Rủi ro an ninh tài chính quốc gia

An Chi Chủ nhật, 05/09/2021 - 11:41

Theo Kiểm toán Nhà nước, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ tăng nhanh đang làm giảm mạnh dư địa cho chi đầu tư phát triển và tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với an ninh tài chính quốc gia.

Hiện các chỉ tiêu an toàn nợ công nằm trong giới hạn cho phép của Quốc hội. Tuy nhiên, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách Nhà nước đang có xu hướng tăng nhanh

Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, dư nợ công đến 31/12/2019 của Việt Nam là 3,3 triệu tỷ đồng, bằng 55% GDP (quy định không quá 65%). Trong đó, nợ Chính phủ 2,9 triệu tỷ đồng, bằng 48% GDP, thấp hơn quy định không quá 54%. 

Hiện các chỉ tiêu an toàn nợ công nằm trong giới hạn cho phép của Quốc hội. Tuy nhiên, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước đang có xu hướng tăng nhanh từ 15,8% năm 2016 lên 18,1% năm 2019. 

Số liệu năm 2019 cho thấy, chi trả nợ lãi là 104.998 tỷ đồng, bằng 1,59 lần chi đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách trung ương.

Áp lực trả nợ đè nặng khách sạn, nhà hàng

Kiểm toán Nhà nước cho rằng, vấn đề này một mặt làm giảm mạnh dư địa cho nhiệm vụ chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên của ngân sách nhà nước, mặt khác tiềm ẩn rủi ro đối với an ninh tài chính quốc gia, có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ số tín nhiệm quốc gia.

Ngoài ra, áp lực cân đối thanh khoản, bố trí nguồn lực ngân sách nhà nước để trả nợ đến hạn, chủ yếu là nợ trái phiếu chính phủ là không nhỏ trong trường hợp không kiềm chế hiệu quả yêu cầu vay vốn để bù đắp cân đối ngân sách trung ương, hoặc không tích cực triển khai nghiệp vụ quản lý nợ chủ động như hoán đổi, mua lại công cụ nợ trước hạn.

Hiệu quả sử dụng vốn vay chưa cao

Bên cạnh vấn đề về nghĩa vụ trả nợ, Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra rằng, hiệu quả sử dụng vốn vay của Chính phủ còn nhiều hạn chế. Tổng số vốn trái phiếu chính phủ năm 2019 đã giải ngân, thanh toán là 42.328 tỷ đồng, bằng 64,1% kế hoạch vốn được sử dụng. Tổng số rút vốn vay nước ngoài của Chính phủ năm 2019 là 52.515 tỷ đồng, chỉ bằng 48% kế hoạch.

Một số hiệp định được ký kết từ các năm trước nhưng chưa thực hiện rút vốn theo kế hoạch giải ngân và Chính phủ vẫn phải trả các khoản phí cam kết, phí quản lý (lũy kế đến 31/12/2019 là 26,5 tỷ đồng). 

Theo Bộ Tài chính, nguyên nhân chậm giải ngân do vướng mắc trong bồi thường giải phóng mặt bằng, dự án khởi công mới mất nhiều thời gian để triển khai các thủ tục lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế, mời thầu, đấu thầu.

Bên cạnh đó, các dự án vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ có nợ quá hạn tồn đọng từ nhiều năm trước. Trong khi đó nhiều dự án không có khả năng trả nợ, một số doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Bộ Tài chính và các cơ quan có thẩm quyền chưa có phương án xử lý cụ thể và làm rõ trách nhiệm của tổ chức tín dụng cho vay lại và doanh nghiệp xử lý vốn vay. 

Đến 31/12/2019, cả nước còn 54 dự án cho vay lại được thực hiện từ trước năm 2010 quá hạn, với dư nợ là 5.122 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn 3.551 tỷ đồng. Đến 15/12/2020 có 08 dự án đã xử lý xong nợ quá hạn 232 tỷ đồng; 04 dự án có nợ quá hạn 590 tỷ đồng đã trình cấp có thẩm quyền để xử lý; 22 dự án có nợ quá hạn 383 tỷ đồng đang xử lý, có khả năng trả nợ; 20 dự án có nợ quá hạn 2.346 tỷ đồng đang xử lý, khó có khả năng trả nợ. 

