Phát triển bền vững
Quy định thiếu rõ ràng khiến điện mặt trời áp mái 'rối như tơ vò'
Sự thiếu rõ ràng trong định nghĩa, vướng mắc về kỹ thuật cũng như quy định khác nhau của các địa phương đang đẩy điện mặt trời mái nhà vào một mớ bòng bong.
Trong văn bản mới đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết vướng mắc lớn hiện nay là định nghĩa về công trình xây dựng và cơ sở để xác định loại hình điện mặt trời áp mái.
Các trường hợp công trình xây dựng dân dụng, nhà xưởng có sẵn như trụ sở, nhà máy, trường học, trung tâm thương mại, khu công nghiệp thì đảm bảo quy định theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg (Quyết định 13). Tuy nhiên, hiện nay nhiều dự án điện mặt trời có công suất dưới 1MW thực hiện theo mô hình trang trại nông nghiệp thì cơ sở xác định là điện mặt trời áp mái chưa rõ ràng và chưa có hướng dẫn cụ thể từ các cơ quan chức năng.
Việc xác định “tấm pin quang điện lắp đặt trên mái nhà” theo Quyết định 13 cũng gặp khó khăn do hình thức “mái nhà” rất đa dạng về hình thức tấm mái (mái tôn, mái nhựa, tấm lấy sáng, bạt nilon, lưới hoặc bản thân tấm pin thay thế mái nhà) cũng như cách thức lợp mái (trên/dưới xà gồ) trong khi các quy định để xác định thế nào là mái nhà chưa cụ thể.
Nhiều dự án lắp đặt trên khung giá đỡ nằm trên đất vườn, đất nông nghiệp theo mô hình kinh tế trang trại, có mục đích chính là để sản xuất điện mặt trời nhằm hưởng giá bán điện dành cho điện mặt trời mái nhà.
Một số công trình dùng chính tấm pin làm mái che và lắp đặt cách nhau một khoảng hở để lấy ánh sáng cho phù hợp với vật nuôi, cây trồng bên dưới, sau đó có lắp bổ sung các tấm lợp bên dưới xà gồ để được công nhận là điện mặt trời mái nhà.
Sự không rõ ràng trong xác định dự án điện mặt trời mái nhà đã khiến các đơn vị của EVN khó khăn trong việc xác định để áp dụng đúng giá mua bán điện theo Quyết định 13.
Cụ thể, một số hệ thống điện mặt trời mái nhà trên thực tế được đầu tư theo cụm có tổng công suất trên 1MW (mỗi dự án < 1MW) tại cùng một địa điểm (trên cùng một mảnh đất hoặc mái nhà khu công nghiệp) của một chủ đầu tư và đấu nối tại một điểm hoặc nhiều điểm. Trường họp này vẫn chưa rõ liệu có thể xem là điện mặt trời mái nhà để ký hợp đồng mua bán điện với chủ đầu tư và có cần giấy phép hoạt động điện lực hay không.
Trường hợp chủ đầu tư có nhu cầu mua lại cụm hệ thống điện mặt trời mái nhà nằm liền kề nhau trên cùng một mảnh đất với tổng công suất 1MW thì vẫn chưa rõ ràng việc chủ đầu tư có cần bổ sung giấy phép hoạt động điện lực sau khi chuyển nhượng hay không.
Trường hợp chủ đầu tư tận dụng mái nhà của văn phòng làm việc, nhà điều hành, nhà bếp, nhà nghỉ, nhà để xe của nhân viên, nhà xưởng, nhà kho chứa vật liệu trong khuôn viên dự án điện mặt trời, nhà máy thủy điện, nhiệt điện để đầu tư năng lượng mặt trời mái nhà và đề nghị lắp công tơ riêng, ký hợp đồng mua điện cho các phần lắp thêm như hệ thống điện mặt trời mái nhà thì vẫn chưa có quy định rõ ràng về việc có được thực hiện mua bán điện riêng không.
Cùng với đó, EVN cũng băn khoăn về việc liệu rằng kinh doanh bán điện mặt trời có phải thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện không và cần phải làm thủ tục bổ sung đăng ký ngành nghề kinh doanh theo quy định Luật Đầu tư hiện hành không.
