Quảng Ngãi xin nhận chìm 15,5 triệu m3 chất nạo vét cho dự án thép Hòa Phát Dung Quất

Trần Anh Chủ nhật, 16/09/2018 - 08:00

Chất nạo vét từ quá trình xây dựng cảng tại Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất đang được chủ đầu tư xin cấp phép nhận chìm ở biển vì không thể tích trữ hay chuyển giao.

Ủy ban Nhân dân Tỉnh Quảng Ngãi mới đây đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc cấp phép nhận chìm ở biển và giao khu vực biển cho Dự án đầu tư Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất do tập đoàn Hòa Phát làm chủ đầu tư.

Văn bản cho biết, theo báo cáo của chủ đầu tư dự án, trong quá trình xây dựng Cảng chuyên dùng Hòa Phát Dung Quất, một hạng mục quan trọng thuộc Khu liên hợp, khối lượng vật chất cần nạo vét để xử lý tại khu vực bến cảng, vũng quay tàu và luồng tàu là khoảng 15,5 triệu m3.

Tuy nhiên hiện tại nhà đầu tư đang gặp nhiều khó khăn trong việc đưa vào bờ để tích trữ tạm thời cũng như chưa tìm được đối tác trong nước có nhu cầu sử dụng cát nạo vét để san lấp mặt bằng. Trong khi đó, việc xuất khẩu cát nạo vét cát cũng gặp nhiều khó khăn do Thủ tướng đã chỉ đạo dừng xuất khẩu mọi loại cát.

UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng cho biết, ngày 9/8, địa phương này đã có công văn số 4697 gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất phướng án nhận chìm ở biển đối với vật chất nạo vét trong quá trình thi công xây dựng Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất.

Để thực hiện việc nhận chìm này, Công ty Thép Hòa Phát Dung Quất đã hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án đầu tư Khu liên hợp sản xuất gang thép (có bổ sung nội dung nhận chìm vật chất nạo vét). Báo cáo này đã được Hội đồng thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua.

Sau đó, chủ đầu tư đã cùng đơn vị tư vấn tiếp thu của các Bộ Tài nguyên và Môi trường, bổ sung các biện pháp bảo vệ môi trường, chỉnh sửa theo ý kiến đóng góp của Hội đồng thẩm định và đã trình lại Bộ Tài nguyên và Môi Trường.

"Đề kịp thời tháo gỡi khó khăn, vướng mặc, góp phần thúc đẩy tiến độ của Dự án đầu tư Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất, trên cơ sở kiến nghị của CTCP Thép Hòa Phát Dung Quất, UBND tỉnh Quảng Ngãi kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, có ý kiến chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ, đẩy nhanh việc phê duyệt hồ sơ đề xuất nhận chìm vật chất nạo vét", văn bản của tỉnh Quảng Ngãi viết.

Trước đó, việc nhận chìm ở biển đối với chất nạo vét trong quá trình thi công xây dựng Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất đã được đề cập trong một văn bản của UBND tỉnh Quảng Ngãi hồi tháng 6.

Tập đoàn Hòa Phát xin nhận chìm 15,5 triệu m3 chất nạo vét xuống biển Quảng Ngãi
Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất

Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất là dự án tham vọng nhất của tập đoàn Hòa Phát với tổng mức đầu tư lên đến 52.000 tỷ đồng.

Giai đoạn 1 được triển khai từ tháng 2/2017, công suất 2 triệu tấn/năm thép dài bao gồm 1 triệu tấn thép dài xây dựng và 1 triệu tấn thép dài chất lượng cao.

Trong giai đoạn 2, dự án sản xuất 2 triệu tấn một năm thép dẹt cán nóng phục vụ cơ khí chế tạo. Dự kiến toàn bộ dự án sẽ được hoàn thành đi vào sản xuất cuối năm 2019.

Khu liên hợp được xây dựng không chỉ kỳ vọng đưa Hòa Phát trở thành nhà sản xuất thép hàng đầu Đông Nam Á mà còn hứa hẹn chắp cánh cho tỉnh Quảng Ngãi.

Ngay từ khi tập đoàn Hòa Phát đề xuất thực hiện dự án, tỉnh Quảng Ngãi đã cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư hoàn thành đúng tiến độ dự án tỷ đô này.

Vào giữa tháng 6 vừa qua, khi chỉ còn vài tháng nữa là giai đoạn 1 của dự án sẽ đi vào vận hành, Hòa Phát Dung Quất vẫn gặp phải vướng mắc trong quá trình giải phóng mặt bằng.

Cụ thể, nhiều diện tích xây dựng nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất như mặt bằng Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát (39,1ha), mặt bằng nhà máy sản xuất hợp kim sắt (32,1ha), mặt bằng Cấp nước thô (16ha) và mặt bằng khu nhà ở công nhân đều chưa thể giải phóng hết mặt bằng do xảy ra tranh chấp với dân cư hoặc vướng mắc chưa được xử lý.

Tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức cuộc họp để giải quyết các tồn tại trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại khu công nghiệp này. Trong thông báo gửi đi sau đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã yêu cầu UBND huyện Bình Sơn và UBND xã Bình Đông phải xử lý các vấn đề ngay trong tháng 6.

