Tiêu điểm
Nông sản xuất khẩu sang EU thêm rào cản mới
Nông sản xuất khẩu sang EU có thể sẽ gặp khó khăn do đề xuất giảm mức dư lượng thuốc diệt nấm cho phép trên các sản phẩm rau quả.

Theo Công văn số 393 của Văn phòng SPS Việt Nam gửi Cục Bảo vệ thực vật, Cục Thú y và một số đơn vị liên quan, EU đang lấy ý kiến các thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đối với dự thảo quy định lại mức dư lượng cho phép của một số hoạt chất.
Theo đó, dư lượng cho phép đối với thuốc diệt nấm zoxamide được phía EU đề xuất giảm xuống còn 0,01ppm đối với một số nông sản xuất khẩu. Mức này thấp hơn rất nhiều so với dư lượng cho phép tính đến hiện tại của một số sản phẩm rau quả.
Chẳng hạn, hiện nay cà phê và trà đang có mức dư lượng zoxamide cho phép là 0,05ppm, đậu bắp là 0,02ppm. Đặc biệt phải chú ý là rau diếp, xà lách, cải bó xôi đang được áp mức dư lượng cho phép là 30ppm, tức là cao gấp 3 nghìn lần so với đề xuất mới của EU.
Zoxamide là hóa chất được sử dụng để diệt và kiểm soát nhiều loại nấm gây bệnh trên cây trồng. Loại chất này không có độc tính đáng kể gây nguy hại sức khỏe nhưng có khả năng gây mẫn cảm trên da hoặc đường hô hấp.
Bên cạnh zoxamide, chất diệt rệp acetamiprid, chất diệt nấm penconazole và chất diệt nấm fenbuconazole cũng nằm trong danh sách điều chỉnh giảm dư lượng cho phép, tác động tới một số loại nông sản xuất khẩu như gạo, cà phê, mật ong, hạt tiêu, chuối nhưng ở biên độ nhỏ hơn.
Dự kiến, phía EU sẽ áp dụng mức dư lượng cho phép mới đối với nông sản xuất khẩu sang thị trường này từ tháng 2/2025, tức là các nhà sản xuất, xuất khẩu nông sản Việt Nam có khoảng sáu tháng để chuẩn bị.
Văn phòng SPS Việt Nam khuyến cáo các đơn vị liên quan nghiên cứu, góp ý cũng như thông báo cho các tổ chức, đơn vị và cá nhân để có biện pháp giảm thiểu rủi ro đối với nông sản xuất khẩu.
Thực tế, EU cũng như một số thị trường lớn khác trên thế giới đã và đang liên tục cập nhật, thay đổi tiêu chuẩn kỹ thuật đối với nhiều hàng hóa nhập khẩu, tạo ra sức ép không nhỏ cho doanh nghiệp.
Khó tuân thủ những quy định mới khiến Việt Nam ghi nhận sự gia tăng bất thường về số lượng cảnh báo từ EU, lên đến 57 lượt cảnh báo trong nửa đầu năm 2024, tăng 80% so với cùng kỳ.
Một số loại nông sản như thanh long, ớt, đậu bắp, sầu riêng đang phải chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt hơn từ phía EU, gây sức ép và giảm năng lực cạnh tranh của nông sản Việt.
Ông Ngô Xuân Nam, Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia phát triển cũng thường xuyên nhận cảnh báo về tiêu chuẩn chất lượng từ phía EU.
Để tránh thực trạng này, ông Nam đề xuất các đơn vị sản xuất, xuất khẩu nông sản có sự chủ động trong việc kiểm soát dư lượng các chất bị cảnh báo.
Bên cạnh đó, các hiệp hội ngành hàng cần phát huy vai trò trong việc thông báo, phổ biến quy định mới cho hội viên để lên kế hoạch ứng phó thích hợp.
Nông sản xuất siêu hơn 8 tỷ USD
Hướng đi cho nông nghiệp tuần hoàn
Nông nghiệp tuần hoàn không chỉ giúp Việt Nam giảm phát thải khí nhà kính mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế, bảo vệ sức khỏe con người và hệ sinh thái.
‘Nông nghiệp có tội tình gì’?
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng giúp Việt Nam xóa đói, giảm nghèo, đến nay vẫn là bệ đỡ cho nền kinh tế, là nền tảng duy trì an ninh lương thực trong nước và khu vực.
Để nông sản mùa vụ không còn ‘được mùa mất giá’
Các loại nông sản, trái cây theo mùa như bơ, vải, thanh long, sầu riêng thường gặp rủi ro “được mùa mất giá” khi vào vụ thu hoạch do cung tăng ồ ạt, thiếu phương án thị trường cũng như chế biến.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở
Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.