Các quy định khác nhau của các địa phương về quản lý thuế, hóa đơn với các đối tượng không phải doanh nghiệp về quản lý xây dựng, đất đai cũng gây lúng túng khi EVN thực hiện các hướng dẫn về điện mặt trời mái nhà.
Không chỉ vậy, điện mặt trời mái nhà còn vấp phải không ít vướng mắc về kỹ thuật khi hiện nay chưa có quy định của cơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các vật tư thiết bị của hệ thống điện mặt trời để đảm bảo hiệu suất, chất lượng điện năng cũng như quy chuẩn về an toàn cho công trình xây dựng, phòng chống cháy nổ cho hệ thống điện mặt trời mái nhà.
Thông tư 39/2015/TT-BCT và Thông tư 30/2019/TT-BCT chỉ quy định yêu cầu kỹ thuật đối với nhà máy điện mặt trời đấu nối lưới điện trung áp trở lên và hệ thống điện mặt trời đấu nối lưới điện hạ áp, chưa có quy định yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà đấu nối lưới điện trung áp.
Nếu các hệ thống điện mặt trời mái nhà đấu nối lưới điện trung áp phải áp dụng yêu cầu kỹ thuật đối với nhà máy điện mặt trời đấu nối vào lưới điện trung áp trở lên theo các thông tư nêu trên thì sẽ không khả thi và rất khó khăn cho chủ đầu tư.
Kiến nghị để thúc đẩy năng lượng tái tạo
Để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam, nhất là đối với điện mặt trời mái nhà, EVN kiến nghị và đề xuất Bộ Công thương một số vấn đề.
Thứ nhất, xem xét, hướng dẫn các tiêu chí xác định cụ thể để phân biệt giữa hệ thống điện mặt trời mái nhà và hệ thống điện mặt trời nối lưới, tạo điều kiện thuận lợi trong việc xác định giá mua bán điện đối với các hệ thống điện mặt trời theo đúng Quyết định 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ hai, các hệ thống điện mặt trời công suất đến 1MW, đấu nối vào cấp điện áp dưới 3 kV, có các tấm pin mặt trời lắp trên hệ thống khung giá đỡ (có mái hoặc không có mái), lắp đặt một phần trên mái nhà, một phần trên đất; các hệ thống điện mặt trời lắp trên mái nhà xưởng trong khu công nghiệp vừa mua điện của EVN để sử dụng vừa bán điện lên lưới của EVN qua máy biến áp 110kV được ghi nhận là điện mặt trời mái nhà để khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển điện mặt trời mái nhà và EVN sẽ thực hiện ký hợp đồng, thanh toán tiền mua điện cho các chủ đầu tư theo Quyết định 13/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ ba, mô hình trang trại nông nghiệp kết hợp điện mặt trời với công suất ≤ 1MW thì được công nhận là điện mặt trời mái nhà.
Thứ tư, đối với các trường hợp trang trại nông nghiệp có lắp đặt điện mặt trời với tổng công suất > 1MW, đề nghị Bộ Công Thương hướng dẫn thủ tục, trình tự thực hiện lắp đặt, thoả thuận đấu nối, nghiệm thu an toàn, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.
Thứ năm, cho phép Tổng công ty Điện lực/Công ty Điện lực chỉ thỏa thuận đấu nối và ký hợp đồng mua bán điện đối với các hệ thống điện mặt trời mái nhà mà không gây quá tải trạm biến áp 110kV khu vực.
Thứ sáu, bổ sung quy định yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà đấu nối lưới điện trung áp trong các Thông tư 39/2015/TT-BCT và Thông tư 30/2019/TT-BCT cho phù hợp với thực tế, đảm bảo khả thi cho các chủ đầu tư.
Cuối cùng, chỉ đạo các Sở Công thương thống nhất quy định, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các nhà đầu tư tham gia lắp đặt điện mặt trời mái nhà.
Sản lượng điện mặt trời tăng mạnh
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.