Liên quan đến vấn đề giải phóng mặt bằng, cuối tháng 7 vừa qua, tập đoàn Hòa Phát mới chuyển hơn 180 tỷ đồng hoàn trả ngân sách cho tỉnh Quảng Ngãi kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng đợt 1.

Phần lớn số tiền này sau đó đã được UBND tỉnh Quảng Ngãi xin ý kiến thường trực HĐND tỉnh phân bổ vào các dự án hỗ trợ phục vụ cho Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất và đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất.

Cụ thể, dự án Kè chắn cát cảng Dung Quất được bổ sung 70 tỷ đồng để đủ điều kiện khởi công. Theo một biên bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh và tập đoàn Hòa Phát, dự án kè chắn này sẽ được hoàn thành trước khi giai đoạn 1 của Khu liên hợp sản xuất gang thép đi vào hoạt động.

Dự án đê huyện Bình Sơn được bổ sung 20 tỷ đồng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhằm ngăn mặn, giữ ngọt và đảm bảo cấp nước cho Khu liên hợp gang thép Hóa Phát Dung Quất khi đi vào hoạt động.

Ngoài ra, dự kiến hơn 70 tỷ đồng được bổ sung cho dự án Đường Trì Bình – Cảng Dung Quất giai đoạn 1 để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, đồng bộ và kết nối với tuyền đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Riêng 20 tỷ đồng còn lại sẽ được bổ sung cho dự án đập ngăn mặn Bình Nguyên và Bình Phước để khởi công.

Nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất vẫn chưa có đủ mặt bằng dù sắp hoạt động

Nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất vẫn chưa có đủ mặt bằng dù sắp hoạt động

Doanh nghiệp -  6 năm
Các tranh chấp đất và vướng mắc vẫn đang diễn ra trong quá trình giải phóng mặt bằng để xây dựng nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất mặc dù giai đoạn 1 của dự án dự kiến đi vào vận hành trong quý 3 năm nay.
Nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất vẫn chưa có đủ mặt bằng dù sắp hoạt động

Nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất vẫn chưa có đủ mặt bằng dù sắp hoạt động

Doanh nghiệp -  6 năm
Các tranh chấp đất và vướng mắc vẫn đang diễn ra trong quá trình giải phóng mặt bằng để xây dựng nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất mặc dù giai đoạn 1 của dự án dự kiến đi vào vận hành trong quý 3 năm nay.
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính

PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính

Doanh nghiệp -  5 giờ

Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.

'Người cũ' của Thế Giới Di Động bất ngờ xuất hiện tại Long Châu, FPT Retail muốn phá kỷ lục lợi nhuận

'Người cũ' của Thế Giới Di Động bất ngờ xuất hiện tại Long Châu, FPT Retail muốn phá kỷ lục lợi nhuận

Doanh nghiệp -  7 giờ

Thương vụ đầu tư vào Long Châu của quỹ Malaysia đang thu hút sự quan tâm của giới phân tích, đồng thời mở ra những cơ hội có một không hai cho FPT Retail.

Không chỉ 300.000 tỷ doanh thu, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng theo đuổi khát vọng lớn hơn

Không chỉ 300.000 tỷ doanh thu, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng theo đuổi khát vọng lớn hơn

Doanh nghiệp -  1 ngày

Chủ tịch Vingroup cho biết việc bán các công ty con công nghệ không chỉ vì tài chính, mà còn mang lại nhiều lợi ích lớn hơn nền công nghệ nước nhà.

Tham vọng 10 triệu con heo đưa lợi nhuận BAF 'bay xa'

Tham vọng 10 triệu con heo đưa lợi nhuận BAF 'bay xa'

Doanh nghiệp -  1 ngày

Công ty CP Nông nghiệp BAF đặt mục tiêu lãi gấp đôi mức kỷ lục năm ngoái nhờ vào đẩy mạnh mảng kinh doanh cốt lõi là chăn nuôi heo.

Không rút khỏi Mỹ, Vĩnh Hoàn dự phòng 2 kịch bản lợi nhuận 2025

Không rút khỏi Mỹ, Vĩnh Hoàn dự phòng 2 kịch bản lợi nhuận 2025

Doanh nghiệp -  1 ngày

Công ty CP Vĩnh Hoàn vừa điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh 2025, với hai kịch bản doanh thu và lợi nhuận thấp hơn so với công bố trước đó. Dù đối mặt nguy cơ thuế đối ứng tăng cao tại Mỹ, doanh nghiệp khẳng định vẫn duy trì hoạt động tại thị trường xuất khẩu chủ lực này.

VPBank bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên GPBank

VPBank bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên GPBank

Hồ sơ quản trị -  16 phút

Việc bổ nhiệm dàn lãnh đạo mới là một phần trong lộ trình triển khai phương án chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I

Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I

Tài chính -  40 phút

Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại

Tiêu điểm -  2 giờ

Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.

Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá

Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá

Vàng -  3 giờ

Giá vàng trong nước bất ngờ tăng vào lúc gần trưa nay ở tất cả các nhà bán thêm từ 50.000 – 100.000 đồng/chỉ.

Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025

Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025

Tài chính -  3 giờ

Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.

PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính

PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính

Doanh nghiệp -  5 giờ

Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.

Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường

Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường

Bất động sản -  6 giờ

Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.

Đọc nhiều