Quy hoạch tổng thể quốc gia mang lại ‘4 mới’

Nhật Hạ Thứ năm, 20/04/2023 - 15:55

Tư duy mới - Tầm nhìn mới - Cơ hội mới - Giá trị mới là ‘4 mới’ mà quy hoạch tổng thể quốc gia hướng đến nhằm kiến tạo động lực, không gian phát triển, bảo đảm tính kết nối đồng bộ giữa quy hoạch cấp quốc gia với quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của đất nước để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bao trùm và bền vững.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam xây dựng quy hoạch tổng thể quốc gia, vừa mang tính tổng thể, vừa mang tính chiến lược, bao trùm mọi lĩnh vực kinh tế xã hội và được lập cho 10 năm. Trước đây chỉ có chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước.

Do đó, việc quy hoạch tổng thể quốc gia được Quốc hội thông qua mới đây là một bước quan trọng và có thể được đúc kết lại trong 12 chữ “Tư duy mới - Tầm nhìn mới - Cơ hội mới - Giá trị mới”, Thủ tướng nhấn mạnh tại hội nghị công bố quy hoạch tổng thể quốc gia (QHTTQG) ngày 20/4.

Theo ông, quy hoạch này là căn cứ pháp lý, công cụ quan trọng giúp Nhà nước hoạch định, kiến tạo động lực, không gian phát triển, bảo đảm tính kết nối đồng bộ giữa quy hoạch cấp quốc gia với quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của đất nước để phát triển kinh tế xã hội nhanh, bao trùm và bền vững

Hay nói cách khác QHTTQG là căn cứ để lập quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch các địa phương.

Đồng thời đẩy nhanh việc thực hiện đột phá chiến lược về phát triển hạ tầng; đồng thời loại bỏ các quy hoạch chồng chéo, cản trở phát triển, gây khó khăn cho việc huy động các nguồn lực của doanh nghiệp và người dân, phát huy tối đa các nguồn lực trong hoạt động đầu tư và phát triển của cả đất nước, của từng vùng và từng địa phương với tầm nhìn dài hạn, tổng thể.

Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các cấp, ngành ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện có hiệu quả QHTTQG, nhất là tập trung nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án quan trọng quốc gia; đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án quan trọng quốc gia đã có chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư; làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư để triển khai các dự án theo Nghị quyết số 81/2023/QH15 phải đảm bảo các nguyên tắc:

Thứ nhất, đảm bảo tính đồng bộ, liên kết, thống nhất, không chồng lấn, mâu thuẫn giữa các chương trình, dự án của các ngành, các địa phương. Phân bổ nguồn lực có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với khả năng huy động nguồn vốn.

Thứ hai, ưu tiên vốn đầu tư công cho các dự án hạ tầng kỹ thuật quy mô lớn mang tính liên vùng, liên tỉnh kết nối các vùng động lực quốc gia, các hành lang kinh tế; các công trình có sức lan tỏa cao, giải quyết nhu cầu thiết yếu, các nút thắt của vùng, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao. Phát huy vai trò dẫn dắt của vốn đầu tư công để kích hoạt, huy động, thu hút mọi nguồn lực xã hội, nhất là nguồn lực tư nhân tham gia các công trình đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Thứ ba, ưu tiên nguồn lực triển khai các chương trình về giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học có tính liên vùng góp phần giải quyết an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn, tôn tạo và phát triển bản sắc văn hóa đa dạng, đặc sắc.

Quy hoạch tổng thể quốc gia mang lại ‘4 mới’
Thủ tướng Phạm Minh Chính tại hội nghị ngày 20/4. Ảnh: Nhật Bắc

Về cơ chế, chính sách, Thủ tướng yêu cầu xây dựng theo hướng tăng cường phân cấp huy động, sử dụng nguồn lực đầu tư ở Trung ương và địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương cùng đầu tư ngân sách vào các hạ tầng dùng chung, hạ tầng liên kết vùng, các công trình hạ tầng kết nối giữa các trung tâm phát triển của địa phương với hệ thống hạ tầng quốc gia.

Bên cạnh đó cần cơ chế, chính sách phát triển các vùng động lực, phát triển các hành lang kinh tế ưu tiên; cơ chế, chính sách ưu đãi, đầu tư và khai thác có hiệu quả các khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, các trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.

Các cấp, ngành xây dựng chính sách hỗ trợ, nâng cao năng lực cơ sở đào tạo các ngành ưu tiên gắn với ứng dụng công nghệ tiên tiến, các ngành khoa học nền tảng cho phát triển khoa học, công nghệ; chính sách ưu đãi để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành ưu tiên trong các vùng động lực.

Ngân sách nhà nước đối với đất đai, tài sản, tài nguyên; cơ chế khai thác nguồn lực từ đất đai cho phát triển. Tăng cường nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất theo quy hoạch và tại các khu vực phát triển đô thị để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị. Xây dựng cơ chế, chính sách về khuyến khích đầu tư giảm phát thải trong các ngành, lĩnh vực, tập trung cho phát triển xanh, bền vững.

