Quốc hội thông qua mục tiêu GDP năm 2024 tăng 6 – 6,5%

Nhật Hạ Thứ năm, 09/11/2023 - 19:58

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024 được Quốc hội giao cho Chính phủ là 6-6,5%, lạm phát 4-4,5%, GDP bình quân đầu người khoảng 4.700 - 4.730 USD, tốc độ tăng năng suất lao động 4,8 – 5,3%.

Lãnh đạo Quốc hội tham gia biểu quyết Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 chiều ngày 9/11. Ảnh: Trang tin Quốc hội

Với 90,49% đại biểu tán thành tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội chiều nay đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Cụ thể, GDP tăng từ 6 – 6,5% trong khi GDP bình quân đầu người khoảng 4.700 – 4.730 USD. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 - 4,5%.

Mục tiêu GDP năm sau tương đương với chỉ tiêu giao năm 2023. Một số ý kiến cho rằng trong bối cảnh hiện nay, xây dựng mục tiêu tăng trưởng 6 – 6,5% là khá cao, nên ở mức thấp hơn khoảng 5 – 6%.

Giải trình về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ kịch bản GDP năm sau được đưa ra trên cơ sở phân tích, dự báo bối cảnh tình hình trong nước, quốc tế, có tính đến những yếu tố thuận lợi, khó khăn của năm 2024, bám sát mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm.

Ba động lực tăng trưởng về đầu tư (tư nhân, FDI, đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước), tiêu dùng, du lịch và xuất khẩu được thúc đẩy mạnh mẽ. Nhiều dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia có tác động lan tỏa đang được đẩy nhanh đưa vào khai thác

Đồng thời, trên cơ sở GDP năm nay đạt trên 5% nên dự kiến mức tăng năm sau 6-6,5% "thể hiện quyết tâm của Chính phủ tiếp tục phục hồi, phát triển bền vững kinh tế, xã hội". Nhưng để đạt mục tiêu này, cơ quan thường trực Quốc hội đề nghị Chính phủ chủ động hơn trong điều hành.

Chính phủ sẽ đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tăng cường thu hút đầu tư toàn xã hội, hợp tác công - tư; có cơ chế, chính sách đặc thù tạo đột phá trong thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, nhất là trong các ngành, lĩnh vực mới nổi, bảo đảm kết nối với khu vực kinh tế trong nước, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng.

Chính sách tiền tệ, tài khóa điều hành linh hoạt và mở rộng hợp lý, có trọng điểm. Thị trường tiền tệ, tín dụng cần bảo đảm ổn định, phấn đấu giảm tiếp lãi suất, tăng khả năng tiếp cận, hấp thụ vốn và tập trung tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, động lực tăng trưởng.

Quốc hội thông qua mục tiêu GDP năm 2024 tăng 6 – 6,5%
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh. Ảnh: Trang tin Quốc hội

Theo nghị quyết, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP và tốc độ tăng năng suất lao động xã hội năm 2024 đang để thấp hơn năm 2023. Làm rõ về việc này, ông Thanh cho biết, ngành công nghiệp, đặc biệt công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn khó khăn do thị trường thế giới chưa phục hồi hoàn toàn, thiếu đơn hàng sản xuất dẫn tới tình trạng ngừng sản xuất và thu hẹp quy mô.

Về lao động, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tiếp tục diễn ra sẽ kéo theo sự chuyển dịch lao động giữa các ngành kinh tế nhưng với tốc độ chậm do một bộ phận lao động phải chuyển sang những công việc, lĩnh vực chuyên môn mới, cần thời gian học tập, nghiên cứu, thích nghi.

Do đó, mục tiêu tốc độ tăng năng suất lao động bình quân năm 2024 khoảng 4,8% - 5,3%, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1 - 24,2% là phù hợp với mục tiêu tăng trưởng và dự báo về tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và lực lượng lao động.

Trong các nhóm nhiệm vụ, giải pháp năm 2024, Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ sung nội dung: cần phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững các loại thị trường, nhất là thị trường trái phiếu doanh nghiệp, quyền sử dụng đất, bất động sản, lao động, khoa học công nghệ, “thị trường năng lượng”; “Khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành đầy đủ các định mức kinh tế - kỹ thuật trong đầu tư, xây dựng, dịch vụ công”.

Trong lĩnh vực đầu tư công, Quốc hội yêu cầu đẩy nhanh giải ngân từ đầu năm, tăng phân cấp, phân quyền gắn với nâng cao trách nhiệm người đứng đầu.

Về tài chính công, kiểm soát chặt chẽ bội chi, nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia trong giới hạn cho phép. Chính phủ tiếp tục miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, cơ cấu lại nợ và đưa ra các chính sách phù hợp liên quan đến thuế tối thiểu toàn cầu.