Ngoài ra, việc theo dõi nợ còn nhiều chênh lệch giữa Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước. Đơn cử như tại Thành phố Hải Phòng, Sở Tài chính theo dõi nợ chính quyền địa phương (phần vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ từ năm 2016 trở về trước) lớn hơn số Kho bạc Nhà nước theo dõi 146 tỷ đồng. 

Việc giao dự toán trả nợ vay tại nhiều địa phương cũng chưa phù hợp với số nợ đến hạn phải trả. Tại tỉnh Phú Thọ, giao dự toán chi trả nợ đầu năm 176 tỷ đồng; nhưng dư nợ phải trả 354,7 tỷ đồng, dẫn đến phải ứng trước nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung năm 2020 để trả nợ Ngân hàng Phát triển 47,5 tỷ đồng. 

Tương tự, tỉnh Trà Vinh cũng dự kiến trả nợ gốc vay đến hạn từ bội thu ngân sách địa phương thấp hơn số nợ đến hạn phải trả 1,1 tỷ đồng. Tỉnh không dự toán vay để trả nợ gốc cũng chưa giảm trừ dự toán chi đầu tư để đảm bảo mức chi trả nợ gốc đến hạn.

Theo Kiểm toán Nhà nước, tỷ lệ giải ngân vốn vay thấp đang làm giảm hiệu quả sử dụng vốn vay. Ví dụ như tại Thành phố Cần Thơ, số vay nợ từ nguồn vay lại của Chính phủ đến 31/12/2019 là 471 tỷ đồng (đã nhận nợ với Bộ Tài chính), địa phương chỉ giải ngân 282,6 tỷ đồng. Tại tỉnh Sóc Trăng, số nhận nợ nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ 22 tỷ đồng, số thực hiện giải ngân (ghi thu ghi chi) 15,7 tỷ đồng. 

Rủi ro nợ công hiện hữu sau đại dịch

Rủi ro nợ công hiện hữu sau đại dịch

Tiêu điểm -  4 năm
Tuy tỷ lệ nợ công trên GDP thấp hơn mức trần do Quốc hội đặt ra, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, rủi ro khủng hoảng nợ công là hoàn toàn hiện hữu, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến thâm hụt ngân sách tăng cao.
Rủi ro nợ công hiện hữu sau đại dịch

Rủi ro nợ công hiện hữu sau đại dịch

Tiêu điểm -  4 năm
Tuy tỷ lệ nợ công trên GDP thấp hơn mức trần do Quốc hội đặt ra, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, rủi ro khủng hoảng nợ công là hoàn toàn hiện hữu, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến thâm hụt ngân sách tăng cao.
Dự thảo kéo dài thời gian cơ cấu nợ bị ảnh hưởng Covid-19

Dự thảo kéo dài thời gian cơ cấu nợ bị ảnh hưởng Covid-19

Tài chính -  3 năm

Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo thông tư kéo dài thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng Covid-19 đến ngày 30/6/2022, kéo dài thêm nửa năm so Thông tư 03.

NHNN dự thảo Luật về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng

NHNN dự thảo Luật về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng

Tài chính -  3 năm

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu, Chính phủ báo cáo và đề xuất với Quốc hội xem xét xây dựng Luật về xử lý nợ xấu của các TCTD theo hướng tiếp tục kế thừa các quy định về xử lý nợ xấu tại Nghị quyết số 42. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung một số quy định mà thực tiễn triển khai trong thời gian qua gặp khó khăn, vướng mắc.

Sàn giao dịch nợ VAMC sắp đi vào hoạt động

Sàn giao dịch nợ VAMC sắp đi vào hoạt động

Tài chính -  3 năm

Hiện VAMC đang hoàn thiện những thủ tục cuối cùng để chính thức khai trương hoạt động của Sàn giao dịch nợ trong thời gian tới.

Kho cảng LNG đang thành món nợ nặng nề

Kho cảng LNG đang thành món nợ nặng nề

Phát triển bền vững -  3 năm

Chi phí bị đội lên, tiến độ bị chậm trễ và tỷ lệ dừng hoạt động cao đang gây trở ngại cho lĩnh vực LNG.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  14 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  18 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  18 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  18 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?