Cơ chế, chính sách về văn hoá cần được hoàn thiện. Chăm lo phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tạo sinh kế, việc làm, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, hải đảo; hoàn thiện cơ thiện cơ chế, chính sách phát triển nền báo chí, truyền thông.

Về thu hút đầu tư phát triển, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch và hiệu quả. Hoàn thiện khung khổ luật pháp, chính sách phát triển các loại thị trường vốn, nhất là thị trường chứng khoán, thị trường vốn đầu tư mạo hiểm, thị trường bất động sản, huy động nguồn vốn đầu tư, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

Đổi mới mạnh mẽ chính sách và cách thức thu hút đầu tư nước ngoài và chuẩn bị đồng bộ các điều kiện như hạ tầng, thể chế, nhân lực... và bố trí không gian phát triển để thu hút nguồn lực, tăng hiệu quả đầu tư nước ngoài phục vụ cho các mục tiêu phát triển.

Huy động vốn vay nước ngoài với lãi suất ưu đãi, phù hợp để ưu tiên đầu tư cho các dự án trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng gắn với phát triển bền vững, có hiệu ứng lan tỏa như hạ tầng giao thông, thích ứng với biến đổi khí hậu, năng lượng sạch, nhằm hỗ trợ chuyển đổi năng lượng, nâng cao chất lượng môi trường, phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn.

Thu hút các doanh nghiệp lớn có uy tín, năng lực tài chính, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, hệ thống quản lý hiện đại, các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới đầu tư vào các vùng động lực, hình thành những cụm liên kết ngành, tạo sức lan tỏa lớn, thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế trong nước.

Về phát triển nguồn nhân lực, các cấp, ngành cần tập trung phát triển nguồn nhân lực bền vững, bảo đảm cân đối tổng thể, hài hòa với định hướng phân bố dân cư. Xây dựng chính sách, giải pháp đột phá về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thu hút và sử dụng hiệu quả trí tuệ, nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước ngoài về công tác tại Việt Nam hoặc cộng tác lâu dài với Việt Nam, cán bộ khoa học kỹ thuật làm việc lâu dài tại các vùng khó khăn và phát triển nguồn nhân lực tại các vùng khó khăn, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo.

Về khoa học, công nghệ và môi trường, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên cơ sở nâng cao năng suất, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế và còn dư địa lớn, phù hợp điều kiện, hoàn cảnh và nguồn nhân lực của Việt Nam.

Lựa chọn và tập trung triển khai nghiên cứu ứng dụng phát triển công nghệ cho một số ngành, lĩnh vực then chốt. Ưu tiên triển khai nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới, tập trung ưu tiên phát triển công nghệ có khả năng ứng dụng cao, nhất là công nghệ số, sinh học, trí tuệ nhân tạo, cơ điện tử, tự động hoá, điện tử y sinh, năng lượng, môi trường.

Tăng cường các biện pháp quản lý, cải tạo và phục hồi chất lượng môi trường không khí, nước, đất tại các đô thị lớn, lưu vực sông, biển; quản lý tốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nhựa. Rà soát, kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải lớn; tăng cường các biện pháp phòng ngừa các nguy cơ xảy ra sự cố môi trường; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Về nguồn lực tài chính thực hiện quy hoạch, cần tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nước, bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển theo hướng tăng dần cho chi đầu tư phát triển và giảm dần chi thường xuyên một cách hợp lý. Cơ cấu lại chi đầu tư công theo hướng trọng tâm, trọng điểm và không dàn trải, nâng cao hiệu quả, hiệu lực phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công.

Đẩy nhanh thoái vốn nhà nước, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước không thuộc danh mục mà Nhà nước cần nắm giữ, thực hiện giao, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước, tạo dư địa cho huy động nguồn lực ngoài nhà nước đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Giải quyết dứt điểm tình trạng đầu tư dàn trải.

Về đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường hợp tác với các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế, tổ chức tài chính, cơ quan tài trợ để huy động nguồn lực tài chính cho các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, dự án hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực để tăng cường kết nối kinh tế trong và ngoài khu vực ASEAN.

Chủ động thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, nhất là tạo điều kiện tiếp cận thuận lợi hơn nữa với các thị trường lớn, quan trọng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Thực hiện hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA), phát huy tối đa lợi ích mà các FTA thế hệ mới mang lại mà Việt Nam là thành viên.

Chủ động và tham gia tích cực các điều ước quốc tế, cơ chế hợp tác song phương, đa phương; thực hiện hiệu quả thỏa thuận quốc tế về biến đổi khí hậu, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về khai thác và sử dụng tài nguyên nước xuyên biên giới.

