Doanh nghiệp
Saigonres khát vốn
Bên cạnh nhu cầu vốn triển khai đầu tư trên quỹ đất hiện có, Saigonres cần bổ sung năng lực tài chính để gom thêm các dự án mới.
Nắm trong tay quỹ đất lên đến hàng triệu mét vuông, Tổng công ty CP Địa ốc Sài Gòn (Saigonres) vẫn tiếp tục săn tìm dự án mới.
Để hiện thực hoá kế hoạch đầy tham vọng, Saigonres đã tái khởi động kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua việc phát hành 20 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá chào bán dự kiến 40.000 đồng/cổ phiếu.
Kế hoạch phát hành này được manh nha từ ba năm trước nhưng chưa thực hiện được vì các khó khăn trong và sau đại dịch Covid-19. Mới đây, Saigonres đã xin ý kiến cổ đông về kế hoạch tăng vốn này.
Ban lãnh đạo Saigonres thừa nhận nguồn vốn chủ sở hữu của tổng công ty vẫn còn ở mức thấp so với quy mô hoạt động và số lượng dự án đang làm chủ đầu tư, gây khó khăn trong việc chuẩn bị hồ sơ năng lực để tham gia đấu thầu các dự án tiềm năng sắp tới.
Saigonres hiện có vốn điều lệ 600 tỷ đồng, và năng lực tài chính này kém xa các công ty bất động sản cùng niêm yếu trên sàn giao dịch chứng khoán như Tập đoàn Đất Xanh, Công ty CP Đầu tư Nam Long hay Công ty CP Đầu tư và kinh doanh Nhà Khang Điền.
Trong khi đó, Saigonres đang sở hữu danh mục dự án bất động sản trải dài từ Bắc vào Nam.
Chủ tịch Saigonres Phạm Thu chia sẻ với các cổ đông hồi giữa năm rằng tổng công ty và các công ty thành viên đang thực hiện cũng như đang xin cấp phép 26 dự án, từ thành phố vùng biên Móng Cái đến đảo Phú Quốc, với quỹ đất sạch dự trữ là hơn một triệu mét vuông.
Tại TP.HCM, Saigonres đang triển khai một số dự án chung cư như khu nhà ở Lê Sát - Tân Hương ở quận Tân Phú trên diện tích đất 7.900m2, chung cư Phú Định Riverside 2.104m2.
Danh mục dự án của Saigonres mở rộng sang các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa Vũng Tàu, thậm chí xa hơn như dự án Khu nhà ở Văn Lâm ở Bình Thuận với quy mô 18ha và dự án chung cư cao tầng Mekovi tại Cần Thơ với quy mô 9.478m2.
Tại đảo Phú Quốc, Saigonres có dự án khu đô thị với quy mô 30,8ha và cũng là một trong số ít các công ty bất động sản ở phía Nam vươn ra thị trường miền Bắc với khu dự án khu đô thị sinh thái Việt Xanh có quy mô 49ha tại tỉnh Hoà Bình.
Nhu cầu vốn của Saigonres rất lớn vì tổng mức đầu tư của các dự án này từ vài trăm đến hàng nghìn tỷ đồng. Đơn cử, khu nhà ở Lê Sát - Tân Hương có tổng vốn đầu tư dự kiến 1.400 tỷ đồng hay khu đô thị Việt Xanh có tổng mức đầu tư 1.300 tỷ đồng.
Năm nay, nhu cầu đầu tư dự kiến lên tới 1.645 tỷ đồng trong khi lượng tiền mặt chỉ gần 80 tỷ đồng, chiếm chưa tới 4% tổng tài sản.
Bên cạnh kế hoạch phát hành tăng vốn mới công bố, công ty cho biết sẽ tiếp tục làm việc với các ngân hàng, tổ chức tín dụng để hoàn thiện cơ bản phương án phát hành trái phiếu và tìm kiếm nguồn vốn để phục vụ công tác đầu tư trong năm 2024.
Đồng thời, Saigonres sẽ triển khai kinh doanh các khu đất không thực hiện dự án và các sản phẩm còn lại của các dự án để thu hồi vốn, tích cực đôn đốc thu hồi công nợ từ các đối tác.
