Sacombank tiếp tục đấu giá các bất động sản gần 10.000 tỷ đồng

Minh An Thứ năm, 06/09/2018 - 12:21

Bên cạnh một số bất động sản nhà đất, Sacombank tiếp tục đưa ra đấu giá quyền tài sản của Khu công nghiệp Phong Phú, TP.HCM một dự án có liên quan đến ông Trầm Bê với mức khởi điểm 7.600 tỷ đồng.

Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) thông báo sẽ đấu giá 10 bất động sản và 1 dự án khu công nghiệp vào ngày 27/9 tới đây. Một số bất động sản trong đợt đấu giá này đã được ngân hàng đưa ra đấu giá hồi tháng 6 vừa qua nhưng không thành công.

Trong khi đó, dự án khu công nghiệp Phong Phú mới được đưa ra đấu giá nằm tại huyện Bình Chánh, TP.HCM. Theo thông tin đấu giá, dự án này có diện tích 134 ha và chủ đầu tư đã đền bù quỹ đất được 120 ha và nằm trên mặt đường Nguyễn Văn Linh, các Quốc Lộ 1A chỉ 3,7km.

Dự án này do Công ty cổ phần KCN Phong Phú làm chủ đầu tư. Từ năm 2012, từng phần diện tích được đề bù đã được sử dụng để thế chấp tại Ngân hàng Phương Nam. Sau khi ngân hàng này sáp nhập vào Sacombank, các khoản thế chấp trên trở thành tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của nhiều doanh nghiệp và cá nhân tại Sacombank.

Công ty cổ phần KCN Phong Phú là công ty con của Công ty Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCCI), một doanh nghiệp bất động sản gắn liền với ông Trầm Bê. Đầu năm 2012, BCCI đã chuyển nhượng hết 70% cổ phần của mình tại Phong Phú cho Công ty Đầu tư KĐT mới Sài Gòn (Saigon NIC).

Sacombank tiếp tục đấu giá các bất động sản gần 10.000 tỷ đồng

Giá khởi điểm của tài sản này được Sacombank đưa ra là 7.600 tỷ đồng. Tính trung bình mỗi m2 đất khu công nghiệp có thời hạn 50 năm này chỉ có giá 5,6 triệu đồng. Trước đó, năm 2014, khu công nghiệp này được chuyển đổi thành Khu phức hợp công nghệ cao, thay cho mục đích ban đầu là để di dời các nhà máy trong nội đô TP.HCM.

Việc bán đấu giá các tài sản bảo đảm là bất động sản có giá trị lớn để thu về tiền mặt sẽ giúp Sacombank sẽ cải thiện đáng kể chất lượng tài sản trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng vốn đang bị đè nặng bởi khối tài sản có vấn đề chiếm hơn 10% tổng tài sản theo báo cáo gần nhất.

Cụ thể, đến cuối tháng 6, các khoản phải thu, lãi và phí phải thu của ngân hàng lên đến trên 44 nghìn tỷ đồng so với tổng tài sản của ngân hàng là 400 nghìn tỷ đồng. Trong số này, nhiều khoản phải thu đến từ việc vấn trừ nợ, bán tài sản cấn trừ nợ, lãi dự thu đến từ việc sáp nhập với ngân hàng Phương Nam.

Năm ngoái, việc bán các khoản nợ xấu cho VAMC, xử lý tài sản bảo đảm trong đó có các khu công nghiệp Đức Hòa tại Long An có giá trị gần 10 nghìn tỷ đồng đã giúp Sacombank giảm mạnh tỷ lệ nợ xấu về 4,28% từ mức 6,68% năm 2016. Đây cũng là một tài sản liên quan đến ông Trầm Bê, người từng là Phó chủ tịch HĐQT của Sacombank từ năm 2012 đến 2015

Sacombank tiếp tục đấu giá các bất động sản gần 10.000 tỷ đồng 1

Tuy nhiên, báo cáo của Sacombank cho biết ngân hàng chỉ nhận 920 tỷ đồng tiền đặt cọc và 8.280 tỷ đồng còn lại, bên mua tài sản trên được cho phép thanh toán chậm trong vòng 7 năm kể từ ngày ký hợp đồng, ân hạn 2 năm đầu và phí trả chậm là 7,5%/năm.

