Leader talk
Quản trị rủi ro tài chính trong bối cảnh mới
Chú trọng vào quản trị rủi ro tài chính, rủi ro tỷ giá là đặc biệt quan trọng trong bối cảnh kinh tế khó khăn và các doanh nghiệp cạn kiệt dòng tiền như hiện nay.

Mặc dù có những dự báo khá tích cực về một số chỉ số tài chính – tiền tệ Việt Nam năm 2023 như tăng trưởng huy động vốn từ 8% lên 10%, cung tiền từ 6,15% tăng lên 10%, chứng khoán tăng trên 13% và dự trữ ngoại hối sẽ phục hồi trở lại trên 105 tỷ USD nhưng TS. Cấn Văn Lực, kinh tế trưởng BIDV cũng chỉ ra một số dấu hiệu không mấy khả quan cần chú ý, trong đó có việc nợ xấu tiếp tục tăng từ 1,92% trong năm ngoái lên khoảng 2-2,2% trong năm nay.
Những chính sách thắt chặt tiền tệ trong năm qua để giảm áp lực tỷ giá và kiểm soát lạm phát trước những biến động tiêu cực của thị trường tài chính và thị trường vốn toàn cầu cộng hưởng với các vụ việc vi phạm trên thị trường chứng khoán đã khiến thị trường Việt Nam đối diện với vấn đề thanh khoản eo hẹp hơn, lãi suất tăng, tiếp cận vốn khó khăn hơn, nhất là qua kênh phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
6R cho doanh nghiệp
Trước bối cảnh khó khăn như hiện nay, ông Lực cho rằng, mô hình 6R vẫn còn mang nhiều giá trị cho các doanh nghiệp. Đó là Respond - thích ứng linh hoạt; Recover - phục hồi càng nhanh càng tốt; Restructure - tái cấu trúc; Re-invent - đổi mới, sáng tạo, gồm cả chuyển đổi số; Risk management - quản lý rủi ro; Resilience - tăng tính tự cường, sức đề kháng; khả năng chống chịu các cú sốc.
Chia sẻ trong chương trình Café quản trị tháng 5/2023 do Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp (VACD) tổ chức, ông Lực cũng cho rằng các doanh nghiệp cần cơ cấu lại, kiểm soát rủi ro dòng tiền, rủi ro lãi suất, tỷ giá… đặc biệt là với các doanh nghiệp bất động sản. Theo đó, nhiều doanh nghiệp bất động sản đầu tư quá dàn trải, đòn bẩy tài chính quá lớn nên trở tay không kịp khi gặp vấn đề. Nhiều dự án triển khai gấp trong khi chưa hoàn thiện về mặt pháp lý nên rất khó chuyển nhượng.
Doanh nghiệp cũng nên chủ động tìm hiểu, tiếp cận chương trình phục hồi, nhất là các gói hỗ trợ tài khóa, tín dụng… Theo đánh giá của ông Lực, nhiều doanh nghiệp vẫn còn khá thờ ơ. Dù việc tiếp cận còn khó khăn nhưng ông cho rằng các doanh nghiệp nên chuẩn bị sẵn sàng hồ sơ để dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận hỗ trợ khi có cơ hội.
Cần có phương án cụ thể, khả thi đối với trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn 2023 - 2024, nếu có. Bên cạnh đó là đa dạng hóa nguồn vốn (tín dụng, cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư, REIT…)
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân sự công nghệ thông tin và chuyển đổi số, và văn hoá doanh nghiệp. Việc thích ứng và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, quản lý rủi ro, nhất là rủi ro pháp lý, tài chính, công nghệ, dữ liệu… cũng là điều mà các doanh nghiệp cần chú trọng trong bối cảnh biến động như hiện nay.
Dành lời khuyên cho doanh nghiệp, ông Lực còn nhấn mạnh rằng đối diện thách thức nhưng không quên đón đợi cơ hội từ tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, kinh doanh tuần hoàn. Một ví dụ điển hình là việc xuất khẩu dệt may của Bangladesh đã lấy lại vị thế từ Việt Nam trong bối cảnh thị trường chung sụt giảm mạnh nhờ xanh hoá ngành dệt may.
Doanh nghiệp cần quan tâm đến cả hai vế trong hoạt động: tăng trưởng, lợi nhuận trong kiểm soát được rủi ro, trong đó cần đa dạng hóa và quản lý các loại rủi ro chính và cần phát triển bền vững.

