Doanh nghiệp
Rủi ro dịch bệnh có thể đẩy Dabaco trở lại khó khăn
Trong khi mảng kinh doanh cốt lõi vừa phục hồi lại đối mặt với rủi ro từ dịch tả lợn châu Phi, Dabaco còn gặp khó ở dự án BT trị giá 633 tỷ đồng tại TP Bắc Ninh.
Sau gần một tháng được phát hiện tại Hưng Yên, bệnh dịch tả lợn châu Phi đang lan rộng ra nhiều tỉnh thành ở miền Bắc. Dịch bệnh đã khiến giá heo hơi đã giảm mạnh trên cả nước, đặc biệt là tại các tỉnh xảy ra ổ dịch. Trung bình giá heo hơi đã giảm 8.000 – 12.000 đồng/kg, ở quanh mức 38.000 - 42.000 đồng/kg.
Đây là thông tin không mấy khả quan dành cho các công ty kinh doanh trong ngành này như Dabaco, Masan hay CP Việt Nam. Đặc biệt khi các doanh nghiệp này mới chỉ phục hồi trở lại sau cuộc khủng hoảng giá heo năm 2017.
Dabaco một trong những doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi gia súc và bán con giống lớn nhất Việt Nam. Có trụ sở đặt tại Bắc Ninh, dịch tả lợn châu Phi lần này tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của Dabaco.
Khó khăn đang chờ doanh nghiệp này khi hoạt động kinh doanh cốt lõi của Dabaco mới phục hồi trong năm 2018. Năm ngoái, công ty ghi nhận 6.700 tỷ đồng doanh thu thuần và 360 tỷ đồng lợi nhuận ròng trưởng 80% so với cùng kỳ.
Trong đó, doanh thu từ mảng kinh doanh cốt lõi tăng 28,2% và lợi nhuận trước thuế cốt lõi đạt 389 tỷ đồng. Mảng con giống và chăn nuôi chuyển từ lỗ sang sinh lời sau khi giá thịt lợn hơi phục hồi.
Trước đó, trong năm 2017, lợi nhuận sau thuế cả năm của tập đoàn này đã sụt giảm hơn một nửa, chỉ còn hơn 200 tỷ đồng. Mảng kinh doanh cốt lõi báo lỗ trước thuế 107 tỷ đồng.
Các công ty phân tích đánh giá, giá lợn con cai sữa đã tăng so với năm 2017, chỉ những trang trại lớn hoặc có năng lực tài chính mạnh mới có thể vượt qua hoặc tăng đàn lợn nái, do đó khả năng thừa cung thịt lợn như trong năm 2017 là rất thấp.
Nhờ lợi thế về quy mô, Dabaco được đánh giá vẫn sẽ tăng trưởng ổn định nếu giá heo hơi được giữ ở quang mức 42.000 – 43.000 đồng/kg trong năm nay.
Tuy nhiên, Dabaco lại đối mặt với rủi ro về dịch bệnh. Giá heo hơi giảm sâu như hiện nay ảnh hưởng trực tiếp tới kỳ vọng của doanh nghiệp trong quý 1 này. Việc các trang trại không vội vàng vỗ béo lợn để xuất chuồng cũng sẽ ảnh hưởng tới doanh số mảng thức ăn gia súc và con giống của công ty.
Trong khi lĩnh vực kinh doanh cốt lõi đang đối mặt với triển vọng không mấy tích cực, Dabaco còn gặp vướng mắc trong lĩnh vực bất động sản. Cụ thể, từ cuối năm ngoái dự án xây dựng tuyến đường H2 theo tại TP. Bắc Ninh do công ty tham gia thực hiện được yêu cầu kiểm tra về mức cần thiết, tổng mức đầu tư, việc lựa chọn nhà đầu tư và quỹ đất thanh toán.
Đây là một dự án BT, theo đó công ty sẽ xây dựng đoạn đường dài 1,39 km, mặt cắt rộng 100m với tổng giá trị là 633 tỷ đồng. Đổi lại, nhà đầu tư dự án dự kiến được giao một phần dự án khu đô thị Vạn An, diện tích khoảng 36,06 ha và một phần dự án khu đô thị Phong Khê, diện tích khoảng 58,46ha tại thành phố Bắc Ninh.
Đây chỉ là một trong nhiều dự án BT mà Dabaco được chọn để thực hiện tại Bắc Ninh. Tuy vậy phần lớn các dự án này chưa được thực hiện vì nhiều lý do như chưa có đất đối ứng, chưa ký hợp đồng....
