Rau quả đứng trước nguy cơ đánh mất thị trường

Phạm Sơn Thứ ba, 24/08/2021 - 16:35

Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, hiện tượng hàng nông sản xuất khẩu bị từ chối với lý do “nhiễm Covid-19” đã xảy ra, tuy chưa phổ biến nhưng tiềm ẩn nguy cơ có thể khiến nông sản bị tẩy chay, đánh mất thị trường xuất khẩu.

Nông sản khó tiêu thụ do dịch bệnh. Ảnh: Báo giao thông.

Giãn cách tại 19 tỉnh thành phía Nam khiến chuỗi cung ứng nông sản rơi vào tình trạng bế tắc. Thiếu nhân công thu hái, thiếu thương lái thu mua, một số lượng lớn nông sản của người nông dân đứng trước nguy cơ phải đổ bỏ vì không thể tiêu thụ.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) cho biết, hiện nay có khoảng 50 – 60% doanh nghiệp thuộc hiệp hội bắt buộc phải tạm ngừng hoạt động vì không đủ chi phí vận hành. 

Số còn lại đang áp dụng giải pháp 3 tại chỗ, tuy nhiên chỉ hoạt động được 20 - 40% công suất so với trước khi thực hiện lệnh giãn cách xã hội. Chi phí thực hiện giải pháp 3 tại chỗ cũng gây ra áp lực lớn đối với doanh nghiệp.

Cùng với đó, hoạt động xuất khẩu rau củ quả cũng gặp nhiều khó khăn khi thị trường Trung Quốc xiết chặt những quy định giao nhận hàng hóa. Theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, kể từ ngày 18/8, Trung Quốc áp dụng quy trình giao nhận hàng hóa mới tại cửa khẩu Tân Thanh, không cho phép lái xe, chủ hàng người Việt đi qua cửa khẩu mà phải giao xe cho lái xe người Trung Quốc.

Quy định này làm phát sinh thêm thời gian, gây đội chi phí cũng như ảnh hưởng đến chất lượng nông sản. Đối với các thị trường khác, giá tàu biển tăng cao cùng tình trạng thiếu container vẫn xảy ra và dự kiến sẽ còn kéo dài, cản trở hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyên cho biết, doanh nghiệp rau củ quả hiện nay hầu như đang phải chịu lỗ, chỉ cố gắng duy trì hoạt động, cố gắng đảm bảo thu nhập và đời sống cho người lao động.

Nguy cơ đánh mất thị trường

Thời gian qua, các bộ, ngành và địa phương đã cùng vào cuộc để tháo gỡ khó khăn cho lưu thông nông sản, với những biện pháp như tạo luồng xanh, một cung đường hai điểm đến, ứng dụng thương mại điện tử…

Từ đầu tháng 8, Tổ công tác 970 của Bộ Nông nghiệp cùng một số hiệp hội ngành hàng đã đề xuất tiêm vắc xin cho lao động trong ngành nông nghiệp để sớm ổn định hoạt động. Tuy nhiên, theo ông Nguyên, tỷ lệ tiêm vắc xin trong các doanh nghiệp rau quả vẫn còn thấp.

Cụ thể, chỉ có các lao động đang duy trì làm việc được tiến hành tiêm vắc xin, tức là chỉ khoảng 20 – 30% lực lượng lao động của ngành. Ở các doanh nghiệp, trong nhóm lao động này, tỷ lệ tiêm chủng có nơi chỉ đạt 20 – 50%. Đặc biệt, nhóm lao động làm công tác thu hái, đóng gói, vận chuyển rau củ quả có tỷ lệ tiêm rất ít.

Tổng thư ký Vinafruit cảnh báo, việc chậm triển khai tiêm chủng vắc xin cho lao động trong chuỗi cung ứng có thể khiến ngành rau củ quả nói riêng và nông sản nói chung đánh mất đi thị trường, khi “các nước họ bảo nông sản mình “dính” Covid-19, từ chối nhận hàng”.

“Sự việc này đã xảy ra với một số ít loại nông sản của Việt Nam và một số nước khác như Thái Lan, tuy chỉ xảy ra cục bộ nhưng có thể là nguy cơ về lâu dài”, ông Nguyên cho biết.

Bên cạnh đó, việc tạm ngừng hoạt động, hoạt động với công suất thấp khiến doanh nghiệp không thể thực hiện đúng hợp đồng đã ký với đối tác, cũng tiềm ẩn rủi ro đánh mất thị trường.

Ông Nguyên cho biết, với tình hình hiện nay, chỉ có thể trông chờ vào việc khống chế được dịch bệnh thì công tác sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mới có thể quay trở lại quỹ đạo. Tuy nhiên, kể cả sau khi khống chế thành công dịch bệnh, phải mất 1 – 2 tháng, người lao động mới có thể đi làm trở lại như trước khi bùng phát dịch.

