EU gặp khó trước chiến lược thương mại của ông Trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây nhấn mạnh việc áp đặt thuế quan sẽ buộc các quốc gia khác phải đàm phán với Washington, chỉ 1 ngày trước chuyến thăm của Liên minh châu Âu (EU).
Với mức xuất khẩu lớn sang thị trường Mỹ, Việt Nam được nhận định là quốc gia Đông Nam Á dễ bị tổn thương nhất từ đối đầu thương mại Mỹ - Trung.
Việt Nam, Philippines và Indonesia sẽ là những quốc gia chịu nguy cơ thiệt hại lớn từ cuộc chiến thương mại gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, trong đó Việt Nam sẽ có nguy cơ cao nhất vì mức xuất khẩu lớn, theo phân tích của FT Confidential Research.
5 nền kinh tế lớn nhất ASEAN nhìn chung đã có tình trạng tốt hơn giữa hỗn loạn thị trường so với thời kì năm 2013, thời điểm làn sóng bán ra ồ ạt khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho thấy dấu hiệu sẽ giảm kích thích tiền tệ.
Tuy vậy, các quốc gia này đã chưa thể chuẩn bị cho một thời kì suy giảm nhu cầu thế giới kéo dài, kết quả có thể diễn ra từ những biện pháp bảo hộ đối đầu được áp dụng bởi Mỹ và Trung Quốc, Asian Nikkei Review nhận định.
Với lực đẩy chính từ xuất khẩu, Việt Nam được đánh giá là quốc gia chịu ảnh hưởng trực tiếp nhiều nhất từ suy giảm toàn cầu trong khi Philippines và Indonesia dễ bị khủng hoảng bởi vấn đề thanh toán.
Tính đến nay, Nhà Trắng đã áp dụng mức thuế 25% trực tiếp lên 34 tỷ USD giá trị hàng Trung Quốc nhập khẩu và 16 tỷ USD giá trị sẽ bị áp thuế tiếp tục kể từ ngày 23/8 tới. Nếu mọi chuyện dừng ở đây, 5 nền kinh tế lớn nhất của ASEAN sẽ không cần lo lắng.
Nhưng mọi chuyện vẫn chưa kết thúc khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét nâng mức thuế lên mức 25% đối với 200 tỷ USD giá trị hàng nhập khẩu khác cũng như đe dọa sẽ đánh thuế toàn bộ hàng Trung Quốc sang Mỹ với tổng giá trị hơn 500 tỷ USD. Chưa dừng lại, Mỹ còn tuyên chiến thương mại với Liên minh châu Âu (EU) và các đồng minh khác.
Mối đe dọa từ cuộc chiến thương mại toàn cầu đang hiện diện và cần được cân nhắc một cách nghiêm tức bởi sẽ rất ít quốc gia có thể "miễn dịch", Asian Nikkei Review nhấn mạnh.
Nền kinh tế đang bùng nổ của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng cao vài năm trở lại đây được đánh giá là quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào xuất khẩu trong số 5 nước lớn nhất ASEAN. So với nhiều nước láng giềng, Việt Nam đã dựa nhiều vào xuất khẩu để tăng trưởng trong khoảng 1 thập kỉ qua với lượng hàng chuyển đi gia tăng gấp 4 lần giai đoạn 2008 - 2017.
Với khoảng 43,7 tỷ USD xuất khẩu hàng năm sang thị trường Mỹ, Việt Nam là nước đứng đầu trong số 5 nước lớn nhất ASEAN và điều này khiến Việt Nam càng trở nên nhạy cảm với việc nhu cầu giảm đi từ thị trường lớn này. Chính hàng hóa bán cho Mỹ, EU và nhiều thị trường phát triển khác đã thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam trong thập kỉ qua chứ không chỉ mỗi Trung Quốc.
Cùng với mối đe dọa từ xung đột thương mại nghiêm trọng, các thị trường mới nổi đang chịu thêm áp lực từ việc mạnh lên của đồng USD. Mặc dù 5 quốc gia đứng đầu ASEAN không phải chịu tác động quá nặng nề như Thổ Nhĩ Kỳ hay Argentina, việc bán cổ phiếu cũng đã diễn ra.
Đồng Peso Philippines là đồng tiền tệ nhất trong số 5 nội tệ của 5 quốc gia đứng đầu ASEAN khi giảm hơn 7,3% so với đồng USD trong năm nay, tiếp sau đó là đồng Rupiah của Indonesia với 6,1%.
Một đồng nội tệ yếu hơn sẽ giúp một số nền kinh tế như Việt Nam, Thái Lan đẩy mạnh xuất khẩu cũng như hưởng lợi nếu như dòng đầu tư dịch chuyển ra ngoài Trung Quốc.
Tuy vậy, đối với một số nền kinh tế xuất khẩu kém hơn như Philippines hay Indonesia, việc giảm giá của nội tệ đồng nghĩa với gia tăng thâm hụt tài khoản vãng lai cũng như áp lực lạm phát.
Philippines và Indonesia đang trải qua thâm hụt tài khoản vãng lai kéo dài, khiến đồng nội tệ dễ mất giá hơn và thậm chí, rơi vào khủng hoảng cán cân thương mại.
Trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, sẽ không có nơi nào an toàn để trú ẩn nhưng 5 quốc gia đứng đầu ASEAN sẽ hứng chịu nguy cơ cao hơn.
Chia sẻ về vấn đề này, trước thềm hội thảo “Xúc tiến thương mại sang thị trường Mỹ”, ông Đào Trần Nhân, Nguyên Tham tán công sứ Thương vụ Việt Nam tại Mỹ đánh giá: “Trong thời gian tới, có khả năng một dòng hàng hóa của Trung Quốc và Mỹ sẽ vào Việt Nam, đối với dòng đầu tư cũng sẽ có sự dịch chuyển”.
Bên cạnh đó, chiến tranh thương mại xảy ra sẽ ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu, từ đó gây suy yếu nhu cầu tại các thị trường khác, khiến việc xuất khẩu của Việt Nam có khả năng bị sụt giảm và sẽ khó khăn hơn, ông Nhân nhận định.
Tuy vậy, sự đối đầu thương mại này cũng được đánh giá là cơ hội cho Việt Nam, có thể tạo ra sự chuyển dịch về chuỗi hàng hóa sản xuất và dòng đầu tư.
Tại hội thảo Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hồi cuối tháng 7 tại TP.HCM, đại diện Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) cho rằng chiến tranh thương mại sẽ khiến 3 thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Trung Quốc, Mỹ và Nhật tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ đón được làn sóng đầu tư dịch chuyển từ Trung Quốc sang.
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây nhấn mạnh việc áp đặt thuế quan sẽ buộc các quốc gia khác phải đàm phán với Washington, chỉ 1 ngày trước chuyến thăm của Liên minh châu Âu (EU).
Các nhà sản xuất Trung Quốc đang cân nhắc khả năng chuyển sản xuất sang Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác có chi phí thấp trước nỗi lo bị cuốn vào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.
Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.
Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.
Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.
Phát thải ròng bằng 0 được đông đảo người nông dân hưởng ứng và xem như cơ hội để đổi mới mô hình sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế.
Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên Nam Long phải phát hành trái phiếu để “đảo nợ” trong năm 2024.
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.