Leader talk

Sản phẩm điện tử 'Made in Vietnam': Giấc mơ còn xa?

Kiều Mai Thứ tư, 29/11/2017 - 09:50

Kỳ vọng tạo ra sản phẩm Made in Vietnam là hợp lý nhưng tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp nội trong giá trị sản xuất toàn ngành cũng như vị trí trong chuỗi giá trị thế giới mới chính là yếu tố quyết định thành bại của doanh nghiệp điện tử Việt Nam.

Sản xuất bản mạch. Ảnh minh họa

Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp điện tử có những bước tăng trưởng ấn tượng về cả tốc độ tăng chỉ số sản xuất, tiêu thụ, thu hút FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) và tỷ lệ đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Sản phẩm điện thoại và linh kiện hiện là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu, tạo ra thay đổi lớn đối với danh mục các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm gần đây khi đã xuất hiện các sản phẩm công nghệ cao với tỷ trọng lớn.

Ngành công nghiệp điện tử cũng trở thành một điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI với hơn 10 tỷ USD đã được đầu tư từ các tên tuổi lớn như Samsung, Foxconn, LG, Intel, Panasonic… Những doanh nghiệp này không chỉ góp phần tạo ra việc làm mà còn là động lực tạo ra doanh thu và giúp ngành điện tử Việt Nam phát triển.

Mặc dù vậy, các doanh nghiệp nội địa trong ngành lại có vẻ như đang tụt lại khá xa khi đóng góp không đáng kể vào sự phát triển chung cũng như không tận dụng được những lợi ích mà các doanh nghiệp FDI mang lại. Ngay cả các doanh nghiệp điện tử trước đây có liên doanh với các doanh nghiệp ngoại trên cũng rơi vào khó khăn khi không thể tham gia được vào chuỗi vật tư, linh kiện phụ trợ theo chân các hãng này.

Để làm rõ hơn mối liên kết này cũng như tìm kiếm những giải pháp cho doanh nghiệp nội, TheLEADER đã có cuộc trao đổi với bà Đỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam.

Sản phẩm điện tử 'Made in Vietnam': Giấc mơ còn xa?
Bà Đỗ Thị Thúy Hương (người đứng phát biểu)

Bà đánh giá như thế nào về việc liên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử thời gian qua?

Bà Đỗ Thị Thúy Hương: Việc liên kết hiện nay đã có sự khởi sắc hơn so với những năm trước đây nhờ vào sự nỗ lực của cả hai phía.

Các doanh nghiệp nội ngày càng tự nâng cao năng lực về công nghệ, quản trị cũng như năng lực tài chính. Ngoài ra còn tăng cường marketing, xuất khẩu; mạnh dạn đầu tư thiết bị mới và tích cực tham gia vào các triển lãm của các doanh nghiệp nước ngoài.

Tôi cũng đánh giá cao các doanh nghiệp FDI như Samsung hay Canon đã có những chương trình triển lãm, tư vấn, hỗ trợ nâng cao năng lực của doanh nghiệp nội để họ đủ khả năng trở thành nhà cung cấp. Và những hỗ trợ này thật sự thiết thực đối với doanh nghiệp Việt Nam.

Theo bà, việc liên kết tốt giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội trong chuỗi sản xuất sẽ tạo ra những lợi ích như thế nào?

Bà Đỗ Thị Thúy Hương: Theo tôi, có ba lợi ích chủ yếu doanh nghiệp nội có thể đạt được khi sở hữu mối liên kết tốt với các doanh nghiệp ngoại.

Thứ nhất là việc tận dụng được lợi thế so sánh về nhóm nhân tố tự nhiên. Doanh nghiệp Việt chủ yếu sẽ tạo ra công ăn việc làm, kiếm lợi nhuận từ việc khai thác và bán tài nguyên thiên nhiên. Mặc dù vậy, giá trị gia tăng hình thành từ đây không cao.

Thứ hai là việc tận dụng được nhóm nhân tố tích lũy, bao gồm năng lực công nghệ quốc gia, giáo dục đào tạo, trình độ phát triển… Khi tham gia vào chuỗi cung ứng tốt, doanh nghiệp Việt Nam không chỉ được hưởng lợi về công ăn việc làm mà còn được chia sẻ công nghệ quản lý, công nghệ sản xuất tiên tiến.

Thứ ba là lợi ích từ nhóm nhân tố thể chế, chính sách. Theo đó Chính phủ sẽ có những hành động cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư không chỉ cho doanh nghiệp FDI mà còn cho cả doanh nghiệp nội. Những cải thiện về môi trường chính sách sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm cơ hội tiếp cận với những trình độ sản xuất công nghiệp đa dạng và có giá trị cao.