Cần có khung xử lý khủng hoảng ngân hàng
Dù sự sụp đổ của hàng loạt ngân hàng ở Mỹ và ngân hàng lớn thứ hai Thuỵ Sỹ được đánh giá là tác động không quá lớn đến thị trường Việt Nam nhưng cũng để lại những cảnh báo và bài học nhất định cho các cấp quản lý khi những rủi ro trên thị trường tài chính – tiền tệ quốc tế ngày càng gia tăng.
Ông Lực cho rằng, cần ưu tiên nâng cao năng lực giám sát, phát hiện rủi ro của từng tổ chức tài chính, doanh nghiệp cũng như của cả hệ thống cho Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan để có thể phát hiện sớm các rủi ro tiềm ẩn, tăng tính minh bạch của hệ thống tài chính.
Hai là quyết tâm đẩy nhanh hoàn thiện thể chế đối với hệ thống tài chính; xây dựng cơ chế xử lý khủng hoảng, vai trò bảo hiểm tiền gửi, cho vay cuối cùng cũng cần rõ nét hơn, vấn đề giáo dục tài chính và quyền lợi của người tiêu dùng tài chính cũng cần được quan tâm thực hiện.
“Năm nay sửa luật tín dụng nhưng tôi thấy còn nhiều vấn đề chưa được bàn thảo”, ông Lực đặt vấn đề.
Chẳng hạn như việc quản lý giám sát tập đoàn tài chính, ngân hàng số (fintech) chưa được bàn đến nhiều trong khi bất động sản và ngân hàng lại có vẻ hơi siết quá chặt, sẽ ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng.
Sắp tới, dư nợ cấp tín dụng tối đa đối với một khách hàng dự kiến giảm từ mức 15% như hiện hành xuống còn 10%, tính trên vốn tự có ngân hàng thương mại. Tổng dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại (quy định hiện hành là 25%). Nhiều doanh nghiệp cho biết hạn mức quá thấp, không vay được, phải đi vay hợp vốn nhưng cũng không dễ dàng.
Ông Lực cũng cho biết, dự thảo Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi chưa đề cập đến khung xử lý khủng hoảng ngân hàng. Có một chương nói về xử lý tình huống khi khách hàng rút tiền nhiều cùng lúc (vấn đề thanh khoản) nhưng chưa đủ. Việt Nam cần khung xử lý khủng hoảng để có thể giảm thời gian xử lý từ vài năm xuống còn vài tháng, trong khi bên Mỹ hiện chỉ mất vài ngày.
“Hiện luật đang đi theo hướng rất truyền thống, rất khó để theo kịp”, ông Lực nói.
Việt Nam cũng cần quan tâm hơn đến kiểm soát rủi ro hệ thống tài chính, nhất là mối quan hệ liên thông giữa ngân hàng – chứng khoán/tổ chức tài chính phi ngân hàng – bất động sản;
Từ vụ sụp đổ của các ngân hàng Mỹ và Credit Suisse cho thấy, cần nâng cao vai trò và hiệu quả truyền thông, kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm những thông tin sai lệch, thất thiệt làm suy giảm niềm tin của người gửi tiền và nhà đầu tư, giảm thiểu rủi ro đạo đức, đặc biệt trong bối cảnh thị trường nhạy cảm, nhiều biến động phức tạp.
Bên cạnh đó, cần chú trọng nhiều hơn vào công tác giáo dục tài chính và nên có một hiệp hội/tổ chức đứng ra bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng tài chính hiện chiếm tới một nửa dân số Việt Nam.
Quản trị rủi ro nhìn từ sự sụp đổ của Credit Suisse và 4 ngân hàng Mỹ
OCB tăng cường quản trị rủi ro và số hóa trong đầu năm 2023
Trong quý đầu năm, OCB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 983 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2022.
Quản trị rủi ro trước những biến động mới trên thị trường tài chính
Trong chương trình Café quản trị tháng 5/2023 do Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) tổ chức, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV sẽ đưa ra các nhận định về những biến động mới của thị trường tài chính và bài học kinh nghiệm dành cho doanh nghiệp Việt Nam.
