuế tiêu thụ đặc biệt và bài toán sống còn của doanh nghiệp

Thuế tiêu thụ đặc biệt và bài toán sống còn của doanh nghiệp

Sổ tay quản trị -  2 tuần

Thuế tiêu thụ đặc biệt đang tạo ra thách thức lớn cho doanh nghiệp. Làm sao để tối ưu chi phí, duy trì lợi nhuận và thích ứng với chính sách thuế ngày càng siết chặt?

Quản trị logistics thời hội nhập: Chuyển đổi hay bị thay thế?

Quản trị logistics thời hội nhập: Chuyển đổi hay bị thay thế?

Sổ tay quản trị -  4 giây

Logistics không còn chỉ là hỗ trợ vận chuyển, mà đang trở thành mắt xích chiến lược định hình hệ thống phân phối, mạng lưới bán hàng và thiết kế chuỗi cung ứng.

Chủ mới ‘thế chân’ Keppel tại The Palm City

Chủ mới ‘thế chân’ Keppel tại The Palm City

Doanh nghiệp -  8 phút

Trước khi rót vốn vào The Palm City, Gateway Thủ Thiêm đã rút bớt một phần quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán bất động sản được ký kết giữa công ty và CTCP Quốc Lộc Phát tại dự án The Metropole Thủ Thiêm.

Tái định hình quyền lực vốn ngân hàng trong ma trận ESG

Tái định hình quyền lực vốn ngân hàng trong ma trận ESG

Tài chính -  15 phút

Ngân hàng dù không phát thải trực tiếp nhưng lại nắm quyền lực trong chuỗi phát thải thông qua các khoản tín dụng và đầu tư.

Nghi Sơn Central Park - sức hút mới trên thị trường bất động sản

Nghi Sơn Central Park - sức hút mới trên thị trường bất động sản

Bất động sản -  1 giờ

Tô điểm cho sự phát triển mạnh mẽ của thị xã Nghi Sơn, khu đô thị Nghi Sơn Central Park đang nổi lên như một biểu tượng sống đáng mơ ước.

Cùng Number One tiếp sức cho các gương mặt trẻ 'Bền Đam Mê'

Cùng Number One tiếp sức cho các gương mặt trẻ 'Bền Đam Mê'

Tiêu điểm -  18 giờ

TS. Trần Ngọc Quang và Nguyễn Thị Ngọc Hà là hai trong số những gương mặt trẻ tài năng được nhãn hàng Number One tiếp sức tại giải thưởng “Bền Đam Mê”.

Luật đã rõ, sao định giá đất vẫn mịt mù?

Luật đã rõ, sao định giá đất vẫn mịt mù?

Bất động sản -  19 giờ

Đã hơn chín tháng trôi qua kể từ khi Nghị định 71/2024 quy định về giá đất được Chính phủ ban hành, công tác định giá đất vẫn đình trệ do thiếu các thông tin, dữ liệu về đất đai.

Xuất khẩu dệt may lo khó cạnh tranh nếu thuế đối ứng có hiệu lực

Xuất khẩu dệt may lo khó cạnh tranh nếu thuế đối ứng có hiệu lực

Tiêu điểm -  21 giờ

Theo đại diện doanh nghiệp xuất khẩu dệt may, tác động tiêu cực của thuế đối ứng quá lớn với nền kinh tế nói chung và ngành này nói riêng.