“Đây là lần đầu tiên, không tránh khỏi những vướng mắc, bất cập, quan trọng nhất là trong quá trình tổ chức thực hiện, chúng ta kịp thời phát hiện những vướng mắc, bất cập, những vấn đề chưa sát với thực tế, chưa có tính khả thi cao, kịp thời điều chỉnh, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Với tinh thần không cầu toàn, không nóng vội, chúng ta cần tổ chức tốt, nghiêm túc QHTTQG có hiệu quả, đảm bảo mục tiêu đề ra”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Trăn trở về quy hoạch

Trăn trở về quy hoạch

Leader talk -  1 năm
Một bản quy hoạch tốt cần có tầm nhìn, định hướng chiến lược rõ ràng và quan trọng nhất là mang lại giá trị, lợi ích cho người dân, cộng đồng và xã hội.
Trăn trở về quy hoạch

Trăn trở về quy hoạch

Leader talk -  1 năm
Một bản quy hoạch tốt cần có tầm nhìn, định hướng chiến lược rõ ràng và quan trọng nhất là mang lại giá trị, lợi ích cho người dân, cộng đồng và xã hội.
Dự án điện gió ngoài khơi 2.000MW tiếp tục chờ quy hoạch

Dự án điện gió ngoài khơi 2.000MW tiếp tục chờ quy hoạch

Tiêu điểm -  1 năm

Ba năm sau khi nghiên cứu, đề xuất, thực hiện 12 tháng đo gió phục vụ dự án điện gió ngoài khơi 2.000MW, Tập đoàn PNE vừa được tỉnh Bình Định thông tin về kế hoạch triển khai thời gian tới.

Quy hoạch bô-xít ‘đè’ rừng phòng hộ

Quy hoạch bô-xít ‘đè’ rừng phòng hộ

Tiêu điểm -  1 năm

Hàng nghìn ha ở Lâm Đồng được kiến nghị loại bỏ khỏi quy hoạch bô-xít do chồng lấn với rừng tự nhiên, rừng phòng hộ cũng như ảnh hưởng tới các quy hoạch khác.

Bình Định và khát vọng quy hoạch 'thung lũng Silicon' Việt Nam

Bình Định và khát vọng quy hoạch 'thung lũng Silicon' Việt Nam

Bất động sản -  1 năm

Trong những năm gần đây, Bình Định trở thành điểm đến ấn tượng với các công ty công nghệ cao, cũng như các nhà khoa học, kỹ sư công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI)…

Quy hoạch 30 sân bay

Quy hoạch 30 sân bay

Tiêu điểm -  1 năm

Các cảng hàng không, sân bay thời kỳ 2021-2030 được quy hoạch theo mô hình trục nan với 2 đầu mối chính tại khu vực Thủ đô Hà Nội và khu vực TP.HCM, hình thành 30 cảng hàng không.

Khu kinh tế đêm giữa rừng thông Măng Đen có gì đặc biệt?

Khu kinh tế đêm giữa rừng thông Măng Đen có gì đặc biệt?

Ống kính -  41 phút

Khu kinh tế đêm là địa điểm mới không thể bỏ qua khi du khách đến với Măng Đen.

Nhiều quỹ lớn ở Trung Đông sắp mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Nhiều quỹ lớn ở Trung Đông sắp mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Tiêu điểm -  59 phút

Lãnh đạo QIA, SALIC cho biết sẽ cử đoàn công tác tới Việt Nam để xúc tiến đầu tư tại các dự án cụ thể, đặc biệt ở lĩnh vực hạ tầng chiến lược.

Thủ tướng kêu gọi không chính trị hoá đầu tư phát triển

Thủ tướng kêu gọi không chính trị hoá đầu tư phát triển

Tiêu điểm -  1 giờ

Tại hội nghị FII, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các đối tác đầu tư bền vững, không chính trị hóa, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và hợp tác dài lâu.

Tổng giám đốc VTV Lê Ngọc Quang làm Bí thư Quảng Bình

Tổng giám đốc VTV Lê Ngọc Quang làm Bí thư Quảng Bình

Tiêu điểm -  1 giờ

Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Lê Ngọc Quang được Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư tỉnh ủy Quảng Bình, nhiệm kỳ 2020-2025.

Giá bất động sản thủ đô tăng 'phi mã', đâu là điểm sáng?

Giá bất động sản thủ đô tăng 'phi mã', đâu là điểm sáng?

Bất động sản -  1 giờ

Bất động sản Hà Nội tăng trưởng quá nóng và giá trị đầu tư vượt mức, xu hướng dịch chuyển vốn sang các thị trường tỉnh đang trở nên rõ nét hơn bao giờ hết.

Ông Hoàng Nam Tiến: Lãnh đạo tương lai phải làm chủ AI

Ông Hoàng Nam Tiến: Lãnh đạo tương lai phải làm chủ AI

Diễn đàn quản trị -  14 giờ

Ông Hoàng Nam Tiến tin rằng, trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI), nếu thế hệ sinh viên không khai phá tiềm năng sẽ dễ dàng rơi vào nhóm 90% người bình thường.

Giới trẻ tặng nhau sữa trái cây Mãng Cầu cho ngày mới đầy năng lượng

Giới trẻ tặng nhau sữa trái cây Mãng Cầu cho ngày mới đầy năng lượng

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

Không chỉ là thức uống thơm ngon, dinh dưỡng, mỗi chai nước uống sữa trái cây mãng cầu còn là món quà ý nghĩa mà giới trẻ dành tặng nhau, thể hiện sự quan tâm và sẻ chia nguồn năng lượng tích cực.