Tiêu điểm
Sau adayroi, lotte.vn sẽ đến lượt ai đóng cửa?
Thương mại điện tử là một cuộc chơi ngốn tiền kinh khủng, nên chỉ có những doanh nghiệp lớn, đã có các danh mục khác sinh lợi ổn định và có thể trích lãi từ chỗ khác đắp vào mới có thể tiếp tục; còn không thì không thể trụ được lâu.
Tại sao dừng ở thời điểm này?
Ai đã từng làm quản lý doanh nghiệp thì sẽ hiểu. Cuối năm là giai đoạn các doanh nghiệp hoạch định kinh doanh cho năm sau. CEO và HĐQT sẽ phải đánh giá lại tình trạng kinh doanh hiện tại cũng như là triển vọng năm sau của từng danh mục kinh doanh, và sẽ đưa ra quyết định liệu có tiếp tục rót tiền vào bù cho những danh mục lỗ kéo dài hay không.
Những danh mục nào đang tuyên bố chấm dứt kinh doanh ở thời điểm này chính là những danh mục bị lỗ kéo dài, trong khi ban lãnh đạo doanh nghiệp chưa nhìn thấy tia sáng nào ở cuối đường hầm trong năm sau, nên họ không đưa vào trong kế hoạch kinh doanh năm sau của doanh nghiệp. Và vì không được đưa vào trong kế hoạch kinh doanh, tức là không được phân bổ ngân sách để tiếp tục hoạt động nữa thì phải dừng lại, xem như chấp nhận danh mục đầu tư này bị thất bại.
Tôi đánh giá cao những ai đã đưa ra quyết định ngưng kinh doanh những danh mục lỗ. Họ là người lãnh đạo dũng cảm và có trách nhiệm. Có nhiều trường hợp thì dù thấy không triển vọng gì, không hy vọng gì, nhưng sợ rằng nếu đóng cửa thì tức là chấp nhận thất bại, chấp nhận mình phạm sai lầm, sẽ ảnh hưởng đến uy tín cá nhân, nên một số lãnh đạo sẽ cố kéo dài được chừng nào hay chừng đó, rồi tìm cách giấu bớt chi phí để giảm lỗ trên sổ sách.
Và như thế là tiếp tục gây ra tổn thất cho doanh nghiệp, thay vì ngưng để chuyển vốn và nguồn lực ấy sang một danh mục, lĩnh vực khác có hiệu quả hơn.
Gặp những trường hợp như thế này thì rất khó tư vấn. Quan điểm của chúng tôi là nếu thấy không hiệu quả, cũng không thấy có triển vọng gì trong vài năm đến, thì nên dừng ngay để giảm tổn thất tài chính và đỡ mất thời gian. Coi nguồn lực còn được gì thì chuyển sang làm cái khác, may ra có cơ hội tốt hơn. Còn hơn là để mất vốn rồi, mà nợ nần chồng chất thì làm sao mà làm lại?

Ai sẽ nối gót?
Tôi cho rằng sẽ còn một số mạng thương mại điện tử (và cả chuỗi bán lẻ trong nước) tiếp tục đóng cửa chứ chưa dừng ở đây.
Thương mại điện tử là một cuộc chơi ngốn tiền kinh khủng, nên chỉ có những doanh nghiệp lớn, đã có các danh mục khác sinh lợi ổn định và có thể trích lãi từ chỗ khác đắp vào mới có thể tiếp tục. Còn không thì không thể trụ được lâu.
Vấn đề thứ hai đối với bán lẻ nói chung, thương mại điện tử nói riêng là khả năng tiếp cận nguồn cung. Muốn phân phối thương mại, bán lẻ phát triển thì phải gần nguồn cung, và nguồn cung phải cạnh tranh về mặt chất lượng, số lượng lẫn giá thành.
Điểm này thì tôi đã khuyến cáo cách đây nhiều năm khi nhà nước mở cửa biên giới cho hàng tiêu dùng Trung Quốc đổ vào Việt Nam với giá rẻ mạt, khiến ngành sản xuất tiêu dùng còn non trẻ của Việt Nam bị bóp nghẹt. Hệ lụy là các kênh phân phối, bán lẻ của Việt Nam cũng sẽ bị suy yếu về năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế.
Phân phối và sản xuất là như răng với môi, đi chung với nhau, yếu anh này thì anh kia yếu theo. Đây là kinh nghiệm mà tôi có được sau 10 năm làm marketing vùng châu Á – Thái Bình Dương. Rất tiếc là những kinh nghiệm quí báu không được khai thác, sử dụng để làm lợi cho doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam.
Bây giờ, có lẽ do thấy mất kiểm soát ngành phân phối bán lẻ thì đó là một thua thiệt cho doanh nghiệp sản xuất trong nước, nên nhà nước mới khuyến khích các doanh nghiệp lớn phát triển phân phối bán lẻ. Nhưng theo tôi, tình hình đã quá muộn. Lúc này mới nhận ra vấn đề và mới hành động thì đã muộn, sẽ rất khó khăn, vì đã ký nhiều thỏa thuận mở cửa thị trường cho hàng ngoại, doanh nghiệp ngoại vào làm bán lẻ rồi, không rút lại được. Có làm khó họ bằng cách này cách khác thì cũng chỉ có thể kéo dài thêm vài năm thôi.