Trước đó, để có thêm nguồn vốn kinh doanh, Saigonres đã ký hợp đồng hứa chuyển nhượng/nhận chuyển nhượng đối với dự án An Phú 1 và An Phú 2 với tổng giá trị 609 tỷ đồng.
Đối tác của thương vụ - Tập đoàn Đất Xanh đã thanh toán 274 tỷ đồng và sẽ tiếp tục hoàn thiện hợp đồng chuyển nhượng sau khi đủ điều kiện. Trường hợp hoàn tất và Saigonres không cần đầu tư thêm thì có thể ghi nhận lợi nhuận 300 tỷ đồng.
Bên cạnh nhu cầu vốn triển khai đầu tư trên quỹ đất hiện có, Saigonres cần bổ sung năng lực tài chính để gom thêm các dự án mới.
Đầu tháng 8 vừa qua, liên danh bao gồm Saigonres, Tập đoàn DIC và Hưng Thịnh Incons đã lộ diện là nhà đầu tư duy nhất đăng ký thực hiện dự án khu đô thị Nam Tiến 2 tại thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Dự án có diện tích 35,2ha, tổng mức đầu tư gần 3.825 tỷ đồng.
Saigonres đã dự báo thị trường bất động sản năm nay có khả năng dần phục hồi và sẽ là tiền đề cho chu kỳ phát triển mới.
Với tầm nhìn chuẩn bị đón đầu chu kỳ mới của thị trường, công ty đưa ra các phương án đầu tư theo hướng tích cực đẩy nhanh tiến độ các dự án hiện hữu, đồng thời tiếp tục tìm kiếm đầu tư các dự án mới có tiềm năng thông qua các hình thức đầu tư trực tiếp, nhận chuyển nhượng, hợp tác đầu tư …
Mặc dù lạc quan hơn với triển vọng thị trường bất động sản nhưng kết quả kinh doanh của Saigonres nửa đầu năm nay vẫn lẹt đẹt.
Theo báo cáo tài chính bán niên, Saigonres bất ngờ chuyển từ lãi 2,4 tỷ đồng trong báo cáo tự lập sang “lỗ ngược” 23,4 tỷ đồng sau kiểm toán. Như vậy, hiện Saigonres còn cách rất xa kế hoạch lãi 190 tỷ đồng trong năm tài chính 2024.
Hãng kiểm toán Moore AISC đã điều chỉnh chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gấp rưỡi lên hơn 33 tỷ đồng so với số liệu tự lập. Đồng thời, doanh thu cũng điều chỉnh giảm 21,4% so với trước kiểm toán, về mức hơn 60,2 tỷ đồng.
Saigonres giải trình việc điều chỉnh giảm doanh thu đến từ chuyển nhượng bất động sản, khoản thu này sẽ được chuyển sang ghi nhận vào kỳ sau khi đủ điều kiện ghi nhận và đồng thời phải trích lập dự phòng phải thu theo đề nghị của kiểm toán.
Thêm nữa, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng chủ yếu do công ty bất ngờ trích lập dự phòng 10,8 tỷ đồng liên quan phải thu về cho vay ngắn hạn tại Công ty CP Điện máy TP.HCM, vốn đã quá hạn từ sáu tháng đến một năm.
Saigonres Group đặt mục tiêu doanh thu 1.185 tỷ đồng
5 vụ kiện bạc tỷ của SaigonRes
Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn bị chôn vốn hàng trăm tỷ đồng do đã đặt cọc trước để mua đất, góp vốn đầu tư hoặc cho vay và vẫn đang trong quá trình kiện tụng để đòi lại tiền.
Saigonres nỗ lực tìm kiếm các dự án mới có pháp lý rõ ràng
Năm 2019, Saigonres mang về hơn 90 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế và tiến hành chia cổ tức bằng tiền mặt với tỉ lệ 15%, tương đương với số tiền 68,3 tỷ đồng vào quý IV/2020.
Saigonres Group đặt mục tiêu doanh thu 1.185 tỷ đồng
Vừa qua, Saigonres Group tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm tài chính 2021 đế báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2021 và đưa ra phương hương hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022.
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.