Phát triển bền vững

Điện than cận kề cái kết

Nhật Minh Thứ hai, 16/05/2022 - 10:05

Dịch chuyển trong hành động của hàng loạt quốc gia theo những cam kết khí hậu cho thấy sự phát triển nhiệt điện than đang đi vào những thời khắc cuối cùng.

Những nhà máy điện than mới cuối cùng

2021 đánh dấu một năm quan trọng với quá trình toàn cầu chuyển đổi khỏi điện than mới, khi nhiều quốc gia cam kết xoay chuyển tương lai năng lượng phụ thuộc ít nhất vào điện than, và hàng loạt công suất điện than tiền xây dựng bị hủy bỏ.

Phân tích của E3G/GEM – Cơ quan Giám sát năng lượng toàn cầu vào tháng 9 năm ngoái cho thấy, thế giới ghi nhận sự sụt giảm tới 76% công suất tiền xây dựng của các nhà máy điện than mới kể từ khi có Thỏa thuận Paris.

Làn sóng khai tử điện than dâng cao

Tính đến tháng 1/2022, công suất điện than tiền xây dựng ở mức 280GW trên toàn cầu, tương đương với tổng công suất điện than hiện đang hoạt động của Mỹ và Nhật Bản cộng lại.

Tổng cộng, 65 quốc gia đã cam kết không xây dựng các nhà máy mới, tăng mạnh so với 36 quốc gia của tháng 1/2021, cho thấy tốc độ đáng kể mà các quốc gia đang chuyển hướng tránh xa điện than mới. Nhiều quốc gia hiện đã loại bỏ các dự án điện than được đề xuất. 

Một số quốc gia khác đã cho thấy ý định hành động tương tự, thông qua các bài phát biểu chính trị, ký kết điều khoản ‘không có điện than mới’ trong Tuyên bố chuyển đổi từ điện than sang điện sạch toàn cầu tại COP26, hoặc tham gia Hiệp ước Không có điện than mới.

Đơn cử, các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) tiếp tục quay lưng lại với điện than mới, khi 86% số quốc gia trong nhóm hiện không cân nhắc về công suất điện than mới. Số còn lại được GEM đánh giá khó có thể tiếp tục khi phụ thuộc vào nguồn trợ cấp công đang dần cạn kiệt dành cho điện than, cũng như bởi đi ngược lại các cam kết về khí hậu của lãnh đạo.

Ở phần còn lại của thế giới – không bao gồm Trung Quốc, sự chuyển hướng khỏi điện than mới cũng đang gia tăng. 27 quốc gia vẫn đang cân nhắc các dự án mới với tổng công suất 108GW, nhưng trong số các quốc gia này, tất cả đề xuất đối với Maroc, Bờ biển Ngà, Djibouti, Papua New Guinea, Sri Lanka và Uzbekistan được coi là tạm dừng hoặc hủy bỏ tính đến năm 2021, GEM cho biết.

Nhiệt điện than cận kề cái kết
Các quốc gia có nhà máy tiền xây dựng tính đến tháng 1/2022, ngoại trừ Trung Quốc (GW). Nguồn: GEM.

Những cản trở về kinh tế, cùng với khả năng mất mát nguồn tài chính công chủ chốt từ Trung Quốc – theo tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Bình, châu Phi sẽ rất khó có thể tiến hành các dự án mới.

Tại Nam và Đông Nam Á – khu vực hiện chiếm 65% các đề xuất bên ngoài Trung Quốc, các cam kết cấp độ nhà nước và những cản trở kinh tế nghiêm trọng ở Ấn Độ, cùng với các tín hiệu chính trị tránh các nguồn điện than mới ở Pakistan và Bangladesh, cho thấy nhiều đề xuất về điện than có thể bị hủy bỏ trong suốt năm 2022.

Mặc dù các đề xuất quan trọng vẫn được đưa ra ở Indonesia, Việt Nam và Lào, các cuộc đối thoại chính trị vẫn đang tiếp diễn, và các quy trình lập kế hoạch về năng lượng ngày càng làm nổi bật những rủi ro liên quan đến điện than mới.

“Nhìn chung, sự chuyển dịch toàn cầu khỏi điện than mới ngày càng cô lập Trung Quốc. Đây là xu hướng có khả năng tiếp tục đến năm 2022 khi các nước tiếp tục loại bỏ các nhà máy còn lại, đặc biệt nếu Trung Quốc thực hiện cam kết không còn xây dựng nhà máy điện than ở nước ngoài”, GEM phân tích.

Nguồn tài trợ công cạn kiệt

2021 cũng đánh dấu chấm cho nguồn tài trợ công quốc tế cho điện than, khi chính phủ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc – những người cho vay hàng đầu – đều cam kết chấm dứt hỗ trợ công cho các nhà máy điện than mới, theo sau cam kết của tất cả các nước thuộc G20.

Điện than Việt Nam nhận tài chính từ đâu?

Với sự rời bỏ của ba quốc gia châu Á này và G20, về cơ bản, không còn nhà tài trợ công quốc tế đáng kể nào cho các nhà máy điện than mới ở nước ngoài.

