Tiêu điểm
Sản lượng ngành sản xuất tăng nhanh nhất kể từ tháng 11/2018
Tốc độ tăng trưởng trong ngành sản xuất của Việt Nam đã mạnh lên trong tháng 4 với sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới tăng nhanh hơn.
Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam đã tăng tháng thứ ba liên tiếp, đạt 54,7 điểm trong tháng 4 so với 53,6 điểm trong tháng 3, theo công bố từ IHS Market.
Số liệu mới nhất cho thấy các điều kiện hoạt động của lĩnh vực sản xuất cải thiện đáng kể, và đây là mức cải thiện mạnh nhất kể từ tháng 11/2018.
Ngành sản xuất tăng trưởng trong tháng 4 với các dấu hiệu cho thấy khách hàng đã sẵn sàng đặt những đơn hàng lớn hơn trước, trong bối cảnh nhu cầu nói chung đã cải thiện, và khả năng kiểm soát đại dịch Covid-19.
Tổng số lượng đơn đặt hàng mới tăng tháng thứ tám liên tiếp, và tốc độ tăng là nhanh nhất trong gần hai năm rưỡi. Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng tiếp tục tăng trong bối cảnh nhu cầu quốc tế cải thiện.
Số lượng đơn đặt hàng mới tăng dẫn đến sản lượng sản xuất tăng, và tăng trưởng cũng đạt mức nhanh nhất kể từ tháng 11/2018. Các công ty sản xuất hàng hóa tiêu dùng có mức tăng sản lượng mạnh nhất trong số ba lĩnh vực được khảo sát.

Các công ty đã tăng số lượng nhân công để tăng sản lượng khiến việc làm tăng tháng thứ ba liên tiếp, và đây trở thành mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 12/2018. Tuy nhiên, lượng công việc tồn đọng vẫn tăng do số lượng đơn đặt hàng mới tăng.
Cùng với việc tăng số lượng nhân viên, các công ty cũng tăng mạnh hoạt động mua hàng. Những người trả lời khảo sát cho biết việc tăng mua hàng hóa đầu vào là để vừa đáp ứng số lượng đơn đặt hàng mới tăng, vừa tăng hàng dự trữ nhằm hỗ trợ cho tăng sản lượng trong các tháng tới.
Kế hoạch tăng dự trữ hàng nhìn chung đã thành công trong tháng 4, với cả tồn kho hàng mua và hàng thành phẩm đều tăng. Trong cả hai trường hợp, tốc độ tăng là mạnh và nhanh hơn so với cuối quý trước.
Có một số dấu hiệu cho thấy mức độ gián đoạn chuỗi cung ứng đã bớt nghiêm trọng trong tháng 4.
Trong khi thời gian giao hàng của nhà cung cấp tiếp tục kéo dài, mức độ suy giảm năng lực của người bán hàng là nhỏ và là nhẹ nhất kể từ tháng 9 năm ngoái. Ở những nơi thời gian giao hàng bị kéo dài, có những báo cáo nhắc đến tình trạng khan hiếm nguồn cung và những khó khăn trong khâu chuyển hàng toàn cầu.
Tình trạng khan hiếm nguồn cung và chi phí vận chuyển tăng tiếp tục làm giá cả đầu vào tăng. Mức độ tăng chi phí vẫn lớn và chỉ chậm hơn một chút so với tháng 3.
Về phần mình, các công ty tăng mạnh giá bán hàng, với tốc độ tăng giá nhanh hơn và trở thành mức nhanh nhất trong gần một thập kỷ.
Kỳ vọng đại dịch Covid-19 sẽ vẫn được kiểm soát dẫn đến nhu cầu tăng và việc đưa ra các dòng sản phẩm mới, đã hỗ trợ niềm tin của các công ty về triển vọng sản lượng trong 12 tháng tới.
Andrew Harker, Giám đốc kinh tế tại IHS Market, đánh giá theo khảo sát chỉ số PMI mới nhất, lĩnh vực sản xuất Việt Nam đã khởi sắc vào đầu quý II/2021. Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh nhất kể từ cuối năm 2018, và có những báo cáo đầy khích lệ rằng, khách hàng thường sẵn sàng đặt các đơn hàng lớn với niềm tin mạnh mẽ vào sự bền vững của bức tranh tăng trưởng hiện tại.
Tương tự như vậy, các nhà sản xuất cũng tăng hoạt động mua hàng và tăng hàng tồn kho để sẵn sàng tăng sản lượng trong các tháng tới.
Áp lực lạm phát vẫn cao khi giá cả đầu ra tăng với tốc độ nhanh nhất trong gần một thập kỷ.
Tuy nhiên, cũng có những dấu hiệu cho thấy mức độ trầm trọng của những khó khăn trong chuỗi cung ứng có thể giảm bớt, và hy vọng điều này sẽ giảm một phần áp lực lên giá cả, vị chuyên gia nhận định.
Nấc thang tăng trưởng mới của ngành sản xuất
Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Thế Giới Di Động nhận tín dụng thương mại liên kết bền vững
Con số tín dụng trong thương vụ này không được tiết lộ, nhưng sẽ giúp Thế Giới Di Động hỗ trợ vốn lưu động.
Quan hệ Việt Nam – Singapore đang phát triển nhanh và sâu rộng
Việt Nam và Singapore tăng cường hợp tác toàn diện, mở rộng đầu tư, kinh tế số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Ước mơ có nhà và cám dỗ từ những gói vay 'rẻ như cho'
Người trẻ đứng trước cơ hội vay mua nhà với lãi suất thấp, song đằng sau đó là bài toán lãi suất thả nổi và đòn bẩy tài chính quá khả năng.
Thách thức tại VIB khi nhu cầu vay mua nhà suy yếu
Lần đầu tiên sau gần 10 năm, VIB phải dịch chuyển hướng các khoản vay ra khỏi lĩnh vực bán lẻ.
VietCredit hợp tác với KiotViet cho ra mắt sản phẩm Tin Vay Biz hướng tới hộ kinh doanh
Sau những bước đầu thành công với sản phẩm Tin Vay cho vay cá nhân hoàn toàn trực tuyến, VietCredit (Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt) tiếp tục mở rộng thị phần và lĩnh vực hoạt động bằng việc cho ra mắt thương hiệu Tin Vay Biz – sản phẩm cho vay hộ kinh doanh và tiểu thương, với đối tác đầu tiên - nền tảng phần mềm quản lý bán hàng KiotViet.
Đột phá tiện ích, hạ tầng: Bước đà đưa Vinhomes Royal Island cất cánh
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.