Tiêu điểm
Quy định vô lý, ngành nông nghiệp mong sửa luật
Ngành nông nghiệp đang bị kìm hãm bởi nhiều quy định vô lý làm tăng chi phí sản xuất, chi phí tuân thủ, gây thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp.

100% lô hàng nhập khẩu thức ăn chăn nuôi phải có chứng nhận hợp quy là quy định gây khó cho Công ty TNHH De Heus cũng như nhiều doanh nghiệp ngành chăn nuôi suốt nhiều năm nay.
Ông Trần Văn Học, Ban đối ngoại De Heus, cho biết, với quy định này, thức ăn chăn nuôi nhập khẩu phải chờ 7 – 10 ngày mới được đưa về nhà máy để chế biến, gây tốn nhiều thời gian và đội chi phí của doanh nghiệp.
Chung “số phận” phải công bố chứng nhận hợp quy là ngành sản xuất thuốc thú y. Bà Nguyễn Thị Hương, Phó chủ tịch Hội Thú y Việt Nam, cho biết, tại hơn 40 thị trường xuất khẩu thuốc thú y Việt Nam, không có thị trường nào đòi hỏi doanh nghiệp phải chứng nhận công bố hợp quy.
Do đó, quy định hợp quy không cần thiết và làm giảm năng lực cạnh tranh của ngành thuốc thú y với các đối thủ tại thị trường quốc tế.
Các hiệp hội về chăn nuôi đã nhiều lần gửi đơn, thư kiến nghị về chứng nhận hợp quy lên các cơ quan quản lý nhà nước. Theo cộng đồng doanh nghiệp, chứng nhận hợp quy có thể mất chi phí hàng triệu đồng với mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi và hàng chục triệu đồng với thuốc thú y.
Doanh nghiệp có bao nhiêu sản phẩm thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi thì mất bấy nhiêu lần tiền, chưa kể cứ mỗi ba năm, hết chu kỳ sản phẩm lại tiếp tục phải tiến hành đánh giá công bố hợp quy một lần nữa.
Trong khi đó, ngành trồng trọt cũng phải chịu nhiều khó khăn do phải tuân thủ quy định pháp lý. Ông Phạm Hồng Sơn, Phó giám đốc Công ty CP Phân lân Ninh Bình, phản ánh, việc cùng một mẫu phân bón nhưng đưa đến các phòng thử nghiệm phân bón khác nhau (đều do Cục Bảo vệ thực vật chỉ định), lại cho ra kết quả khác nhau.
Kết quả thử nghiệm sai lệch lại trở thành căn cứ cho thanh tra ngành nông nghiệp và quản lý thị trường xử phạt hành chính, thậm chí yêu cầu thu hồi sản phẩm, không chỉ gây thiệt hại kinh tế mà còn tổn hại đến uy tín của doanh nghiệp.
Đáng nói, các sản phẩm phân bón cũng thuộc diện phải công bố đánh giá hợp quy, với tổng chi phí có thể lên đến hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Theo ông Sơn, nghịch lý xảy ra khi sản phẩm được đánh giá đạt tiêu chuẩn nhưng đến khi bán ra thị trường, hàng hóa bị phát hiện không đạt chuẩn thì chỉ có mỗi doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm, còn các đơn vị chứng nhận hợp quy lại không phải chịu trách nhiệm gì.
Còn ông Trần Đại Nghĩa, Phó tổng giám đốc Công ty CP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao, nêu ra thực trạng, doanh nghiệp đang phải chờ đến tối thiểu hai năm để khảo nghiệm chất lượng.
Với chừng ấy thời gian, khi doanh nghiệp được phép bán hàng thì nhu cầu thị trường đã thay đổi, hoặc thị phần đã bị chiếm lĩnh bởi nước ngoài.
Ngành nông nghiệp kỳ vọng vào sửa đổi luật
Dự kiến, tháng 5 tới đây, Quốc hội sẽ xem xét thông qua dự thảo Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật.
TS. Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, đánh giá, đây là hai điều luật có tác động sâu rộng, chi phối gần như toàn bộ điều kiện sản xuất, kinh doanh của ngành nông nghiệp.
Hai luật này, với nhiều quy định vô lý đã tồn tại nhiều năm như phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp, gây thiệt hại rất lớn cho toàn ngành nông nghiệp.
“Nhà nước cần khảo sát ý kiến của hiệp hội, doanh nghiệp để sửa đổi hai luật này theo hướng thực tiễn, hiệu quả hơn, qua đó nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của ngành nông nghiệp”, ông Dương nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Trí Ngọc, Phó chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, kiến nghị sửa đổi hai luật trên theo hướng cho phép doanh nghiệp tự xây dựng cơ sở dữ liệu, tự công bố chất lượng sản phẩm và tự chịu trách nhiệm với các thông tin này.
Cơ quan quản lý nhà nước chỉ thanh tra, kiểm tra chứ không cần thiết phải áp dụng các quy định quản lý bắt buộc như công bố đánh giá hợp quy.
Trước đó, nhiều hiệp hội ngành nông nghiệp đã gửi thư tới Tổng bí thư Tô Lâm, đề xuất một số giải pháp sửa đổi hiệu quả Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật.
Trong đó, các hiệp hội đề nghị bỏ quy định hợp quy, đồng thời ghép hai luật thành một để tránh sự chồng chéo, trùng lặp gây vướng cho doanh nghiệp.
Đồng thời, đề nghị kiểm soát chặt danh mục hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (hàng hóa nhóm 2) để tránh hiện tượng bộ, ngành lạm dụng liệt kê hàng hóa nhóm 2 để quản lý, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân
Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Khát vọng của khối kinh tế tư nhân và ngọn lửa tự hào tiếp nối
Hình ảnh ngọn lửa thiêng được xin từ Đền Hùng (Phú Thọ) truyền đến tay Phó chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Vinh và Phó chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang, thắp sáng trên đài đuốc tại sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, là những giây phút xúc động và tự hào với 15.000 người có mặt.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Doanh nghiệp điện tái tạo: 'Người vui, kẻ buồn' với khung giá điện 2025
Không ít doanh nghiệp đang trao gửi niềm tin vào việc tháo gỡ các dự án điện tái tạo gặp vướng mắc cũng như dư địa mở ra từ Quy hoạch điện VIII và khung giá điện 2025.
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội chỉ tiến không lùi
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.
Hóa dầu Long Sơn tiếp tục thổi bay nghìn tỷ lợi nhuận của SCG
Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.