Đầu tư

Samsung đẩy mạnh phát triển logistics tại Việt Nam

Thiên Hương Thứ tư, 02/08/2017 - 10:42

Hợp tác giữa Samsung và MP Logistics gần đây đang làm nóng thị trường logistics Việt Nam.

Ảnh: Retail News Asia

Samsung SDS, công ty con của Tập đoàn Samsung, mới đây đã liên doanh với công ty MP Logistics với mục tiêu mở rộng hoạt động logistics tại Việt Nam. 

“Thị trường logistics tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 15-20% do sự thúc đẩy giao thương qua các hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU),” một lãnh đạo cấp cao của Samsung SDS nhận định.

Công Hàn Quốc mong muốn hợp tác này sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh tại thị trường logistics dựa trên CNTT tại Việt Nam cũng như các dịch vụ vận tải khác trong hàng tiêu dùng và thực phẩm.

Đây được coi là bước tiếp theo của Samsung trong việc tiếp cận thị trường logistics Việt Nam. 

Vào năm 2016, Samsung SDS đã thành lập một liên doanh với Tập đoàn Aviation Logistics (ALS), một trong những nhà cung cấp dịch vụ logistics hàng không hàng đầu tại Việt Nam. Với liên doanh mới này, Samsung hiện nay có quyền quản lý các ga hàng hóa tại sân bay quốc tế Nội Bài.

Nhờ có quyền quản lý hoạt động tại sân bay lớn này, Samsung có thể đảm bảo thời hạn giao hàng, dần dần hoàn thành chuỗi cung ứng và giảm chi phí hoạt động. 

Sân bay Nội Bài là một cửa ngõ quan trọng để vận chuyển hàng xuất khẩu của Samsung từ hai khu công nghiệp của Samsung tại các tỉnh Bắc Ninh và Thái Nguyên.

MP Logistics hiện nay là một trong những nhà cung cấp dịch vụ logistics hàng không và hàng hải, kho bãi và vận chuyển nội địa lớn nhất tại Việt Nam. Người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành, bà Đặng Thị Minh Phương, thường được nhắc đến với cái tên "Nữ hoàng logistics tại Việt Nam". Hợp tác với MP Logistics được xem là cách tốt nhất để Samsung tham gia thị trường logistics Việt Nam.

Trong bất kỳ nền kinh tế nào, logistics luôn đóng vai trò quan trọng. Ở Việt Nam, tăng trưởng kinh tế dẫn đến việc mở rộng thị trường logistics. Theo thống kê của Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA), hiện nay có trên 1.300 doanh nghiệp logistics hoạt động trong nước, bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các dịch vụ logistics tại Việt Nam hiện nay có giá trị khoảng 20-22 tỷ USD mỗi năm, chiếm khoảng 20,9% GDP của cả nước.

Thị trường logistics phát triển, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã mở rộng kinh doanh tại Việt Nam, như tập đoàn DHL Global, Maersk Logistics (Đan Mạch), APL Logistics (Nhật Bản), Nippon Express (Nhật Bản) và Kerry Logistics (Hong Kong).

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể chiếm ưu thế trong phân khúc vận chuyển quốc tế, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn nắm giữ phần lớn thị phần phân phối trong nước.

"Hiện tại, các doanh nghiệp trong nước cung cấp hầu hết các dịch vụ logistics trong nước, bao gồm vận tải đường bộ, bến và cảng biển", ông Nguyễn Tương, Phó tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics cho biết.

Tuy nhiên, tình hình có thể sẽ thay đổi do nhiều doanh nghiệp logistics nước ngoài đã tiếp cận và tham gia vào thị trường Việt Nam. Bên cạnh Samsung, trước đây DHL Global và Kerry Logistics cũng thành lập liên doanh logistics tại Việt Nam để mở rộng thị trường. 

Vào tháng 5/2017, tờ Korea Economic Daily cho biết Công ty công nghiệp TaeKwang, một doanh nghiệp Hàn Quốc trong ngành dệt may đã bày tỏ sự quan tâm đến việc nắm giữ cổ phần của Tập đoàn Gemadept, một trong những công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực logistics.

Các doanh nghiệp logistics trong nước nếu vẫn tiếp tục theo đuổi chiến lược cũ mà không cung cấp bất kỳ dịch vụ mới nào, họ sẽ mất thị phần đáng kể vào tay các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh ngành logistics ở Việt Nam bùng nổ trong thời gian tới.

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Bất động sản -  22 phút

Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

Nhịp cầu kinh doanh -  27 phút

LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Doanh nghiệp -  1 giờ

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.

Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ

Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ

Tài chính -  1 giờ

Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.

Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn

Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn

Tài chính -  2 giờ

Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.

Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Tiêu điểm -  3 giờ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Tiêu điểm -  3 giờ

Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.