Một số công ty thương mại và ngân hàng ở Nhật Bản đã bắt đầu rút khỏi lĩnh vực than, bao gồm Daiichi Life Insurance, Sumitomo Mitsui Financial Group, Marubeni Corporation, Mitsui &Co., và Mitsubishi Corporation.

Một số tổ chức tài chính tư nhân và công ty của Hàn Quốc cũng đã tuyên bố chấm dứt ủng hộ các dự án điện ở nước ngoài, bao gồm KB Financial Group, Shinhan, KEB Hana và Samsung.

Tác động lớn nhất từ các cam kết có khả năng sẽ đến từ Trung Quốc, khi ông Tập tuyên bố vào tháng 9/2021 tại Đại Hội đồng Liên Hợp quốc rằng Trung Quốc sẽ “không xây dựng các dự án nhiệt điện than mới ở nước ngoài”.

Ngân hàng Trung Quốc đã tuyên bố sẽ không còn cung cấp nguồn tài trợ cho các dự án điện than và khai thác than mới bên ngoài Trung Quốc kể từ ngày 1/10/2021.

Đến nay, Trung Quốc đang đề xuất tài trợ cho 56 nhà máy điện than nước ngoài với tổng công suất 52,8GW, theo dữ liệu từ Cơ quan Theo dõi tài trợ công về điện than toàn cầu thuộc GEM.

Nếu tuyên bố của Trung Quốc loại trừ bất kỳ nguồn tài trợ công nào trong tương lai, tất cả 56 nhà máy điện than có nguy cơ bị hủy bỏ, do thiếu các lựa chọn tài trợ khác ở cả quốc tế và nước sở tại.

Tuy nhiên, GEM lưu ý vẫn cần xem xét kỹ ý nghĩa và phạm vi đầy đủ của cam kết từ Trung Quốc. Việc sử dụng thuật ngữ “mới” trong tuyên bố của ông Tập có thể ngụ ý rằng các dự án có hợp đồng đã ký kết, và những dự án còn trong kế hoạch và phát triển trước khi tuyên bố có thể được loại trừ khỏi tuyên bố.

Dù vậy, trong bối cảnh nguồn tài trợ công trực tiếp dành cho điện than thu hẹp, bất kỳ dự án điện than mới nào cũng có thể sẽ cần đến những sự trợ cấp đáng kể của chính phủ và nguồn tài trợ tư nhân trong nước để được xây dựng.

Đây sẽ là một thách thức khi nhiều ngân hàng tại các nước không đủ vốn tài trợ cho các nhà máy điện than mới quy mô lớn. Do đó, viễn cảnh bổ sung công suất điện than được đề xuất trong quá trình xây dựng hoặc vận hành ngày càng mờ nhạt. 

Con đường duy nhất cho ngành năng lượng Việt Nam

Con đường duy nhất cho ngành năng lượng Việt Nam

Leader talk -  2 năm
Trước khi có thể tiến tới sử dụng các sản phẩm năng lượng sạch như mục tiêu đầy tham vọng tại COP26, Việt Nam cần vượt qua những thách thức trong đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế.
Con đường duy nhất cho ngành năng lượng Việt Nam

Con đường duy nhất cho ngành năng lượng Việt Nam

Leader talk -  2 năm
Trước khi có thể tiến tới sử dụng các sản phẩm năng lượng sạch như mục tiêu đầy tham vọng tại COP26, Việt Nam cần vượt qua những thách thức trong đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế.
Kẻ ngược đường trong cuộc chơi điện than

Kẻ ngược đường trong cuộc chơi điện than

Phát triển bền vững -  2 năm

Trong khi phần lớn thế giới đang cam kết và hành động cắt giảm điện than vì mục tiêu khí hậu, Trung Quốc lại cho thấy sự gia tăng đáng chú ý, chiếm tới 56% lượng bổ sung mới.

Thời khó của nhiệt điện than

Thời khó của nhiệt điện than

Phát triển bền vững -  2 năm

Các doanh nghiệp nhiệt điện than đang phải đối mặt với thách thức từ nhiều phía, như nguồn nguyên liệu đầu vào đắt đỏ hơn, ít nguồn vốn hỗ trợ hơn, hay cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các nguồn năng lượng tái tạo.

Nhiệt điện sạch: Giải pháp cho các nhà máy điện than?

Nhiệt điện sạch: Giải pháp cho các nhà máy điện than?

Phát triển bền vững -  2 năm

Các nhà máy nhiệt điện của Nhật Bản đang có kế hoach thay thế dần than bằng amoniac và hydro để đạt được mục tiêu trung hòa carbon, thay vì chấp nhận đóng cửa.

Nhiệt điện than: Đừng tưởng rẻ

Nhiệt điện than: Đừng tưởng rẻ

Phát triển bền vững -  2 năm

Không chỉ nhằm mục đích giảm phát thải, chống biến đổi khí hậu, điện than cần được điều chỉnh giảm dần khỏi lưới điện quốc gia vì nguồn khoáng sản than đang ngày càng cạn kiệt.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  10 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  13 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  13 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  14 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Hồ sơ quản trị -  14 giờ

Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.

Đọc nhiều