Nhiều năm qua, ngoài lĩnh vực nông nghiệp, Dabaco tham gia tích cực vào phát triển các dự án bất động sản tại Bắc Ninh. Công ty là chủ đầu tư một KCN rộng 600ha tại Quế Võ, hay xây dựng các khu đô thị Đền Đô, Vạn An. Đồng thời phát triển các Trung tâm thương mại và một số siêu thị mang thương hiệu Dabaco tại Bắc Ninh.
Tại hai phường Phúc Xuyên và Vạn An của TP. Bắc Ninh, năm ngoái Dabaco cũng được giao khoảng 10 ha đất (chủ yếu là đất nông nghiệp) để thực hiện dự án Cụm công nghiệp và dịch vụ làng nghê Khúc Xuyên.
Theo quy hoạch, dự án này sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng và khu nhà xưởng, kho bãi rộng 6, 2 ha nhằm di chuyển những cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư.
Tuy nhiên, mới đây tỉnh Bắc Ninh đã thu hồi số đất này để giao cho một doanh nghiệp khác thực hiện dự án là Công ty TNHH đầu tư và phát triển cụm côngnghiệp Khúc Xuyên. Hiện Dabaco vẫn là chủ sở hữu của công ty này.
Phần giá trị gia tăng của đất đai khi thực hiện dự án BT nên thuộc về ai?
Thoát bẫy mở rộng, Thế Giới Di Động định hình lại chiến lược kinh doanh
Chiến lược “giảm lượng, tăng chất” được Thế Giới Di Động bắt đầu thực hiện từ năm 2024 đang giúp doanh nghiệp này tăng hiệu suất kinh doanh
Kinh doanh bất động sản bết bát, Danh Khôi rẽ hướng sang nông nghiệp
Danh Khôi lấn sân sang mảng nông nghiệp diễn ra trong bối cảnh công ty liên tục đối mặt với khó khăn về hoạt động kinh doanh và tài chính bất ổn.
Cốt tinh hơn cốt đông, Gelex siết chặt kỷ luật đầu tư
Tổng giám đốc Gelex Nguyễn Văn Tuấn cho biết kỷ luật đầu tư và tỷ suất lợi nhuận sẽ là yếu tố quyết định cho giai đoạn phát triển sắp tới của tập đoàn.
Gelex đẩy mạnh R&D và phát triển thị trường xuất khẩu
Gelex đặt mục tiêu năm nay duy trì tăng trưởng ổn định trong các hoạt động cốt lõi, tìm kiếm cơ hội đầu tư lĩnh vực mới giàu tiềm năng, đồng thời nâng cao năng lực quản trị rủi ro trên toàn hệ thống.
SK Group cân nhắc khoản đầu tư ở Vingroup và Masan
Báo cáo thường niên năm 2024 của SK Group công bố mới đây ghi nhận các khoản đầu tư vào cổ phiếu của Tập đoàn Vingroup vào khoản mục tài sản nắm giữ chờ bán.
Thủ tướng 'lệnh' gỡ vướng dứt điểm 1.533 dự án
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xử lý dứt điểm 1.533 dự án tồn đọng, nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng.
Xuất khẩu tôm lạc quan với mục tiêu 4,5 tỷ USD
Xuất khẩu tôm tăng trưởng mạnh hai tháng đầu năm nhưng ngành tôm tiếp tục đối diện không ít khó khăn.
Chưa có lý do khiến giá bất động sản giảm
Cả nguồn cung và nguồn cầu hiện đang thúc đẩy giá bất động sản tiếp tục tăng.
Trước ngưỡng cửa nâng hạng: Chứng khoán Việt đã cải thiện, song tiêu chuẩn lại cao hơn
Việt Nam đang tiến gần đến cơ hội nâng hạng thị trường chứng khoán từ FTSE Russell. Cải cách mạnh mẽ đã mở đường, nhưng liệu thị trường có đáp ứng được kỳ vọng quốc tế?
Chống lãng phí: Nhìn lại 'mùa đông kéo dài' ở Thủy điện Hồi Xuân
Thủy điện Hồi Xuân chính thức bị ghi tên vào danh sách dự án có dấu hiệu lãng phí sau 15 năm triển khai với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.
Bẫy truyền thông ESG: 'Tẩy xanh, tẩy hồng, tẩy cầu vồng' và cái giá phải trả
Nhiều doanh nghiệp dù không cố ý nhưng đã vô tình vướng phải các cáo buộc tẩy xanh, tẩy hồng và tẩy cầu vồng trong quá trình truyền thông ESG.
Tối ưu chi phí vận hành khách sạn: Bài học thực chiến từ Furama Resort Danang
Tổng giám đốc Furama Resort Danang Nguyễn Đức Quỳnh cho rằng cắt giảm theo nghĩa truyền thống không còn phù hợp để tối ưu chi phí vận hành khách sạn.