Lý do GDP năm 2023 dự kiến không đạt mục tiêu đề ra

Lý do GDP năm 2023 dự kiến không đạt mục tiêu đề ra

Tiêu điểm -  11 tháng
Tăng trưởng kinh tế năm nay không đạt mục tiêu đề ra 6-6,5% do nền kinh tế chịu tác động kép chưa từng có.
Lý do GDP năm 2023 dự kiến không đạt mục tiêu đề ra

Lý do GDP năm 2023 dự kiến không đạt mục tiêu đề ra

Tiêu điểm -  11 tháng
Tăng trưởng kinh tế năm nay không đạt mục tiêu đề ra 6-6,5% do nền kinh tế chịu tác động kép chưa từng có.
Lý do GDP năm 2023 dự kiến không đạt mục tiêu đề ra

Lý do GDP năm 2023 dự kiến không đạt mục tiêu đề ra

Tiêu điểm -  11 tháng

Tăng trưởng kinh tế năm nay không đạt mục tiêu đề ra 6-6,5% do nền kinh tế chịu tác động kép chưa từng có.

GDP 9 tháng tăng 4,34%, chỉ cao hơn 2 năm đầu Covid-19

GDP 9 tháng tăng 4,34%, chỉ cao hơn 2 năm đầu Covid-19

Tiêu điểm -  1 năm

Khu vực dịch vụ đóng góp chủ yếu gần 70% vào tăng trưởng 9 tháng qua. Mức tăng 4,24% chỉ cao hơn tốc độ tăng của GDP 9 tháng năm 2020 và 2021 trong 12 năm qua.

Quảng Ninh đặt mục tiêu GDP bình quân đầu người  2023 hơn 9,4 nghìn USD

Quảng Ninh đặt mục tiêu GDP bình quân đầu người 2023 hơn 9,4 nghìn USD

Tiêu điểm -  1 năm

Tỉnh Quảng Ninh kỳ vọng cán đích tăng trưởng trên hai con số 8 năm liên tiếp, thu ngân sách nhà trước đạt trên 54 nghìn tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 9.400USD.

Kinh tế số đóng góp 15% vào GDP trong 6 tháng đầu năm

Kinh tế số đóng góp 15% vào GDP trong 6 tháng đầu năm

Tiêu điểm -  1 năm

Nhiều điểm sáng, mô hình hay đã xuất hiện trong đầu năm nay như việc xây dựng nhận thức số, đào tạo nhân lực số tại Đà Nẵng; xây dựng hạ tầng số tại Quảng Ninh; triển khai "trợ lý ảo" trong ngành tòa án…. Kinh tế số đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, tỷ trọng kinh tế số/GDP nửa đầu năm nay đạt gần 15%.

EU, Anh đề xuất Việt Nam đưa ra khung quy định chuyển dịch năng lượng

EU, Anh đề xuất Việt Nam đưa ra khung quy định chuyển dịch năng lượng

Phát triển bền vững -  6 phút

Việt Nam sẽ nhận được hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ và nguồn lực cần thiết để chuyển dịch năng lượng theo hướng bền vững.

Để truyền thông nội bộ không chỉ là ‘cái loa’

Để truyền thông nội bộ không chỉ là ‘cái loa’

Diễn đàn quản trị -  32 phút

Để khẳng định giá trị của mình, những người làm truyền thông nội bộ cần phải thể hiện được những đóng góp thiết thực cho sự phát triển của doanh nghiệp.

JCI Khanhhoa với sứ mệnh phát triển lãnh đạo trẻ

JCI Khanhhoa với sứ mệnh phát triển lãnh đạo trẻ

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

JCI Khanhhoa không chỉ là nơi để phát triển kinh doanh mà còn là môi trường giúp các doanh nhân trẻ trở nên chuyên nghiệp, có kỹ năng quản lý dự án và lãnh đạo.

Làm thế nào để không đuối sức giữa áp lực công việc cuối năm?

Làm thế nào để không đuối sức giữa áp lực công việc cuối năm?

Tiêu điểm -  1 giờ

Cuối năm luôn là thời gian người lao động tăng tốc chạy đua với công việc, không chỉ nhằm đáp ứng KPI đề ra mà còn hoàn thành mục tiêu riêng của bản thân. Để tăng hiệu suất làm việc vào thời gian này, họ cần những giải pháp bổ sung năng lượng, lấy lại sự tập trung ngay tức thì.

Ngắm đường đê Âu Cơ - Nghi Tàm thông xe sau khi mở rộng

Ngắm đường đê Âu Cơ - Nghi Tàm thông xe sau khi mở rộng

Ống kính -  1 giờ

Dự án mở rộng đường đê Âu Cơ - Nghi Tàm từ hai lên 4-6 làn xe được thông xe đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm giải phóng thủ đô.

Cần duy trì tốc độ thay đổi cho mục tiêu nâng hạng thị trường

Cần duy trì tốc độ thay đổi cho mục tiêu nâng hạng thị trường

Tài chính -  1 giờ

Việt Nam cần phải tiếp tục duy trì tốc độ thay đổi hiện tại nếu muốn đạt mục tiêu nâng hạng vào năm 2025, theo FTSE Russell.

BAF hút vốn 'thần tốc' cho kế hoạch tham vọng mảng chăn nuôi

BAF hút vốn "thần tốc" cho kế hoạch tham vọng mảng chăn nuôi

Doanh nghiệp -  1 giờ

Để thực hiện các kế hoạch kinh doanh tham vọng, chỉ sau ba năm niêm yết, vốn điều lệ của BAF đã tăng gấp ba từ 780 tỷ đồng lên 2.390 tỷ đồng nhờ việc liên tục phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.