Như vậy, để xử lý một khoản nợ xấu quy mô lớn trong hoạt động tín dụng, Sacombank đã bán tài sản đảm bảo và ghi nhận thêm một khoản phải thu quy mô lớn khác với thời hạn thu hồi trong 7 năm. Ngân hàng không cho biết danh tính của bên mua khối tài sản này.

Trong khi đó, hồi tháng 3/2018, Công ty Cổ phần Him Lam đã đề xuất điều chỉnh công năng các khu công nghiệp thành phần trong khu công nghiệp Đức Hòa III từ đất công nghiệp sang đất khu dân cư. Đề xuất này đã được các sở, ngành thống nhất chủ trương nhưng đề nghị rà soát lại diện tích, phạm vi điều chỉnh. Dù vậy, phía Sacombank cho biết, Him Lam không phải là bên mua tài sản trên từ Sacombank, công ty này chỉ được thuê làm dịch vụ đối với tài sản này.

Him Lam là công ty bất động sản gắn liền với tên tuổi của ông Dương Công Minh, người đã rời ngân hàng Bưu điện Liên Việt để trở thành chủ tịch của Sacombank và dẫn dắt quá trình tái cấu trúc ngân hàng này từ giữa năm 2017.

Hành trình thần kỳ đưa nợ xấu của Sacombank về 3,3%

Hành trình thần kỳ đưa nợ xấu của Sacombank về 3,3%

Tài chính -  6 năm
Tỷ lệ nợ xấu của Sacombank từ mức báo động gần 7% năm 2016 đã được đưa về sát ngưỡng an toàn 3% chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm.
Hành trình thần kỳ đưa nợ xấu của Sacombank về 3,3%

Hành trình thần kỳ đưa nợ xấu của Sacombank về 3,3%

Tài chính -  6 năm
Tỷ lệ nợ xấu của Sacombank từ mức báo động gần 7% năm 2016 đã được đưa về sát ngưỡng an toàn 3% chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm.
Tăng cường hướng dẫn hộ kinh doanh dùng hóa đơn điện tử

Tăng cường hướng dẫn hộ kinh doanh dùng hóa đơn điện tử

Tài chính -  2 ngày

Thủ tướng giao nhiệm vụ hướng dẫn hộ kinh doanh hiểu rõ lợi ích cũng như trách nhiệm sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là loại hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền.

Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ

Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ

Tài chính -  3 ngày

Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.

Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'

Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'

Tài chính -  3 ngày

Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.

Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo cần cơ chế kiểm soát lạm quyền

Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo cần cơ chế kiểm soát lạm quyền

Tài chính -  3 ngày

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, các nội dung trong dự thảo cơ bản đã được xây dựng một cách đầy đủ và rõ ràng trên cơ sở thực tiễn triển khai thí điểm Nghị quyết 42.

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Tài chính -  4 ngày

Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.

Kinh tế học hài hước

Kinh tế học hài hước

Tủ sách quản trị -  7 giờ

Kinh tế học hài hước mở ra tư duy phân tích dữ liệu phi truyền thống, thiết kế động lực và chiến lược linh hoạt cho nhà quản trị doanh nghiệp.

PVFCCo bắt tay chiến lược PVOil

PVFCCo bắt tay chiến lược PVOil

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

PVFCCo – Phú Mỹ và PVOil sẽ hợp tác toàn diện, đa lĩnh vực nhằm tối ưu hiệu quả khai thác hệ sinh thái hạ tầng và năng lực của hai bên.

MobiFone có tân chủ tịch là Giám đốc Công an Bến Tre

MobiFone có tân chủ tịch là Giám đốc Công an Bến Tre

Hồ sơ quản trị -  7 giờ

Tân chủ tịch MobiFone tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, từng có nhiều năm công tác trong lĩnh vực an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao.

Cơ hội nhận tài trợ 1 triệu USD cho các startup AI

Cơ hội nhận tài trợ 1 triệu USD cho các startup AI

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Giờ đây, các startup AI sẽ có cơ hội được hướng dẫn kỹ thuật, cố vấn chuyên môn, hỗ trợ tiếp cận thị trường khi tham gia AWS Generative AI Accelerator 2025.

Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?

Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?

Doanh nghiệp -  13 giờ

Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.

Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?

Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?

Doanh nghiệp -  15 giờ

Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?

Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná

Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná

Tiêu điểm -  20 giờ

Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.