Bộ Công thương vừa qua đã ban hành văn bản đề nghị doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc chuyển sang hình thức chính ngạch, phối hợp với đối tác mua hàng để phân loại, đóng gói, sử dụng nhãn mác phù hợp, đáp ứng các quy định của thị trường.
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cũng gửi công thư tới Bộ Thương mại Trung Quốc và Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam đề nghị tạo điều kiện thuận lợi cho thông quan xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Trao quyền cho các nữ doanh nhân Việt

Trao quyền cho các nữ doanh nhân Việt

Tiêu điểm -  5 giờ

Việt Nam có tới 20% các doanh nghiệp do nữ làm chủ, nhưng các nữ doanh nhân vẫn phải đối mặt với nỗi lo thiếu vốn, công nghệ và năng lực quản trị.

Chính phủ đề xuất tăng mức phạt hành chính, mở rộng quyền xử lý vi phạm

Chính phủ đề xuất tăng mức phạt hành chính, mở rộng quyền xử lý vi phạm

Tiêu điểm -  5 giờ

Dự luật sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính tăng mức phạt tại các thành phố lớn, mở rộng phạm vi áp dụng, bổ sung lĩnh vực mới và trao thêm thẩm quyền cho lực lượng cấp xã.

Đề xuất 5 nhóm giải pháp hỗ trợ kinh tế tư nhân

Đề xuất 5 nhóm giải pháp hỗ trợ kinh tế tư nhân

Tiêu điểm -  5 giờ

Chính phủ đề xuất 5 nhóm giải pháp gồm cải thiện môi trường kinh doanh, vốn, đất đai... nhằm tháo gỡ nút thắt, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh và bền vững.

Bàn cơ chế đặc thù mới cho Hải Phòng

Bàn cơ chế đặc thù mới cho Hải Phòng

Tiêu điểm -  7 giờ

Chính phủ vừa báo cáo Quốc hội một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Hải Phòng với nhiều nội dung đột phá về quản lý cũng như mức độ phân quyền.

Việt Nam thúc đẩy hợp tác công nghệ cao với Intel và Meta

Việt Nam thúc đẩy hợp tác công nghệ cao với Intel và Meta

Tiêu điểm -  8 giờ

Đoàn công tác của Bộ Tài chính làm việc với Tập đoàn Intel và Tập đoàn Meta tại Hoa Kỳ, thảo luận tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ cao.

Dòng tiền đầu tư dịch chuyển ra vùng ven sau cơn sốt giá đất ở Hà Nội

Dòng tiền đầu tư dịch chuyển ra vùng ven sau cơn sốt giá đất ở Hà Nội

Bất động sản -  4 giờ

Nguồn tiền đầu tư bất động sản đang có xu hướng di chuyển sang các tỉnh lân cận sau cơn sốt giá chung cư Hà Nội.

Trao quyền cho các nữ doanh nhân Việt

Trao quyền cho các nữ doanh nhân Việt

Tiêu điểm -  5 giờ

Việt Nam có tới 20% các doanh nghiệp do nữ làm chủ, nhưng các nữ doanh nhân vẫn phải đối mặt với nỗi lo thiếu vốn, công nghệ và năng lực quản trị.

Triển lãm Giảng Võ: Nơi quá khứ vang vọng và tương lai cất cánh

Triển lãm Giảng Võ: Nơi quá khứ vang vọng và tương lai cất cánh

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Triển lãm Giảng Võ từng là biểu tượng của một thời kỳ kinh tế - văn hóa sôi động, nơi Hà Nội mở cánh cửa đầu tiên để giao thương với thế giới. Khi quá khứ vàng son khép lại, trên nền di sản cũ, người Hà Nội đang trông chờ một công trình xứng tầm với vị thế của Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới.

Chính phủ đề xuất tăng mức phạt hành chính, mở rộng quyền xử lý vi phạm

Chính phủ đề xuất tăng mức phạt hành chính, mở rộng quyền xử lý vi phạm

Tiêu điểm -  5 giờ

Dự luật sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính tăng mức phạt tại các thành phố lớn, mở rộng phạm vi áp dụng, bổ sung lĩnh vực mới và trao thêm thẩm quyền cho lực lượng cấp xã.

Nhu cầu chuyển tiền quốc tế tăng cao, chọn kênh nào để lợi đơn, lợi kép

Nhu cầu chuyển tiền quốc tế tăng cao, chọn kênh nào để lợi đơn, lợi kép

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Đáp ứng nhu cầu chuyển tiền quốc tế ngày càng tăng, Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) triển khai chương trình miễn 100% phí chuyển tiền quốc tế cho khách hàng cá nhân, giúp khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí và an tâm kết nối tài chính xuyên biên giới.

Đề xuất 5 nhóm giải pháp hỗ trợ kinh tế tư nhân

Đề xuất 5 nhóm giải pháp hỗ trợ kinh tế tư nhân

Tiêu điểm -  5 giờ

Chính phủ đề xuất 5 nhóm giải pháp gồm cải thiện môi trường kinh doanh, vốn, đất đai... nhằm tháo gỡ nút thắt, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh và bền vững.

Bàn cơ chế đặc thù mới cho Hải Phòng

Bàn cơ chế đặc thù mới cho Hải Phòng

Tiêu điểm -  7 giờ

Chính phủ vừa báo cáo Quốc hội một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Hải Phòng với nhiều nội dung đột phá về quản lý cũng như mức độ phân quyền.

Đọc nhiều