Mặc dù có nhiều lợi ích như vậy nhưng hiện tại số lượng doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị chưa nhiều, theo bà đâu là nguyên nhân? 

Bà Đỗ Thị Thúy Hương: Các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực điện tử đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì vậy khó có thể đầu tư vào dây chuyền sản xuất hiện đại. Nhất là nếu có đầu tư thì khó có thể hiệu quả cao nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc tiêu thụ sản phẩm cũng như hỗ trợ đầu tư công nghệ.

Ngoài ra, so với các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp Việt Nam lại hầu như không nhận được nhiều sự hỗ trợ từ chính phủ như đất đai, thuế… Trong khi các tập đoàn điện tử như Samsung, LG, Intel được mang theo một số lượng lớn thiết bị công nghệ cũ thì các doanh nghiệp trong nước lại không được khuyến khích làm điều này.

Với chi phí bỏ ra quá lớn trong khi vốn, lãi vay, khả năng làm chủ thiết bị công nghệ lại hạn chế khiến doanh nghiệp Việt khó lòng tham gia vào chuỗi cung ứng cho các hãng.

Theo bà, để tăng cường được mối liên kết trên và đưa ngành điện tử trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn cũng như tạo ra các sản phẩm Made in Vietnam, doanh nghiệp Việt cần có chiến lược và chính sách như thế nào?

Th.s. Đỗ Thị Thúy Hương: Như tôi đã có trao đổi với Samsung và Canon – hai doanh nghiệp nước ngoài có số lượng nhà cung ứng lớn nhất tại Việt Nam trong ngành công nghiệp điện tử thì điều họ cho là quan trọng nhất đối với doanh nghiệp chính là đầu óc mong muốn đổi mới và cải tiến của những người giám đốc điều hành. Ngoài ra bản thân doanh nghiệp cũng phải muốn mong muốn thay đổi công tác quản lý sao cho phù hợp với yêu cầu từ đối tác.

Về kì vọng tạo ra sản phẩm Made in Vietnam, tôi cho rằng là hợp lý. Chúng ta cố gắng có được sản phẩm Made in Vietnam nhưng trong quá trình thực hiện chúng ta cũng phải đặt ra câu hỏi là liệu điều này có thật sự cần thiết hay không.

Chúng ta có thể xem xét đến tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp nội trong giá trị sản xuất ngành công nghiệp điện tử cũng như giá trị đóng góp trong chuỗi giá trị thế giới và xem chúng ta đang ở vị trí nào. Đó mới là yếu tố quyết định chứ không phải cứ sản xuất được sản phẩm Made in Vietnam là chúng ta thành công.

Các chính sách quy định công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghiệp điện tử đã có và đang tiếp tục hoàn thiện và doanh nghiệp đều đánh giá cao sự hỗ trợ này từ Chính phủ.

Tuy nhiên, để những chính sách này đi vào thực tế thì cần sự nỗ lực rất lớn trong việc thực thi của các bộ, ngành cũng như sự bố trí đủ nguồn lực về mặt tài chính và con người.

Xin cám ơn bà!

Phó tổng giám đốc Samsung Việt Nam: Tỷ lệ nội địa hóa không thể nhảy vọt được

Phó tổng giám đốc Samsung Việt Nam: Tỷ lệ nội địa hóa không thể nhảy vọt được

Tiêu điểm -  6 năm
Trong một cuộc trao đổi ngắn với TheLEADER, ông Bang Hyun Woo, Phó tổng giám đốc phụ trách đối ngoại Công ty Samsung Việt Nam khẳng định việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa tại Việt Nam là một trong những chính sách của Samsung trong những năm tới.
Phó tổng giám đốc Samsung Việt Nam: Tỷ lệ nội địa hóa không thể nhảy vọt được

Phó tổng giám đốc Samsung Việt Nam: Tỷ lệ nội địa hóa không thể nhảy vọt được

Tiêu điểm -  6 năm
Trong một cuộc trao đổi ngắn với TheLEADER, ông Bang Hyun Woo, Phó tổng giám đốc phụ trách đối ngoại Công ty Samsung Việt Nam khẳng định việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa tại Việt Nam là một trong những chính sách của Samsung trong những năm tới.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Tiêu điểm -  18 phút

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Tiêu điểm -  55 phút

Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.

Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô

Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.

PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học

PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.

Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc

Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc

Tiêu điểm -  2 giờ

Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  18 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

Nhịp cầu kinh doanh -  18 giờ

SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.