Mấy năm trước tôi cũng đã đưa ra nhận định rằng, chỉ có mô hình chủ yếu phân phối hàng hóa trong nước sản xuất (chẳng hạn như mô hình Co.op Mart) là có thể tồn tại. Còn những kênh, mạng bán lẻ hướng đến thị trường cao cấp hơn, hoặc những ngành hàng mà Việt Nam không có thể mạnh sản xuất thì về lâu dài sẽ khó mà thành công.
Những kênh, mạng bán lẻ đang kinh doanh trong các ngành phụ thuộc nguồn cung ngoại sẽ bị giảm dần doanh thu trong quá trình hội nhập do yếu tố cạnh tranh. Và cuối cùng sẽ phải nhường sân này lại cho các mạng, chuỗi bán lẻ ngoại. Nếu nhà nước siết về mặt quản lý (chống hàng giả, hàng nhái, hàng trốn thuế...) thì họ đóng cửa càng sớm hơn.
Bạn mua một món hàng trị giá có vài chục ngàn đồng Việt Nam trên các mạng bán lẻ của Trung Quốc, cũng được họ vận chuyển và giao đến nhà miễn phí. Tức là họ bán hàng ngoại nhập theo điều kiện hàng nội địa. Mạng bán lẻ nào, doanh nghiệp nào của Việt Nam có thể làm được điều này?
Muốn tồn tại được thì phải có năng lực cạnh tranh. Muốn có năng lực cạnh tranh thì phải có chiến lược lâu dài.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp lớn nằm ở chiến lược phát triển (growth strategy), tức là phải có chiến lược danh mục (portfolio strategy) tốt, và có hệ thống quản lý (organization and management system) hữu hiệu.
Còn năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ thì chủ yếu nằm ở tầm đơn vị kinh doanh (business level), tức là mô hình kinh doanh (business model) và phương thức tiếp thị (marketing mix).
(*) Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Đỗ Hoà, CEO Tinh Hoa Quản Trị.
Trang thương mại điện tử Lotte.vn dừng hoạt động
Thaco xây dựng khu công nghiệp cơ khí 75.000 tỷ đồng tại Bình Dương
Thaco chính thức được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp cơ khí 786ha tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư hơn 75.000 tỷ đồng.
100 năm báo chí cách mạng Việt Nam: Chuyển mình trong kỷ nguyên mới
Đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới, đòi hỏi báo chí cũng phải vươn lên, tự làm mới mình, theo kịp dòng chảy của cuộc sống, thời đại.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Tiếp tục dựa vào vốn ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro hệ thống
Dư nợ tín dụng đến cuối năm 2024 đã đạt mức 134% GDP. Việc phụ thuộc lớn vào vốn tín dụng ngân hàng tiềm ẩn rủi ro hệ thống, có thể gây hệ lụy cho nền kinh tế.
Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
Sáng 19/6, tại Hà Nội, Hội Báo toàn quốc 2025 với chủ đề Báo chí Việt Nam: Trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã chính thức được khai mạc.
Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài chính về việc bỏ thuế khoán
Từ 2026, thuế khoán sẽ bị bãi bỏ, hàng triệu hộ kinh doanh loay hoay chuẩn bị, trong khi Bộ Tài chính khẳng định hỗ trợ toàn diện.
The Komorebi: Chạm vào triết lý sống trường thọ của người Nhật
Không phải ngẫu nhiên Nhật Bản luôn nằm trong nhóm quốc gia có tuổi thọ người dân và chỉ số hạnh phúc cao nhất thế giới. Lối sống thanh nhã, gắn với thiên nhiên và triết lý nuôi dưỡng thân - tâm - trí đã tạo nên một chất sống khiến cả thế giới ngưỡng mộ. Và giờ đây, chất sống ấy đang hiện hữu tại The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Vũ Yên, Hải Phòng).
VinFast VF 7: SUV điện lý tưởng từ phố thị tới tỉnh xa
Chạy phố nhẹ nhàng, leo đèo vững chãi, sạc điện tiện lợi khắp nơi – VinFast VF 7 là chiếc SUV điện đúng nghĩa “một cho tất cả” dành cho người dùng ba miền.
Vải trứng Hưng Yên vào thực đơn Vietnam Airlines
Hãng hàng không quốc gia chính thức mang đến cho hành khách một trải nghiệm ẩm thực độc đáo với đặc sản vải trứng Hưng Yên trên nhiều chuyến bay nội địa và quốc tế.
AI không cướp ghế, nhưng thay đổi cách lãnh đạo cầm quyền
Trong kỷ nguyên số, nơi dữ liệu trở thành tài sản, AI không thay thế người lãnh đạo nhưng chắc chắn đang thay đổi cách vận hành và tư duy quản trị.
Thaco xây dựng khu công nghiệp cơ khí 75.000 tỷ đồng tại Bình Dương
Thaco chính thức được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp cơ khí 786ha tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư hơn 75.000 tỷ đồng.
Quỹ K Coffee & Cherry trao tặng 200 triệu đồng cho các em nhỏ tại Bệnh viện Nhi đồng 1
Khoản hỗ trợ là một phần doanh thu trong chuỗi triển lãm tranh được tổ chức tại các cửa hàng của K Coffee.
CEO SSI Digital: Cá lớn khó 'nuốt' cá bé ở thị trường tài sản số
So với chứng khoán, tài sản số dường như có nhiều "luật chơi" khác biệt, từ điều kiện vốn thành lập sàn giao dịch, tư duy quản lý cho tới vận hành.