Tiêu điểm
Quảng Ninh quyết bình ổn thị trường dịp cuối năm
Lãnh đạo Sở Công thương Quảng Ninh khẳng định, hiện tình hình thị trường trên địa bàn tỉnh này vẫn ổn định, chưa phát hiện hành vi đầu cơ găm hàng, tăng giá không đúng quy định.

Đã giữa tháng 12/2021 nhưng bà Nguyễn Hoài Thương, Phó giám đốc Sở Công thương Quảng Ninh cho biết các hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh này cũng chưa có nhiều biến động.
Một trong những nguyên nhân chính là dịch Covid-19 đang diễn biến khá phức tạp, kéo dài tác động nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh khiến cho thu nhập người dân giảm sút dẫn đến sức mua giảm so với cùng kỳ các năm trước.
Số liệu thống kê cho thấy, toàn tỉnh Quảng Ninh hiện có trên 6.100 người đang cách ly tại nhà và cơ sở lưu trú. Số F0 đang điều trị tại nhà là 42 ca bao gồm 40 ca ở Hạ Long và hai ca ở Quảng Yên. Đến nay, toàn tỉnh đã có 46 ca F0 điều trị tại nhà.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Quảng Ninh thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch tại các cơ sở kinh doanh và nơi tập trung đông người. Trong đó, thực hiện nghiêm xét nghiệm sàng lọc theo tầm soát, nghiêm túc chấp hành quét mã QR, khai báo y tế. Kể cả tại các vị trí kho, bãi tập kết hàng hoá của các đơn vị cũng phải thiết lập mã QR và thực hiện quét mã theo đúng quy định...
Hình thức mua sắm trực tuyến cũng như thanh toán bằng thẻ ngân hàng hoặc qua các ứng dụng được tuyên truyền rộng rãi đến người dân. Các đơn vị kinh doanh chủ động xây dựng và tăng cường các hoạt động bán qua website, zalo, facebook, điện thoại… nhằm phát triển thương mại điện tử, tăng thêm sự lựa chọn cho người tiêu dùng trong thời đại công nghệ số.
Dù thị trường đến nay chưa có nhiều biến động song bà Thương khẳng định, tình hình cung cầu hàng hóa sẽ sôi động trở lại vào tháng 1/2022 cũng là thời điểm giáp Tết Nguyên đán.
Các kênh phân phối hàng hoá trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay tập trung vào 11 siêu thị tổng hợp, gần 100 cửa hàng tiện lợi và 133 chợ.
Đến nay, việc xây dựng, điều chỉnh phương án dự trữ, kinh doanh hàng hoá thiết yếu của các kênh phân phối đã được sẵn sàng, đảm bảo hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân những tháng cuối năm 2021 và Tết Nguyên đán năm 2022.
Để đảm bảo cung - cầu hàng hoá, ổn định thị trường, từ tháng 10/2021, Sở Công thương Quảng Ninh đã ban hành văn bản đề nghị Sở Nông nghiệp và nông thôn chủ động rà soát, chỉ đạo các đơn vị sản xuất các mặt hàng nông, thuỷ sản trên địa bàn tỉnh. Mục đích chính là nhằm kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp để sẵn sàng nguồn cung phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân từ nay đến Tết Nguyên đán 2022.
Quảng Ninh cũng tăng cường vận động các đơn vị sản xuất, kinh doanh mặt hàng thiết yếu có kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dự trữ hàng hoá phù hợp; ký cam kết đảm bảo hàng hoá thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong mọi tình huống.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh được yêu cầu chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dự trữ hàng hoá của đơn vị phù hợp với diễn biến thị trường; cam kết đảm bảo hàng hoá, không tăng giá bán trái quy định, nhằm phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Bà Thương cho biết, để luôn chủ động nguồn hàng hóa, Sở Công thương Quảng Ninh đã trực tiếp làm việc và đề nghị các kênh phân phối chủ động có các giải pháp về điều động hàng hoá nhanh nhất trong trường hợp trên địa bàn tỉnh có biến động về cung - cầu; linh hoạt lựa chọn đơn vị cung ứng hàng hoá thay thế, không để gián đoạn, đứt gãy, khan hiếm nguồn hàng hoá, dẫn đến tăng giá đột biến hoặc không đảm bảo lượng hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh.
Đáng chú ý, đơn vị này đã gửi văn bản đến Ngân hàng Nhà nước tỉnh đề nghị chỉ đạo các quỹ tín dụng, ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh ưu tiên nguồn vốn vay ưu đãi cho các cá nhân, tổ chức tham gia chương trình bình ổn thị trường được dễ dàng tiếp cận và vay vốn, nhằm đảm bảo nguồn vốn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, dự trữ hàng hoá phục vụ tiêu dùng của nhân dân trong mọi tình huống.
“Hiện tình hình thị trường trên địa bàn tỉnh vẫn ổn định, chưa phát hiện hành vi đầu cơ găm hàng, tăng giá không đúng quy định; số lượng hàng hoá dồi dào, phong phú. Các kênh phân phối hàng hóa lớn trong tỉnh đang dự trữ lượng hàng hóa trị giá trên 2.000 tỷ đồng”, bà Thương cho biết.
Quảng Ninh sáu năm liên tục tăng trưởng hai con số
HĐND tỉnh Quảng Ninh thông qua 27 nghị quyết
27 nghị quyết được thông qua trong kỳ họp thứ sáu của HĐND tỉnh Quảng Ninh khoá XIV là những quyết sách rất quan trọng để tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và của cả giai đoạn 2021 - 2025.
Quảng Ninh bàn kế chinh phục mục tiêu 2022
Quảng Ninh đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng (GRDP) trên 10%, thu ngân sách nhà nước không thấp hơn 52,6 nghìn tỷ đồng, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng trên 10%, thu hút vốn FDI đạt 1,5 tỷ USD trong năm 2022.
Nhiều quyết sách quan trọng tại kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh Quảng Ninh khoá XIV
Kỳ họp thường lệ cuối năm của HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV tập trung thảo luận, quyết nghị nhiều nội dung quan trọng.
Quảng Ninh ráo riết 'phủ sóng' hoá đơn điện tử
Tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2021, 100% doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn sử dụng hoá đơn điện tử.
Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Sun Group trúng đấu giá khu đất gần 60ha ở Bà Rịa - Vũng Tàu
Công ty thành viên của Tập đoàn Sun Group vừa trúng đấu giá khu đất rộng gần 60ha ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với giá hơn 7.728 tỷ đồng.
Thẻ tín dụng đầu tiên gắn với dấu mốc lịch sử của Việt Nam được phát hành trong thời gian kỷ lục
Chưa đầy hai tuần để một chiếc thẻ Visa mang dấu ấn lịch sử dân tộc được hiện thực hóa từ ý tưởng đến tay người dùng, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa tạo nên một kỳ tích ấn tượng trong ngành ngân hàng về sự sáng tạo, linh hoạt và công tác vận hành trong lĩnh vực này.
Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.
ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại
Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.