Ngân hàng phát triển bền vững dựa trên đa dạng hệ sinh thái số và quản trị rủi ro chuẩn quốc tế
Phát triển bền vững dựa trên chú trọng đầu tư công nghệ hiện đại đang là một trong những chiến lược then chốt được ngân hàng ưu tiên nhằm hoạt động ổn định, hiệu quả, an toàn trên thị trường.
Ngân hàng nào đi đầu về áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro quốc tế?
Bên cạnh Basel II, nhiều ngân hàng cũng đã áp dụng Basel III, IFRS 9. Các chuẩn mực quốc tế giúp ngân hàng nâng cao quản trị rủi ro và cạnh tranh hơn so với các đối thủ cùng ngành. Điều này cũng góp phần giúp hệ thống tổ chức tín dụng nói chung phát triển hiệu quả, bền vững.
Trăn trở của ngành du lịch sau sáp nhập tỉnh thành
Khi địa giới hành chính thay đổi, ngành du lịch cũng cần vẽ lại bản đồ thị trường và thương hiệu phù hợp.
Saint-Gobain: Tăng tốc nhờ bệ phóng phát triển bền vững
Saint-Gobain Việt Nam tăng trưởng gấp 4 lần chỉ trong một thập kỷ nhờ đặt tính bền vững là nền tảng xuyên suốt cho quá trình phát triển.
Thuế thu nhập cá nhân có 'gây áp lực' cho người làm công ăn lương?
Thuế thu nhập cá nhân sau hơn 15 năm không điều chỉnh đang bộc lộ nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cải cách để phù hợp hơn trong bối cảnh hiện nay.
Ông Hoàng Nam Tiến cảnh báo thế hệ chưa già đã mất việc vì AI
Theo ông Hoàng Nam Tiến, câu chuyện về AI sẽ mở ra một kỷ nguyên mới, vẽ lại bản đồ lao động và mô hình kinh doanh toàn cầu.
Quy hoạch không gian các vùng phát triển: Hướng đi nào cho phát triển bền vững?
Quy hoạch không gian phát triển các đơn vị hành chính mới làm thế nào phát huy được sức mạnh tổng thể, đảm bảo lợi ích bền vững về dài hạn?
OCB bổ nhiệm giám đốc tài chính
Ngân hàng Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Hiếu đảm nhận vai trò giám đốc tài chính kể từ ngày 15/7/2025. Ông hiện cũng đang giữ vai trò giám đốc khối thị trường tài chính.
SeABank tổ chức 'Ngày hội đổi rác lấy quà'
Hướng đến mục tiêu xây dựng lối sống xanh và nâng cao ý thức phân loại rác trong cộng đồng, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) phối hợp cùng Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) triển khai chương trình thường kỳ “Ngày hội đổi rác lấy quà” tại trụ sở SeABank số 25 Trần Hưng Đạo, phường Hoàn Kiếm, Hà Nội.
'Chạm vị nhân sinh': Triển lãm nghệ thuật đa giác quan gây sốt giới trẻ Hà Nội
Hành trình “chạm” để lắng nghe, thấu hiểu, đánh thức cảm xúc sống diễn ra từ ngày 11/07 đến hết ngày 13/7/2025 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
SHB ra mắt máy CRM - 'điểm chạm' giao dịch mới cho khách hàng
Nhằm tiếp tục nâng cao trải nghiệm người dùng, SHB triển khai lắp đặt và vận hành máy giao dịch tự động thế hệ mới CRM (Cash Recycling Machine) với tính năng ưu việt, giúp khách hàng chủ động thực hiện nộp/rút tiền ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Tổng giám đốc Warburg Pincus: Đồng hành công - tư đang tạo nên môi trường đầu tư hấp dẫn
Việt Nam dần trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của các quỹ đầu tư quốc tế với tiềm năng tăng trưởng cao và sự đồng hành của các cơ quan quản lý.
Masan huy động khoản vay 300 triệu USD không tài sản đảm bảo
Masan huy động thành công 300 triệu USD vay không tài sản đảm bảo, giảm mạnh chi phí lãi vay và đảm bảo thanh toán nợ đến năm 2026.
Giá vàng hôm nay 11/7: Tăng tiếp do lo ngại thuế quan
Giá vàng hôm nay 11/7 không thay đổi đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC. Tuy nhiên, giá vàng quốc tế vẫn đang tiếp tục tăng do lo ngại thuế quan.